[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Tổng đàn lợn cả nước tháng 9/2021 khoảng 28 triệu con, tăng 5%. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, nhu cầu giảm nhiều nên lợn thịt đang bị ứ đọng khoảng 30%, giá xuống thấp, người chăn nuôi, đặc biệt là chăn nuôi nhỏ lẻ đang bị lỗ nặng.
Tại hội nghị trực tuyến Phát triển chăn nuôi các tháng cuối năm 2021 và kế hoạch năm 2022 được tổ chức sáng ngày 8/10/2021, lãnh đạo Cục Chăn nuôi cho biết, những tỉnh có đàn lợn lớn như Đồng Nai, Hà Nội, Bình Phước, Bắc Giang, Thanh Hóa; sản lượng thịt lợn hơi cả nước trong 9 tháng đầu năm ước đạt khoảng 2,9 triệu tấn, 16 doanh nghiệp chăn nuôi lớn duy trì phát triển hiện tổng đàn lợn thịt trên 6 triệu con. Vừa qua do giãn cách xã hội, nhu cầu giảm nhiều, nên đàn lợn quá lứa còn ứ đọng lại trong chuồng chưa xuất bán khoảng 30%.
09 tháng đầu năm 2021, giá lợn thịt lợn hơi xuất chuồng theo xu hướng giảm từ tháng 3, 4 (giá bình quân khoảng 70.000-75.000 đg/kg) đến tháng 7, 8/2021 (giá bình quân từ 50.000-58.000 đồng/kg, có địa phương xuống dưới 50.000 đg/kg). Sang tháng 9/2021 giá tiếp tục giảm, tính đến thời điểm hiện tại, giá bình quân đang dao động từ 40.000-49.000 đg/kg tùy từng vùng, đặc biệt có một số địa phương do giãn cách xã hội giá xuống dưới 40 ngàn đồng/kg, lợn thịt quá lứa đang ứ đọng khoảng 30%.
Ngày 8/10/2021, bà Hoàng Tố Nga – Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Nam Định cho biết, giá lợn hơi trên địa bàn tỉnh chỉ còn 35.000 đồng/kg. Nếu chăn nuôi khi mua con giống 2 triệu đồng/con thì giá thành khoảng 55.000 đồng/kg lợn hơi, như vậy người chăn nuôi lỗ 2 triệu đồng/con.
Trong khi đó, giá thành sản xuất nếu chăn nuôi theo chuỗi từ nuôi lợn nái đến nuôi lợn thịt giá thành khoảng 45.000-50.000 đg/kg; chăn nuôi phải mua con giống giá thành khoảng từ 53.000-60.000 gđ/kg. Như vậy với mức giá lợn hơi trên thị trường hiện nay thì người chăn nuôi cũng không còn thu được lợi nhuận như các tháng đầu năm 2021. So với giá bình quân năm 2020, mức giá hiện tại đã giảm mạnh từ 25.000-30.000 đg/kg. Mặc dù giá lợn hơi giảm mạnh nhưng giá thịt lợn tại các cửa hàng thịt, các chợ truyền thống và các siêu thịt vẫn cao do các chi phí liên quan đồng loạt tăng, đặc biệt là chi phí vận chuyển và chi phí phòng chống dịch. Trong bối cảnh đó, giá thức ăn chăn nuôi thành phẩm cho lợn tiếp tục tăng nhẹ so với tháng 8/2021, cụ thể: TAHH hoàn chỉnh cho lợn thịt 60 kg đến xuất chuồng 12.177,5 đg/kg (tăng 1,2%);
Bảng 2. Diễn biến đàn lợn năm 2021 tại các vùng sinh thái (con)
01/01/2021 |
01/4/2021 |
01/7/2021 |
01/10/1021 |
|
Cả nước |
26.311.822 |
26.579.952 |
27.439.023 |
28.041.343 |
ĐB Sông Hồng |
5.322.795 |
5.267.644 |
5.474.815 |
5.460.699 |
Miền núi và Trung du |
6.187.319 |
6.091.128 |
6.290.973 |
6.406.362 |
Bắc Trung Bộ & DHMT |
5.354.407 |
5.473.196 |
5.610.734 |
5.696.571 |
Tây Nguyên |
1.938.435 |
1.898.867 |
1.994.065 |
2.259.872 |
Đông Nam Bộ |
5.051.630 |
5.518.721 |
5.640.925 |
5.725.114 |
ĐB sông Cửu Long |
2.457.236 |
2.330.396 |
2.427.511 |
2.492.725 |
Về tình hình Dịch tả lợn châu Phi, từ đầu năm 2021 đến ngày 05/10/2021, cả nước đã xảy ra 1.834 ổ dịch tại 1.672 xã, 304 huyện thuộc 53 tỉnh, thành phố. Tổng số lợn tiêu hủy 112.092 con (tăng hơn 2 lần so với cùng kỳ năm 2020).Tổng trọng lượng tiêu hủyước tính trên5.500 tấn (chi tiết tại phụ lục I). Hiện nay, cả nước có 497 ổ dịch tại 149 huyện của 37 tỉnh, thành phố chưa qua 21 ngày; tổng số lợn tiêu hủy là 40.719 con.
Trong bối cảnh thịt lợn trong nước đang dư thừa thì theo Tổng cục Hải quan, lượng nhập khẩu thịt các loại trong 8T/2021 lượng nhập khẩu thịt đạt hơn 681,7 nghìn tấn, trị giá đạt hơn 1,4 tỷ USD, tăng 4,4% về lượng và tăng 18,9% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, nhập khẩu thịt lợn đạt hơn 256,8 nghìn tấn, trị giá đạt hơn 507,8 triệu USD, tăng 62,2% về lượng và tăng 83,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020. Thịt gà đông lạnh đạt hơn 167,8 nghìn tấn, trị giá đạt hơn 148,8 triệu USD, giảm 23,8% về lượng và giảm 26,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.
Tháng 8/2021, xuất khẩu thịt và sản phẩm thịt của Việt Nam đạt 1,04 nghìn tấn, trị giá 4,92 triệu USD, giảm 31% về lượng và giảm 4,9% về trị giá so với tháng 7/2021. Xuất khẩu thịt và sản phẩm thịt giảm là do xuất khẩu sang một số thị trường chủ chốt như Thái Lan, Trung Quốc, Bỉ, Ca-na-da… giảm mạnh. Lũy kế 8 tháng đầu năm 2021, Việt Nam xuất khẩu được 12,03 nghìn tấn thịt và sản phẩm thịt, trị giá 45,45 triệu USD.
Cục chế biến và phát triển thị trường Nông sản dự báo, sản lượng tiêu thụ thịt lợn trong nước tiếp tục duy trì ở mức thấp hơn trước khi có dịch Covid-19 và dịch bệnh tả lợn châu Phi (do thói quen tiêu dùng thay đổi khi chuyển từ thịt lợn sang các sản phẩm thay thế, do chuyển một phần nhu cầu từ thịt nóng sang thịt đông lạnh nhập khẩu, do thu nhập của các hộ có thu nhập thấp bị giảm). Sản lượng ở mức thấp còn do nguyên nhân các hộ chăn nuôi, doanh nghiệp chăn nuôi quy mô nhỏ lẻ có xu hướng không tái đàn khi giá bán đầu ra giảm, chi phí đầu vào (đặc biệt là thức ăn chăn nuôi) tăng cao nên thua lỗ.
Lượng nhập khẩu thịt lợn đông lạnh tiếp tục tăng nhanh, do các nước xuất khẩu lớn như EU, Braxin… dư thừa về sản lượng (thị trường nhập khẩu lớn nhất là Trung Quốc giảm nhập khẩu), có giá rẻ hơn so với giá thành sản xuất của Việt Nam
Về giá sẽ vẫn duy trì ở mức thấp do thị trường trong nước liên thông với thị trường nước ngoài. Tuy nhiên, do tỷ lệ chăn nuôi nhỏ lẻ ở nước ta còn chiếm tỷ trọng lớn nên khâu sản xuất không gắn với liên kết chuỗi, khi giá lên thì nuôi, giá xuống treo chuồng nên thị trường thịt vẫn có biến động giá tăng giảm theo chu kỳ sản xuất (lợn 5-7 tháng, gà lông trắng 40-45 ngày, gà lông màu khoảng 66-70 ngày).
Hà Ngân
Giá trị sản xuất chăn nuôi tính chung 9 tháng đầu năm tăng 4,2%
Theo số liệu tổng hợp báo cáo của các địa phương và xây dựng phương án tăng trưởng năm 2021, tính chung 9 tháng đầu năm 2021, tổng sản lượng thịt hơi xuất chuồng ước đạt khoảng trên 4,7 triệu tấn, tăng khoảng 4,2% so với cùng kỳ năm 2020, trên 12 tỷ quả trứng và gần 900 ngàn tấn sữa; giá trị sản xuất lĩnh vực chăn nuôi ước tính tăng 4,2%.
- nhập khẩu thịt li>
- đàn lợn li> ul>
- Pháp: Nâng mức nguy cơ dịch Cúm gia cầm từ trung bình lên cao
- Liên minh Đổi mới ngành công nghiệp thịt heo Trung Quốc-ASEAN chính thức ra mắt
- Đồng vốn sinh lời từ mô hình kinh tế trang trại
- Hypor: Chăn nuôi heo bền vững từ con giống tốt
- Hà Tĩnh: Gần 80% trang trại chăn nuôi lợn quy mô lớn thiếu giấy phép môi trường
- Đồng Nai: Mô hình nuôi gà tre thảo mộc đạt OCOP đầu tiên
- Hiệu quả từ nghị quyết hỗ trợ tiêm phòng vắc-xin bảo vệ đàn vật nuôi
- Hải Dương: Đề xuất quy định các khu vực không được phép chăn nuôi thuộc nội thành
- Mô hình Nuôi heo đen sinh sản – cánh cửa mới cho người nghèo
- Áp dụng kỹ thuật mới cho mô hình chăn nuôi bò thịt vỗ béo
Tin mới nhất
T4,13/11/2024
- Pháp: Nâng mức nguy cơ dịch Cúm gia cầm từ trung bình lên cao
- Liên minh Đổi mới ngành công nghiệp thịt heo Trung Quốc-ASEAN chính thức ra mắt
- Đồng vốn sinh lời từ mô hình kinh tế trang trại
- Hypor: Chăn nuôi heo bền vững từ con giống tốt
- Hà Tĩnh: Gần 80% trang trại chăn nuôi lợn quy mô lớn thiếu giấy phép môi trường
- Đồng Nai: Mô hình nuôi gà tre thảo mộc đạt OCOP đầu tiên
- Hiệu quả từ nghị quyết hỗ trợ tiêm phòng vắc-xin bảo vệ đàn vật nuôi
- Hải Dương: Đề xuất quy định các khu vực không được phép chăn nuôi thuộc nội thành
- Mô hình Nuôi heo đen sinh sản – cánh cửa mới cho người nghèo
- Áp dụng kỹ thuật mới cho mô hình chăn nuôi bò thịt vỗ béo
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất