Hiện nay, với nền kinh tế phát triển đã giúp cuộc sống và thu nhập của người dân ngày càng tăng lên, kéo theo đó là yêu cầu tiêu chuẩn sống của người dân ngày một cao, từ đó xu hướng tiêu thụ thực phẩm chất lượng cũng được nâng cao theo từng ngày, trong đó thịt bò ngoại là nguồn thực phẩm chất lượng đang được người dân ưa chuộng. Theo số liệu năm 2016 của Cục chăn nuôi, cả nước có khoảng 5.870.000 con bò thịt, sản lượng thịt bò ước đạt 153.000 tấn và bình quân đầu người mới đạt 1,8 kg thịt bò hơi/năm. Tuy năng suất và chất lượng đàn bò thịt của Thành phố Hồ Chí Minh (TP. HCM) được cải thiện rõ rệt trong những năm gần đây, nhưng so với nhu cầu tiêu thụ hiện tại vẫn còn thấp cả về số lượng và chất lượng. Do vậy hàng năm nước ta phải nhập thêm lượng thịt bò chất lượng cao từ nước ngoài về để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước.
Còn theo số liệu của Chi cục Thú Y TP. HCM, tổng đàn bò thịt trên địa bàn TP tính đến 2017, tổng đàn giống bò thịt đạt trên 30.238 con, trong đó đàn bò nền đạt 30% tổng đàn bò thịt Thành phố. Hàng năm cung ứng 10.000 tấn thịt bò hơi và 7.000 bò cái giống. với phương thức chăn nuôi chủ yếu vẫn mang tính nhỏ lẻ, nên việc áp dụng các giải pháp khoa học kỹ thuật còn rất hạn chế. Do đó, UBND Tp.HCM đã ban hành Quyết định số 232/QĐ-UBND ngày 20/01/2016 về “Chương trình phát triển giống bò thịt trên địa bàn Tp.HCM giai đoạn 2016 – 2020, tầm nhìn đến năm 2030”. Mục tiêu Chương trình yêu cầu tiếp tục lựa chọn đàn bò cái lai Sind và bò lai hướng thịt có trọng lượng từ 280kg trở lên và bò sữa có năng suất sữa thấp (< 5.000 kg/con/chu kỳ 305 ngày) nhưng có khả năng sinh sản tốt được nuôi tại các trang trại, nông hộ chăn nuôi trên địa bàn TP để gieo tinh các dòng tinh bò thịt cao sản chuyên dụng như Red Angus, BBB,…. Ngoài ra, đến năm 2020 tổng đàn bò thịt trên địa bàn TP đạt 30.000 con, trong đó đàn bò nền đạt 30% tổng đàn bò thịt TP và hàng năm cung ứng 10.000 tấn thịt bò hơi và 7.000 con bò cái giống cho người chăn nuôi TP và các tỉnh.
Với chức năng, nhiệm vụ được giao, năm 2017 Trung tâm Khuyến nông TP đã tích cực triển khai Chương trình tại địa bàn huyện Củ Chi. Kết quả, theo phương thức phối hợp dựa trên danh sách cập nhật 45 con bò cái đã mang thai được phối tinh bò Red Angus, Brahman, BBB,… từ Trung tâm Giống cây trồng, vật nuôi và thủy sản. Đã cho ra 19 bò cái sinh sản bình thường, không có trường hợp sinh khó, trong đó gồm 7 bê lai Sind x BBB (5 đực, 2 cái); 3 bê lai Sind x Brahman (1 đực, 2 cái); 9 bê lai Sind x Red Angus (4 đực, 5 cái). Trọng lượng bê lai sơ sinh bình quân 28 – 30kg/con.
Trên cơ sở kết quả bước đầu lai tạo giống bò BBB và Red Angus của Trung tâm Khuyến nông đã triển khai, cho thấy thế hệ lai F1 (BBB x lai Sind, BBB x HF, Red Angus x lai Sind, Red Angus x HF) đều có ưu thế lai, dễ nuôi, đề kháng tốt, tăng trọng cao. Trong đó, bê lai F1 (BBB x lai Sind) 06 tháng tuổi đạt 165kg, 12 tháng tuổi 334kg, 15 tháng tuổi 385kg, 19 tháng tuổi 503kg; bê lai F1 (BBB x HF) 06 tháng tuổi đạt 193kg, 15 tháng tuổi 422kg; bê lai F1 (Red Angus x lai Sind) 06 tháng tuổi đạt 162kg, 12 tháng tuổi 331kg; bê lai F1 (Red Angus x HF) 06 tháng tuổi đạt 187kg, 12 tháng tuổi 364kg. Do vậy, hiện tại người chăn nuôi đã quan tâm nhiều hơn đến việc chọn bò cái nền làm giống để phối tinh bò cao sản chuyên thịt nhằm cải thiện chất lượng giống, phẩm chất thịt, đáp ứng tốt nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.
Tiếp tục phát huy thành quả đó, năm 2018 Trung tâm Khuyến nông TP. HCM thực hiện kế hoạch số 317/KH-SNN ngày 01/02/2018 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về thực hiện Chương trình phát triển giống bò thịt trên địa bàn TP, cụ thể là Trung tâm đã tổ chức Hội thảo triển khai Chương trình Triển khai Chương trình phát triển giống bò thịt 2018 tại xã Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn, nhằm thực hiện mục tiêu là lai tạo giống bò thịt thương phẩm có sản lượng và chất lượng cao, nhưng vẫn thích nghi tốt với khí hậu ở TP. Ngoài ra, khuyến khích và ưu tiên phát triển chăn nuôi bò thịt theo quy mô trang trại, áp dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ sinh học vào phát triển chăn nuôi, tăng cường hệ thống quản lý và nhân giống bò thịt chất lượng cao.
Theo đó, Trung tâm sẽ triển khai 02 mô hình tại huyện Hóc Môn, với yêu cầu 40 con cái đậu thai/01 mô hình. Mỗi nông hộ có bò tham gia mô hình sẽ được hỗ trợ 02 liều tinh do Trung tâm Giống vật nuôi cây trồng và Thủy sản TP. HCM thực hiện và 72 kg cám thức ăn cho bò cái mang thai do Khuyến nông hỗ trợ. Về công thức lai giống phải đạt yêu cầu: Cái lai Sind có trọng lượng từ (180 – 250kg) X Đực Sind; Cái lai Sinh có trọng lượng từ (250 – 300 kg) X Đực Brahman; Cái lai Sind có trọng lượng trên 300kg X Đực Red Angus (hoặc BBB) và bò cái sữa có năng suất thấp X Đực Red Angus (hoặc BBB).
Bà Nguyễn Thị Liễu Kiều – Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông TP. HCM cho biết, Chương trình từng bước giúp nông dân cải tạo đàn bò, nâng cao tầm vóc, chất lượng và trọng lượng giống bò thịt của địa phương bằng phương pháp sử dụng tinh các giống bò đực cao sản phối với bò cái nền, bò lai để phát triển. Nhưng không dừng lại ở đó, để đạt hiệu quả, các hộ tham gia mô hình nên chú ý những giải pháp về vệ sinh phòng bệnh và thú y, tham gia tập huấn đầy đủ các lớp kỹ thuật chăn nuôi bò thịt do Khuyến nông tổ chức để có kiến thức áp dụng tốt trong quá trình nuôi đàn. Qua đó, giúp bà còn thay đổi phương thức nuôi theo hướng đáp ứng tốt nhu cầu thị trường, đảm bảo bữa ăn ngon, chất lượng cho người tiêu dùng, góp phần phát triển tốt đàn bò thịt cao sản ở địa phương, nâng cao kinh tế gia đình, tiến đến thực hiện tốt Chương trình phát triển giống bò thịt tại TP từ nay đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
M.H
Nguồn: Khuyến Nông TP. HCM
- giống bò ngoại li>
- giống bò thịt li>
- phát triển giống bò thịt li> ul>
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Bình Phước: Chuẩn bị heo thịt cho thị trường tết
- Đề xuất kéo dài miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
Tin mới nhất
T2,23/12/2024
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Bình Phước: Chuẩn bị heo thịt cho thị trường tết
- Đề xuất kéo dài miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất