TP. Hồ Chí Minh cần 7.000 tấn gạo, rau thịt và 2 triệu quả trứng/ngày. Qua cân đối cung cầu giữa các địa phương vẫn đảm bảo cung ứng cho người dân thành phố trong 15 ngày thực hiện nghiêm giãn cách xã hội.
Nhu cầu lương thực, thực phẩm hàng ngày của TP.HCM là rất lớn so với các tỉnh, thành khác. Ảnh: Thanh Hiền
Tổ công tác đặc biệt của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Tổ 970 – NN&PTNT) cho biết, qua cân đối cung cầu giữa các địa phương vẫn đảm bảo cung ứng cho người dân thành phố trong 15 ngày thực hiện nghiêm giãn cách xã hội, TP. Hồ Chí Minh (TP.HCM) cần 1.980 tấn gạo, 4.200 tấn rau, 1.032 tấn thịt, 2 triệu quả trứng mỗi ngày. Nhu cầu lương thực, thực phẩm hàng ngày của TP.HCM là rất lớn so với các tỉnh, thành khác.
Hiện thành phố tự cung cấp 10% thịt các loại và dưới 5% trứng do hiện nay các chợ đầu mối, chợ truyền thống ngưng hoạt động, các cơ sở giết mổ chế biến sản phẩm từ thịt cũng giảm công suất, cư dân các tỉnh hồi hương… nên nhu cầu tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi giảm mạnh.
Cụ thể, thịt lợn giảm 37%, thịt gà giảm 28%, thịt bò giảm 56%, trứng gia cầm giảm khoảng 20%.
Tại Đồng Nai, nhu cầu về lương thực, thực phẩm toàn tỉnh như sau: Gạo khoảng 550 tấn/ngày, rau 775 tấn/ngày, trái cây khoảng 470 tấn/ngày, thịt cá các loại khoảng 370 tấn/ngày, trứng khoảng 1,55 triệu quả/ngày.
Trong khi đó, tỉnh Bình Dương cần khoảng 540 tấn gạo, 670 tấn rau, 400 tấn trái cây 294 tấn thịt, 930.000 quả trứng mỗi ngày.
Với năng lực sản xuất hiện tại, tỉnh Bình Dương đảm bảo khả năng cung ứng thịt các loại, nhưng thiếu khoảng 64.000 quả trứng gia cầm/ngày.
Theo Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thanh Nam – Tổ trưởng Tổ công tác 970, qua cân đối cung cầu giữa các tỉnh, thành phía Nam có thể khẳng định, hoàn toàn đảm bảo đủ cung ứng lương thực thực phẩm cho TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương trong thời gian siết giãn cách xã hội.
Cụ thể, tổng nhu cầu của 3 tỉnh, thành phố về gạo là 92.540 tấn/tháng, trong đó TP.HCM là 59.400 tấn/tháng; Đồng Nai 16.740 tấn/tháng; Bình Dương 16.200 tấn/tháng, trong khi tổng sản lượng cung ứng gạo sau khi tiêu dùng trong tỉnh của các tỉnh lân cận là 460.000 tấn/tháng.
Tổng nhu cầu về rau của TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai là 169.350 tấn/tháng trong khi tổng sản lượng cung ứng rau sau khi tiêu dùng trong tỉnh của các tỉnh lân cận là 236.000 tấn/tháng.
Đối với sản phẩm thịt, tổng nhu cầu của 3 tỉnh, thành phố về thịt 67.900 tấn/tháng, trong khi tổng sản lượng cung ứng thịt của các tỉnh Nam Bộ là 200.000 tấn/tháng.
Trước đó, thực hiện nghiêm giãn cách xã hội tại TP.HCM từ ngày 23/8 đến 6/9/2021, ngày 21/8/2021, Tổ công tác của Chính phủ đã làm việc với lãnh đạo UBND TP.HCM về việc đảm bảo cung ứng và phân phối cho người dân thành phố. Lãnh đạo UBND TP.HCM đã cam kết đảm bảo nguồn cung ứng thực phẩm cho người dân.
Tuy nhiên, Tổ công tác Bộ NN&PTNT phối hợp với Tổng cục Hậu cần, Bộ Quốc phòng vẫn xây dựng phương án đảm bảo cung ứng lương thực, thực phẩm thiết yếu cho TP.HCM và tỉnh Bình Dương khi có chỉ đạo của Chính phủ và Tổ trưởng Tổ công tác đặc biệt của Chính phủ với các mặt hàng lương thực thực phẩm thiết yếu như gạo, thịt lợn, thịt gà, trứng, rau củ quả đảm bảo cung ứng cho người dân thành phố trong 15 ngày thực hiện nghiêm giãn cách xã hội.
Thứ trưởng Trần Thanh Nam đề nghị sở NN&PTNT các tỉnh Nam bộ thành lập, củng cố, duy trì và phát triển Tổ công tác kết nối sản xuất và tiêu thụ nông sản tại địa phương, liên hệ và phối hợp chặt chẽ với Tổ công tác của Bộ NN&PTNT trong thời gian thực hiện giãn cách phòng, chống dịch Covid-16 và tiếp tục hoàn chỉnh, phối hợp hoạt động dự tính, dự báo nông sản, hình thành và kết nối các nhóm thu mua theo ngành hàng tại địa phương và hỗ trợ việc tiếp cận nguồn cung nông sản trong thời gian tới.
Thanh Hiền
Thời báo Tài chính Việt Nam
- TP Hồ Chí Minh li>
- TP. Hồ Chí Minh li> ul>
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- 529 cơ sở chăn nuôi được công nhận an toàn đối với bệnh Dịch tả heo Châu Phi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
Tin mới nhất
T7,23/11/2024
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất