Giá TĂCN & NL thế giới tháng 11/2020 giảm trở lại sau chuỗi tăng 5 tháng liên tiếp, song vẫn tăng so với cùng tháng năm ngoái.Nguyên nhân chính do nhu cầu toàn cầu giảm, đặc biệt là nhu cầu từ Trung Quốc suy giảm, bất chấp nguồn cung thắt chặt bởi điều kiện thời tiết khô tại Nga, Mỹ và Argentina ảnh hưởng đến năng suất cây trồng ngô, đậu tương và lúa mì tại khu vực này. Trong khi đó, ngành chăn nuôi của Trung Quốc – nước tiêu thụ TĂCN & NL hàng đầu thế giới – dần hồi phục sau dịch tả lợn Châu Phi đã khiến hơn 1/2 số lượng đàn lợn của nước này bị tiêu hủy, đẩy nhu cầu TĂCN & NL tăng và hạn chế đà suy giảm giá.
Ngô:
Trong tháng 11/2020, giá ngô tại Chicago ở mức 167,43 USD/tấn, giảm 10,36% so với tháng 10/2020 song tăng 0,66% so với tháng 11/2019. Nguyên nhân chính là do nhu cầu từ Trung Quốc giảm, cùng với đó là giá dầu thô giảm khiến nhu cầu ethanol sản xuất từ ngô suy giảm.
Lúa mì:
Giá lúa mì biến động trái chiều, giảm tại thị trường Chicago và Nga song tăng tại Pháp, do nhu cầu suy giảm bất chấp nguồn cung toàn cầu giảm bởi thời tiết khô tại Nga, Mỹ và Argentina, ảnh hưởng đến năng suất cây trồng lúa mì. Trên sàn Chicago, giá lúa mì trong tháng 11/2020 giảm 4,81% so với tháng 10/2020 song tăng 4,41% so với tháng 11/2019 lên 233,4 USD/tấn. Đồng thời, giá xuất khẩu lúa mì loại 12,5% protein tại Nga kỳ hạn tháng 12/2020 trong tuần tính đến ngày 20/11/2020 giảm 2 USD xuống 252 USD/tấn, FOB, theo xu hướng giá lúa mì trên sàn Chicago giảm. Giá lúa mì kỳ hạn tháng 12/2020 trên sàn Euronext (Pháp) tăng 1 euro (tương đương 0,4%) lên 210,25 euro (249,4 USD)/tấn, do điều kiện thời tiết bất lợi tại một số nước xuất khẩu lúa mì chủ yếu.
Đậu tương:
Cùng với xu hướng giá ngô và lúa mì, giá đậu tương trên sàn Chicago trong tháng 11/2020 giảm 6,4% so với tháng 10/2020 song tăng 13,23% so với tháng 11/2019 lên 425,2 USD/tấn. Nguyên nhân chính do vụ thu hoạch đậu tương bội thu tại Mỹ – nước có sản lượng đậu tương hàng đầu thế giới và là nước xuất khẩu đậu tương lớn thứ 2 thế giới, trong khi nhu cầu của Trung Quốc – nước tiêu thụ TĂCN hàng đầu thế giới – suy giảm.
Nhập khẩu đậu tương của Trung Quốc trong tháng 10/2020 đạt 8,69 triệu tấn, giảm 11,3% so với 9,8 triệu tấn tháng 9/2020 song tăng 40,6% so với 6,18 triệu tấn tháng 10/2019. Tính chung, trong 10 tháng năm 2020 nhập khẩu đậu tương Trung Quốc đạt 83 triệu tấn, tăng 17% so với cùng kỳ năm ngoái, bao gồm các nguồn từ Mỹ, Brazil, Argentina và Uruguay. Dự kiến nhập khẩu đậu tương của nước này trong tháng 11/2020 đạt 9,7 triệu tấn và tháng 12/2020 đạt 7,8 triệu tấn. Dự kiến tổng nhập khẩu đậu tương của Trung Quốc năm 2020 sẽ đạt 101-105 triệu tấn, tăng so với 88,6 triệu tấn năm 2019.
Khô đậu tương:
Giá khô đậu tương tại thị trường Chicago trong tháng 11/2020 giảm 3,06% so với tháng 10/2020 song tăng 29,95% so với tháng 11/2019 lên 451,3 USD/tấn, do nhu cầu toàn cầu tăng chậm lại, đặc biệt từ Trung Quốc – nước có sản lượng khô đậu tương dự kiến đứng đầu thế giới năm 2020 (74 triệu tấn) và hầu như không nhập khẩu, đứng thứ hai là Mỹ đạt 45,8 triệu tấn. Trong khi đó, Việt Nam đứng thứ 2 thế giới sau EU-27 (18,75 triệu tấn) về nhập khẩu khô đậu tương và dự kiến đạt 5,35 triệu tấn trong năm 2020. Tồn trữ khô đậu tương của Trung Quốc tính đến ngày 12/11/2020 đạt 994.500 tấn, giảm từ mức cao kỷ lục 1,27 triệu tấn tính đến cuối tháng 8/2020.
Bột cá:
Giá bột cá tại thị trường Peru trong tháng 11/2020 giảm 0,74% so với tháng 10/2020 song tăng 4,9% so với tháng 11/2019 lên 1.427,62 USD/tấn. Nguyên nhân chính do nhu cầu bột cá suy giảm sau dịch tả lợn châu Phi, cùng với đó là sản lượng tăng.
Dự kiến tổng xuất khẩu bột cá toàn cầu năm 2020 sẽ đạt 2,67 triệu tấn, tăng 10,01% so với mức 2,427 triệu tấn cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, Peru đứng hàng đầu đạt 1,1 triệu tấn tăng 23,6% so với cùng kỳ năm ngoái, đứng thứ 2 là Chile đạt 210 nghìn tấn giảm 2,3%; Việt Nam đứng thứ 3 đạt 165 nghìn tấn – chiếm gần 36% sản lượng tăng 3,1%, sau cùng là Ma rốc đạt 156 nghìn tấn tăng 0,65%, tất cả đều so với cùng kỳ năm ngoái.
DỰ BÁO
Mặc dù, dịch tả lợn châu Phi trên thế giới đã được khống chế và kiểm soát thành công, một số nước vẫn phải đối mặt với tình trạng thiếu thịt nghiêm trọng và có nhu cầu thúc đẩy mạnh việc tái đàn. Đặc biệt Trung Quốc, dự kiến nhập khẩu thịt lợn của nước này năm 2020 sẽ tăng 32,7% so với năm trước lên 2,8 triệu tấn. Tuy nhiên, mối lo ngại làn sóng nhiễm Covid-19 thứ hai tăng, thúc đẩy các biện pháp đóng cửa mới và ảnh hưởng đến sự phục hồi nền kinh tế. Thêm vào đó là quan hệ thương mại Mỹ – Trung Quốc vẫn căng thẳng, khiến xuất khẩu nông sản của Mỹ sang Trung Quốc suy giảm. Do vậy, nhu cầu TĂCN & NL trên toàn cầu suy giảm, dẫn đến giá NL TĂCN thế giới trong tháng 12/2020 sẽ giảm.
Ngô
USDA dự báo, sản lượng ngô thế giới niên vụ 2020/21 tăng lên 1.144,63 triệu tấn, giảm 14,19 triệu tấn so với ước tính tháng trước đó, song tăng 28,44 triệu tấn so với ước tính niên vụ trước, do thời tiết thuận lợi hỗ trợ năng suất cây trồng tại Mỹ cùng với diện tích trồng trọt tăng mạnh.
Tuy nhiên, dự trữ ngô thế giới cuối niên vụ chỉ đạt 291,43 triệu tấn, giảm 11,9 triệu tấn so với đầu vụ do dự trữ tại thị trường Trung Quốc giảm mạnh 9,02 triệu tấn; Mỹ giảm 7,45 triệu tấn và các quốc gia Đông Nam Á giảm 0,01 triệu tấn. Các thị trường xuất khẩu có lượng dự trữ tăng bao gồm Argentina, Brazi và Nam Phi.
Khô đậu tương
USDA dự báo, tổng sản lượng khô đậu tương thế giới niên vụ 2020/21 sẽ đạt 252,32 triệu tấn, giảm 1 triệu tấn so với dự báo tháng trước đó song tăng 10,11 triệu tấn (tương đương 4,2%) so với ước tính 242,21 triệu tấn niên vụ trước, do sản lượng đậu tương thế giới tăng. Nhu cầu tiêu thụ khô đậu tương toàn cầu là 250,19 triệu tấn, lượng khô đậu tương toàn cầu dư thừa 2,13 triệu tấn.
Brazil vượt Mỹ trở thành nước xuất khẩu khô đậu tương đứng thứ 2 thế giới sau Argentina do sản lượng đậu tương tăng cao. Lượng dư thừa sau khi trừ tiêu thụ nội địa của nước này là 16,78 triệu tấn, cao hơn nhiều so với lượng dư thừa của Mỹ là 11,89 triệu tấn; song nước có lượng khô đậu tương dư thừa nhiều nhất là Argentina với 27,5 triệu tấn do tiêu thụ nội địa thấp.
Ngược lại, dự báo niên vụ 2020/21 những thị trường có lượng thiếu hụt khô đậu tương nhiều nhất là EU với 17,7 triệu tấn; Đông Nam Á với 17,1 triệu tấn và Mexico với 1,92 triệu tấn.
Đậu tương
USDA dự báo, tổng sản lượng đậu tương thế giới niên vụ 2020/21 sẽ đạt 362,64 triệu tấn, giảm 5,83 triệu tấn so với dự báo tháng trước đó song tăng 25,95 triệu tấn (tương đương 7,7%) so với ước tính 336,69 triệu tấn niên vụ trước, do dự báo thời tiết thuận lợi tại khu vực trồng trọng điểm và diện tích trồng đậu tương tại Mỹ tăng. Nhu cầu tiêu thụ đậu tương toàn cầu là 369,03 triệu tấn, lượng đậu tương toàn cầu thiếu hụt 6,39 triệu tấn.
USDA dự báo sản lượng đậu tương toàn cầu niên vụ 2020/21 sẽ đạt 362,64 triệu tấn, tăng 25,95 triệu tấn (tương đương 7,7%) so với 336,69 triệu tấn niên vụ 2019/20. USDA tăng dự báo sản lượng đậu tương Mỹ, Argentina, Brazil, Paraguay, EU-27 và Mexico lên lần lượt là 113,5 triệu tấn; 51 triệu tấn; 133 triệu tấn; 10,25 triệu tấn; 2,75 triệu tấn và 0,35 triệu tấn so với 96,67 triệu tấn; 49 triệu tấn; 126 triệu tấn, 9,9 triệu tấn; 2,62 triệu tấn và 0,24 triệu tấn ước tính niên vụ trước; song giảm sản lượng đậu tương Trung Quốc và Đông Nam Á xuống lần lượt là 17,5 triệu tấn và 0,6 triệu tấn so với 18,1 triệu tấn và 0,61 triệu tấn ước tính niên vụ trước đó.
Tiêu thụ đậu tương toàn cầu niên vụ 2020/21 dự báo sẽ đạt 369,03 triệu tấn, giảm 1,56 triệu tấn ước tính tháng trước và tăng 15,16 triệu tấn (tương đương 4,3%) so với 353,87 triệu tấn niên vụ 2019/20. Tiêu thụ đậu tương trong lĩnh vực TĂCN niên vụ 2020/21 sẽ đạt 320,89 triệu tấn, giảm 1,53 triệu tấn so với ước tính tháng trước song tăng 12,62 triệu tấn (tương đương 4%) so với 308,27 triệu tấn niên vụ 2019/20.
USDA dự báo xuất khẩu đậu tương toàn cầu niên vụ 2020/21 đạt 167,82 triệu tấn, giảm 0,06 triệu tấn so với ước tính tháng trước song tăng 3,15 triệu tấn (tương đương 1,9%) so với 164,67 triệu tấn niên vụ 2019/20. Trong đó, USDA nâng dự báo xuất khẩu đậu tương Mỹ và Paraguay lần lượt lên 59,87 triệu tấn và 6,3 triệu tấn so với niên vụ 2019/20, song giảm dự báo xuất khẩu đậu tương Argentina và Brazil xuống 7 triệu tấn và 85 triệu tấn.
Lúa mì
USDA dự báo, trong niên vụ 2020/21, tổng sản lượng lúa mì thế giới sẽ đạt 772,38 triệu tấn, giảm 0,7 triệu tấn so với ước tính tháng trước song tăng 7,44 triệu tấn so với niên vụ trước do diện tích trồng tại Nga – nước xuất khẩu lúa mì hàng đầu thế giới – tăng, mặc dù thời tiết khô tại Nga, Ucraina và sương giá tại Argentina ảnh hưởng đến năng suất cây trồng tại những nước này.
Nhu cầu tiêu thụ lúa mì toàn cầu sẽ đạt 752,68 triệu tấn, dư thừa khoảng 19,7 triệu tấn.
USDA giảm dự báo sản lượng lúa mì Mỹ năm 2020/21 từ 52,58 triệu tấn xuống 49,69 triệu tấn, song tăng dự báo xuất khẩu và nhập khẩu lên 26,54 triệu tấn và 3,4 triệu tấn so với 26,28 triệu tấn và 2,86 triệu tấn ước tính năm trước.
USDA dự báo xuất khẩu lúa mì toàn cầu niên vụ 2020/21 đạt 190,79 triệu tấn, giảm 1,04 triệu tấn (tương đương 0,54%) so với 191,83 triệu tấn niên vụ 2019/20.
Tổng hợp: THỦY CHUNG
Trung tâm TTCN&TM
- thức ăn chăn nuôi li>
- thị trường thức ăn chăn nuôi li> ul>
- Hội chăn nuôi thỏ Việt Nam: Định hướng, mở rộng cơ hội phát triển cho ngành chăn nuôi thỏ trong năm 2025
- Thừa Thiên Huế: Chủ động phòng, chống rét cho vật nuôi
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 24/12/2024
- Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam: Hoạt động bền bỉ và thành công
- Dự báo thị trường thức ăn chăn nuôi toàn cầu
- Khởi công xây dựng trạm trộn thức ăn chăn nuôi tại KCN công nghệ cao Mebi Farm
- Hợp quy TĂCN: Nặng hình thức và tốn kém!
- Nâng tầm giá trị thương hiệu sản phẩm, hàng hóa Việt Nam: Cần gỡ bỏ nút thắt
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
Tin mới nhất
T5,26/12/2024
- Hội chăn nuôi thỏ Việt Nam: Định hướng, mở rộng cơ hội phát triển cho ngành chăn nuôi thỏ trong năm 2025
- Thừa Thiên Huế: Chủ động phòng, chống rét cho vật nuôi
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 24/12/2024
- Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam: Hoạt động bền bỉ và thành công
- Dự báo thị trường thức ăn chăn nuôi toàn cầu
- Đồng Nai: Heo hơi tăng giá, đảm bảo nguồn cung Tết Nguyên đán 2025
- Khởi công xây dựng trạm trộn thức ăn chăn nuôi tại KCN công nghệ cao Mebi Farm
- Hợp quy TĂCN: Nặng hình thức và tốn kém!
- Nâng tầm giá trị thương hiệu sản phẩm, hàng hóa Việt Nam: Cần gỡ bỏ nút thắt
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất