[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Các dịch vụ được sử dụng nhiều nhất cho thú cưng là làm đẹp (50,59%), cho thú cưng đi công viên (20,00%), khám chữa bệnh (15,88%) và khách sạn cho thú cưng (13,53%). Kết quả phân tích cũng cho thấy ngày nay các chú chó gần gũi với con người hơn rất nhiều và được tham gia các hoạt động và sử dụng các dịch vụ như con người. Thiên hướng làm đẹp cho thú cưng đã được quan tâm và sử dụng rất nhiều.
Đó là thông tin từ đề tài: “Khảo sát hiện trạng chăm sóc thú cưng tại Thành phố Hồ Chí Minh” được thực hiện nhằm hiểu rõ hơn về đối tượng có nhu cầu chăm sóc thú cưng, các giống chó nuôi phổ biến và các dịch vụ chăm sóc đi kèm. Cuộc khảo sát được tiến hành bằng phỏng vấn trực tiếp 113 người chủ sở hữu thú cưng từ ngày 15/12/2017 đến 15/3/2018.
Người nuôi thú cưng chủ yếu là nữ và độc thân
Kết quả điều tra thông tin về nghề nghiệp, thu nhập, độ tuổi, giới tính và tình trạng hôn nhân của người nuôi chó được thể hiện ở bảng 1.
Bảng 1. Một số thông tin cá nhân về người nuôi
Thông tin |
n |
Tỷ lệ (%) |
Thông tin |
n |
Tỷ lệ (%) |
Nghề nghiệp |
Độ tuổi |
||||
Kinh doanh |
36 |
31,86 |
<20 tuổi |
10 |
8,85 |
Nhân viên VP |
36 |
31,86 |
20-30 tuổi |
59 |
52,21 |
Học sinh/sinh viên |
19 |
16,81 |
30-40 tuổi |
27 |
23,89 |
Khác |
15 |
13,27 |
40-50 tuổi |
10 |
8,85 |
Nội trợ |
7 |
6,2 |
>50 tuổi |
7 |
6,2 |
Thu nhập/tháng (đ) |
Giới tính |
||||
2 – dưới 4 triệu |
9 |
8,26 |
Nữ |
66 |
58,41 |
4 – dưới 6 triệu |
19 |
17,43 |
Nam |
47 |
41,59 |
6 – dưới 8 triệu |
16 |
14,68 |
Tình trạng hôn nhân |
||
8 – dưới 10 triệu |
18 |
16,51 |
Độc thân |
68 |
60,18 |
≥10 triệu |
47 |
43,12 |
Kết hôn |
45 |
38,92 |
Kết quả điều tra cho thấy người nuôi đa phần thuộc giới kinh doanh và nhân viên văn phòng (31,86%), kế đến là học sinh/sinh viên và một số ngành nghề khác (13,27-16,81%) và thấp nhất là nội trợ (6,2%). Bên cạnh đó, người nuôi có thu nhập ≥10 triệu đồng (43,12%), 4-<6 triệu đồng (17,43%), 8-<10 triệu đồng (16,51%), 6-<8 triệu (14,68%) và 2-<4 triệu đồng (8,26%).
Người nuôi có độ tuổi 20-30 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất (52,21%), 30-40 tuổi chiếm 23,89%, 40-50 tuổi và <20 tuổi chiếm 8,85% và cuối cùng là >50 tuổi (6,2%). Người nuôi chủ yếu là nữ (58,41%) và đa phần là độc thân (60,18%).
Việc nuôi và chăm sóc chó của người nuôi qua điều tra đều xuất phát từ một số lý do như làm nguồn vui (35,40%), làm bạn (27,43%), sở thích (17,70%), giữ nhà (9,73%), và giảm stress (8,85%). Ngoài ra, số lượng chó được nuôi giữ ở mỗi hộ gia đình phổ biến nhất là 1 con chiếm 55,75%, kế đến 2 con/hộ (25,66%) và 3 con (14,16%).
Kết quả khảo sát về địa điểm của người nuôi chó ở Thành phố Hồ Chí Minh phân bố rãi rác không tập trung nhiều, Quận Bình Thạnh có tỷ lệ người nuôi chó cao hơn (16,07%), so với Quận Phú Nhuận (15,18%), Quận 1 (12,50%), Quận 3 (9,82%) và Quận Gò Vấp (5,36%).
Điều thú vị là những người nuôi chó phần lớn có kinh nghiệm trên 2 năm (36,28%), nhưng bên cạnh đó cũng có những người mới bắt đầu nuôi thú cưng (20,35%). Các kinh nghiệm nuôi chó của người nuôi có được từ sự tích lũy kinh nghiệm trong quá trình nuôi (37,17%); từ internet (27,43%), từ người thân quen có kinh nghiệm (18,58%) và từ các chuyên gia, bác sĩ (16,81%).
Từ các kết quả điều tra trên cho thấy người có nhu cầu chăm sóc thú cưng đều có nghề nghiệp và thu nhập ổn định, điều này có thể có liên quan đến các chi phí mua con giống, nuôi và chăm sóc thú cưng của mình. Bên cạnh đó, những người nuôi có độ tuổi rất trẻ và độc thân chủ yếu sinh sống ở các quận như Bình Thạnh, Quận 1 và Quận 3, theo Uni-Wider (2014) đây chính là những sinh viên, những người mới đi làm đã rời quê để bắt đầu việc học hay bắt đầu sự nghiệp của mình, chính vì vậy họ rất cần một người bạn/thú cưng có thể đem đến niềm vui và giúp mình giảm stress trong công việc cũng như trong cuộc sống của họ (Stewart, 2018). Đó cũng có thể lí giải kết quả khảo sát lí do nuôi chó nhằm mục đích để giữ nhà không được là lựa chọn nhiều, và có thể nói giữa người nuôi và thú cưng có sự gắn kết, tương tác với nhau như với người bạn hay một thành viên trong gia đình thực sự (Stewart, 2018). Việc nuôi và chăm sóc thú cưng cũng đòi hỏi người nuôi có kinh nghiệm, tuy nhiên vẫn có những người mới nuôi ít kinh nghiệm chiếm tỷ lệ khá cao, điều này phản ánh thực tế rằng việc nuôi thú cưng là nhu cầu, hiện ngày càng được mở rộng ra và phát triển hơn đặc biệt là ở các thành phố lớn.
Thú cưng chủ yếu được mua ở các cửa hàng uy tín
Kết quả điều tra về các giống chó được nuôi phổ biến tại Thành phố Hồ Chí Minh cho thấy Poodle (41,59%), kế đến là Phốc sóc (8,85%), Chihuahua (7,96%), Nhật lai (7,08%), Husky (5,31%), Corgi (4,42%). Ngoài ra ở đây còn nuôi rất nhiều giống chó khác nhưng chiếm tỷ lệ thấp như Lạp xưởng, Phú Quốc, Bắc Kinh, Golden, Pug, Bull Pháp, Becgie, Samoyed… Các giống chó này thường được mua với giá tiền/con khoảng 5-10 triệu đồng (24,78%), ngoài ra còn có những mức giá thấp hơn 5 triệu đồng (12,39%) hay cao hơn như 10-15 triệu đồng (16,81%), 15-25 triệu đồng (12,39%) và trên 25 triệu đồng (5,31%).
Các kết quả này cho thấy các giống chó được nuôi phổ biến tại TP Hồ Chí Minh được xếp vào nhóm Toy và Non-sporting (AKC, 2007), là những giống nhỏ con, ngoại hình đẹp, có tính trung thành và thân thiện phù hợp với lối sống thành thị, có giá thành rất cao tuy nhiên điều này dường như không ảnh hưởng đến người nuôi thú cưng so với việc có mình một người bạn trung thành và dễ thương bên mình.
Ngoài ra, một số thông tin khác có liên quan đến việc tìm hiểu về thú cưng trước khi mua được thể hiện ở bảng 2 cho thấy các chú chó được mua chủ yếu là từ các cửa hàng chăm sóc thú cưng (46,08%), một số được mua hoặc được cho từ nhà người quen (34,31%) và ở nhà các hộ dân (9,80%), có độ tuổi thông thường 2-3 tháng tuổi (53,98%), kế đến là 1-2 tháng tuổi (26,55%), dưới 1 tháng tuổi (12,39%) và trên 3 tháng tuổi (7,08%) và đã được tiêm phòng (73,45%) so với chưa tiêm phòng (26,55%). Trước khi mua, người nuôi chó thường tìm hiểu kĩ thông tin về giống (55,34%) hoặc tìm hiểu sơ sơ (33,01%), chỉ một số ít là không tìm hiểu (11,65%). Họ tìm hiểu bằng cách đến nơi xem trực tiếp (38,46%), thông qua internet (31,87%), hỏi người thân quen (23,08%) và hỏi người bán (6,59%).
Bảng 2. Các thông tin về thú cưng (chó)
Thông tin |
n |
Tỷ lệ (%) |
Thông tin |
n |
Tỷ lệ (%) |
Tuổi lúc đem về (tháng) |
Nơi mua |
||||
Dưới 1 |
14 |
12,39 |
Cửa hàng |
47 |
46,08 |
1-2 |
30 |
26,55 |
Người quen |
35 |
34,31 |
2-3 |
61 |
53,98 |
Hộ dân |
10 |
9,80 |
Trên 3 |
8 |
7,08 |
Tuổi hiện tại (tháng) |
||
Tiêm vắc xin |
2-3 |
11 |
9,73 |
||
Có |
83 |
73,45 |
4-5 |
7 |
6,19 |
Chưa |
30 |
26,55 |
6-17 |
50 |
44,25 |
|
|
|
>17 |
45 |
39,82 |
Từ kết quả khảo sát thông tin về thú cưng trước khi nuôi cho thấy chó ở độ tuổi 2-3 tháng có xu hướng dễ tiếp nhận những thay đổi từ môi trường nuôi và người nuôi có thể huấn luyện các chú chó dễ dàng hơn. Việc tìm hiểu kĩ thông tin về giống, tuổi và lịch tiêm phòng của chó cho thấy người nuôi thực sự xuất phát từ sở thích của chính mình về giống chó đã chọn và để có thể chăm sóc chúng được tốt hơn. Điều đáng chú ý là đa phần các chú chó được mua ở những nơi có uy tín như cửa hàng thú cưng, vì vậy việc phát triển các cửa hàng cung cấp con giống có uy tín và chất lượng cần được quan tâm nhiều hơn.
Chi phí làm đẹp và chăm sóc thú cưng ngày càng tăng
Kết quả khảo sát chi phí chăm sóc nuôi dưỡng thú cưng trong một tháng nằm trong khoảng 0,5-<1 triệu đồng chiếm 33,63%, 1-<2 triệu đồng chiếm 25,60%, <0,5 triệu đồng chiếm 17%, 2-<3 triệu đồng và >3 triệu đồng chiếm 11,50% (bảng 3).
Bảng 3. Chi phí nuôi dưỡng thú cưng/tháng
Chi phí nuôi/tháng (đồng) |
n |
Tỷ lệ (%) |
Dưới 0,5 triệu |
20 |
17,00 |
0,5 – dưới 1 triệu |
38 |
33,63 |
1 triệu – dưới 2 triệu |
29 |
25,60 |
2 triệu – dưới 3 triệu |
13 |
11,50 |
Trên 3 triệu |
13 |
11,50 |
Các chú chó đa phần được nuôi giữ bên trong nhà chiếm 96,46% và chó được nuôi ngoài sân với mục đích giữ nhà chỉ 3,54%. Bên cạnh đó, khu vực dành cho chó ăn uống nghỉ ngơi thường chiếm một góc nhỏ trong nhà (57,52%), trong chuồng nuôi (19,47%) hay nhà riêng (10,62%) và một số không có vị trí cố định (12,89%). Chó được xem như người bạn nên việc nuôi giữ chó bên trong nhà cùng với chủ nuôi và cũng có nơi ăn uống riêng giúp cho người nuôi chăm sóc và làm vệ sinh dễ hơn.
Chi phí chăm sóc thú cưng trong một tháng dưới 1 triệu đồng là mức giá phù hợp với những người có mức lương trung bình ở TP Hồ Chí Minh. Theo Ohr (2014) chi phí này dựa trên tổng chi phí thức ăn (72%), các phụ kiện và chăm sóc sức khỏe cho chó (28%).
Ghi nhận về thức ăn dành cho chó cũng cho thấy người nuôi cho các thú cưng ăn thức ăn hỗn hợp (41,59%), kế đến là thức ăn hạt (30,97%) và thức ăn tự nấu (27,43%). Nhãn hiệu thức ăn được người nuôi thú cưng sử dụng nhiều nhất là Royal Canin (69,62%), một số nhãn hiệu thức ăn khác (8,86%), Pedigree và SmartHeart (5,06%).
Kết quả ở bảng 4 cho thấy chế độ ăn của chó thường là 3 lần/ngày (59,05%), 2 lần (33,33%) và 4 lần (7,62%). Ngoài được cho ăn thức ăn, một số chú chó còn được cho uống thêm sữa (31,86%). Việc đi vệ sinh của chó phần lớn trong nhà (68,14%) chủ yếu là sử dụng khay toilet dành cho chó, số còn lại thì đi vệ sinh ngoài vườn (31,86%). Ngoài ra, các chú chó được tắm với dầu tắm dành riêng phù hợp với từng giống (95,58%), chỉ một số ít dùng dầu tắm chung với con người (4,42%). Thường sau bảy ngày các chú chó sẽ được tắm một lần (54,87%) hay sau ba ngày (28,32%) và một số ít sẽ được tắm sau hai ngày hoặc năm ngày (4,42%). Khi mắc bệnh hầu hết các chú chó được đem đến bác sĩ thú y để điều trị (94,03%), chỉ một số ít do người nuôi tự điều trị (5,97%).
Bảng 4. Chế độ ăn, vệ sinh, điều trị bệnh cho thú cưng
Thông tin |
n |
Tỷ lệ (%) |
Thông tin |
n |
Tỷ lệ (%) |
Chế độ ăn (lần) |
Nơi đi vệ sinh |
||||
2 |
35 |
33,33 |
Trong nhà |
77 |
68,14 |
3 |
62 |
59,05 |
Ngoài vườn |
36 |
31,86 |
4 |
8 |
7,62 |
Dầu tắm dành cho chó |
||
Bổ sung sữa uống |
Có |
108 |
95,58 |
||
Không |
77 |
68,14 |
Không |
5 |
4,42 |
Có |
36 |
31,86 |
Khoảng cách lần tắm(ngày) |
||
Điều trị bệnh cho chó |
2 |
5 |
4,42 |
||
Đến BSTY |
63 |
94,03 |
3 |
32 |
28,32 |
Tự điều trị |
4 |
5,97 |
5 |
5 |
4,42 |
|
|
|
7 |
62 |
54,87 |
Kết quả cho thấy các chú chó được chăm sóc cũng như một con người, có dầu tắm riêng phù hợp từng giống chó để tránh gây kích ứng da. Sau bảy ngày tắm một lần là khoảng thời gian tắm thích hợp cho các chú chó ít hoạt động bên ngoài, chủ yếu ở trong nhà. Khi hoạt động ngoài trời nhiều các chú chó cần được tắm thường xuyên hơn như sau ba ngày hay hai ngày tắm một lần.
Một số sản phẩm thường được mua cho thú cưng là quần áo, phụ kiện cho thú cưng (21,73%), dụng cụ chứa thức ăn, nước uống (18,69%), đồ chơi (18,69%), dây dẫn (17,76%), thuốc đặc trị (15,89%) và rọ mõm (6,07%). Những sản phẩm này thường được mua ở cửa hàng thú cưng (74,77%) bên cạnh đó người nuôi còn mua thêm ở những siêu thị (11,71%) hay ở phòng khám (6,31%) (bảng 5).
Quần áo, phụ kiện cho thú cưng, dụng cụ chứa thức ăn, nước uống, đồ chơi, dây dẫn, thuốc đặc trị là những sản phẩm thường được mua cho thú cưng và được bán phổ biến ở các nơi có uy tín như cửa hàng, siêu thị và phòng khám thú y.
Bảng 5. Nơi mua các sản phẩm cho thú cưng
Địa điểm |
n |
Tỷ lệ (%) |
Cửa hàng |
83 |
74,77 |
Cửa hàng, siêu thị |
13 |
11,71 |
Cửa hàng, phòng khám thú y |
7 |
6,31 |
Một số hoạt động giữa người nuôi thường làm chung với thú cưng là đi dạo (29,64%), chụp hình (23,93%), mua quần áo cho thú cưng (20,36%), ngủ chung với thú cưng (15,71%), đưa thú cưng đến các bữa tiệc (6,43%) và tổ chức sinh nhật cho thú cưng (3,93%) (bảng 6).
Bảng 6. Hoạt động làm chung với thú cưng
Những hoạt động làm chung |
n |
Tỷ lệ (%) |
Đi dạo |
83 |
29,64 |
Chụp hình |
67 |
23,93 |
Mua quần áo |
57 |
20,36 |
Ngủ chung |
44 |
15,71 |
Đưa đến các bữa tiệc |
18 |
6,43 |
Tổ chức sinh nhật |
11 |
3,93 |
Các dịch vụ được sử dụng nhiều nhất cho thú cưng là làm đẹp (50,59%), cho thú cưng đi công viên (20,00%), khám chữa bệnh (15,88%) và khách sạn cho thú cưng (13,53%). Kết quả phân tích cũng cho thấy ngày nay các chú chó gần gũi với con người hơn rất nhiều và được tham gia các hoạt động và sử dụng các dịch vụ như con người. Thiên hướng làm đẹp cho thú cưng đã được quan tâm và sử dụng rất nhiều.
Nguyễn Thị Ngọc Lựa1 và Nguyễn Thị Kim Khang *
Trường Đại học Cần Thơ
* Tác giả để liên hệ: PGS. TS. Nguyễn Thị Kim Khang, Bộ môn Chăn nuôi, Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng, Trường Đại học Cần Thơ. TP Cần Thơ. Điện thoại: 0939.205.355. Email: [email protected]
- Thú cưng li>
- Làm đẹp cho thú cưng li> ul>
1 Comment
Để lại comment của bạn
- Cân bằng điện giải trong thức ăn gia cầm trong thời kỳ chuyển mùa
- Tự động hóa và kỹ thuật số trong nhà máy sản xuất TĂCN
- Phòng chống dịch tả lợn châu Phi ở Đông Nam Á: Cần chiến lược kiểm soát
- Hội Chăn nuôi thỏ Việt Nam: Đẩy mạnh kết nối chuỗi giá trị ngành chăn nuôi thỏ
- Thừa Thiên Huế: Chủ động phòng, chống rét cho vật nuôi
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 24/12/2024
- Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam: Hoạt động bền bỉ và thành công
- Dự báo thị trường thức ăn chăn nuôi toàn cầu
- Khởi công xây dựng trạm trộn thức ăn chăn nuôi tại KCN công nghệ cao Mebi Farm
- Hợp quy TĂCN: Nặng hình thức và tốn kém!
Tin mới nhất
T5,26/12/2024
- Cân bằng điện giải trong thức ăn gia cầm trong thời kỳ chuyển mùa
- Tự động hóa và kỹ thuật số trong nhà máy sản xuất TĂCN
- Phòng chống dịch tả lợn châu Phi ở Đông Nam Á: Cần chiến lược kiểm soát
- Hội Chăn nuôi thỏ Việt Nam: Đẩy mạnh kết nối chuỗi giá trị ngành chăn nuôi thỏ
- Thừa Thiên Huế: Chủ động phòng, chống rét cho vật nuôi
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 24/12/2024
- Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam: Hoạt động bền bỉ và thành công
- Dự báo thị trường thức ăn chăn nuôi toàn cầu
- Đồng Nai: Heo hơi tăng giá, đảm bảo nguồn cung Tết Nguyên đán 2025
- Khởi công xây dựng trạm trộn thức ăn chăn nuôi tại KCN công nghệ cao Mebi Farm
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Đây là một bài phân tích rất hay và bổ ích cho những người yêu thích thú cưng và qua tâm đến thị rường thú cưng.Mình mong muốn được gặp tác giả để có thể có một cuộc nói chuyện sâu hơn về lĩnh vực này ah.Rất mong tác giả có thể phản hồi giúp mình qua mail ạ.