Con chim công, với bộ lông rực rỡ sắc màu đã xuất hiện trên cao nguyên Bảo Lộc (Lâm Đồng). Một trại công lớn, với hàng trăm chú chim công khoe sắc đang mang lại nguồn thu nhập ổn định cho một nông dân trẻ.
Anh Vũ Tiến Đạt đang kiểm tra một chú công đực
Trại chim công Minh Điệu, đường Phan Huy Chú, phường B’Lao, TP Bảo Lộc đang trong những ngày nắng, thời điểm những chú công đực khoe bộ lông sặc sỡ. Anh Vũ Tiến Đạt, chủ trại công Minh Điệu chia sẻ, trại công được hình thành từ năm 2018, ban đầu từ sở thích là chính. Anh Đạt nhớ lại, năm ấy, anh tham gia giao lưu trong một vài hội nhóm nuôi chim công, chim trĩ. Thấy đất Bảo Lộc chưa ai nuôi công, anh mua thử một bầy nhỏ gồm một đực, ba cái về gầy bầy.
Bắt đầu từ bốn con công giống, hiện tại, trại công Minh Điệu đã có 300 con công cả trống cả mái. Anh Vũ Tiến Đạt nhận xét, chim công cái là loài sinh sản chậm, chỉ đẻ khoảng 30 trứng một năm. Anh bảo, để chim công sinh sản cũng cần khớp thời gian giữa công đực và công cái. Bởi lẽ, hằng năm công đực đều có mùa rụng lông từ tháng 4 tới tháng 5. Trong thời điểm đó, công đực không giao phối, công cái có đẻ trứng cũng không có phôi, không thể ấp nở. Tới tháng 10, công đực mới mọc ra hoàn hảo bộ lông dày, đẹp hơn. Công cái sinh sản từ tháng 2 tới tháng 6 hàng năm, một năm chỉ đẻ 30 trứng. Số trứng đó, anh Đạt ấp nở nhân tạo, tỷ lệ nở khoảng 70%. “Công vào mùa sinh sản rất sợ tiếng động, nếu có tiếng ồn như tiếng xe, tiếng máy chạy, công có thể ngừng đẻ trứng, ngừng giao phối. Vì vậy, trại công cần được giữ tĩnh lặng vào mùa công sinh sản”, anh Tiến Đạt thông tin.
Anh Tiến Đạt cho biết, trứng công ấp trong 26 ngày sẽ nở, trứng to hơn trứng vịt. Sau khi trứng nở, công nhỏ được nuôi trong các lồng, với chế độ chăm sóc cẩn thận. Công non nhỏ xíu, có màu đen, hình dáng không đẹp. Tới khi công sáu tháng, việc chăm sóc sẽ dễ dàng hơn và tỷ lệ sống cao hơn. Theo anh Đạt, công nhỏ được nuôi trong các chuồng, chia theo lứa tuổi để dễ chăm sóc. Công to được nuôi thả sàn, dưới sàn có trải lớp trấu khô để công ấm và không tổn thương chân. Riêng công đực, ở tuổi trưởng thành, được nuôi bán hoang dã. Công cái có thể sinh sản lúc 24 tháng tuổi. Tuy nhiên, phải 3 năm tỷ lệ sinh sản mới ổn định. Nếu chăm tốt, công có thể sống tới 20 năm.
Chuồng cho công đực được làm hở, với khoảng sân chơi thoáng để công có thể bay, nhảy, tắm nắng và xòe đuôi khoe sắc. Anh Đạt cho biết: “Công đực muốn lên màu đẹp, sức khỏe tốt phải nuôi thả ngoài trời. Trời nắng, công ra ngoài tắm nắng, khoe đuôi, xòe cánh, trời tối hoặc khi trời mưa, công tự vào nhà ngủ. Công đực ngủ trên các cây gỗ gác cao, gần giống tập tính tự nhiên trong hoang dã. Công bay rất tốt nên nhà nuôi phải giăng lưới kín”.
Anh Vũ Tiến Đạt cho biết, trại công hiện tại đạt con số 300-400 con tuỳ thời điểm. Mỗi năm, công cái đẻ 20 công con, hằng năm trang trại có thể xuất bán 200-300 công giống. Giá chim công hiện tại ở mức 5 tháng tuổi là 3,5 triệu đồng/cặp đực cái, 1 tháng tuổi là 1,5 triệu đồng/cặp. Là người trẻ, anh Đạt làm truyền thông khá tốt, bán online trứng công, công giống khắp cả nước. Anh bán công trên các mạng xã hội như facebook tiktok…, chuyển giao kĩ thuật chăm sóc cũng thông qua các ứng dụng online trên điện thoại. Anh chia sẻ, công là giống khá dễ chăm sóc, thức ăn đa dạng như thóc, cám gà, rau, củ, quả… Công đực hình thức rất đẹp, thường xuyên khoe đuôi, múa nên nhiều trang trại, nhiều khu du lịch, thậm chí các gia đình có vườn rộng đều muốn nuôi công như một sinh vật cảnh làm đẹp.
Trại công Minh Điệu hiện tại nuôi chủ yếu hai loại công gồm công má vàng đặc hữu Việt Nam và công Ấn Độ. Công má vàng dễ nuôi, hình thức sặc sỡ, được thị trường ưa chuộng. Công Ấn Độ có màu xanh biếc, thi thoảng đột biến có con ra màu trắng và đốm ngũ sắc, cũng được nhiều người yêu công chọn lựa. Để chuẩn bị nuôi công, trại công Minh Điệu đã xin giấy phép nuôi động vật hoang dã, nhập công giống có nguồn gốc từ các trại được cấp phép hợp pháp. Hiện tại, Minh Điệu cung cấp công giống cho một số nông hộ trên địa bàn TP Bảo Lộc và lân cận. Các nông hộ nuôi công có thể chủ động trong việc tiêu thụ hoặc trại Minh Điệu sẽ nhận bao tiêu công con một tháng từ các hộ nhập giống. Theo anh Đạt nhận xét, nhu cầu nuôi công của cộng đồng còn khá lớn, lượng tiêu thụ ổn định. Hiện tại, số công do trại Minh Điệu sản xuất cũng như công giống do các nông hộ vệ tinh cung ứng đều được anh Tiến Đạt bán ra thị trường với giá rất tốt. Ngoài ra, lông công của các chú công đực rụng vào mùa thay lông cũng là sản phẩm được nhiều người mua để làm các vật liệu trang trí handmade. Toàn thân công đều có thể mang lại thu nhập cho người nông dân, là một vật nuôi khá đặc biệt trên cao nguyên B’Lao.
DIỆP QUỲNH
Nguồn: Báo Lâm Đồng
- nuôi chim công li>
- chim công li> ul>
- Việt Nam xuất khẩu thịt sang thị trường nào nhiều nhất?
- Mỗi tháng, Đồng Nai cung cấp ra thị trường gần 60 ngàn tấn thịt các loại
- Tháo gỡ điểm nghẽn trong quy định của Luật tiêu chuẩn, kỹ thuật
- Gần 2.000 cơ sở ở ‘thủ phủ chăn nuôi’ Đồng Nai ngừng hoạt động
- Trung Quốc cấm nhập khẩu một số động vật do lo ngại lây lan dịch lưỡi xanh
- Top 10 Công ty Thức ăn chăn nuôi uy tín năm 2024
- Bộ NN&PTNT: Chủ trương hợp nhất Cục Chăn nuôi và Cục Thú y
- Hành trình 10 năm Hanofeed và 25 năm Phavico: Kiến tạo giá trị, vững bước tương lai
- BIOTESTLAB – Công ty sản xuất thuốc thú y Ukraine đạt tiêu chuẩn Châu Âu
- Không để dịch bệnh gia súc, gia cầm lan ra diện rộng
Tin mới nhất
CN,15/12/2024
- Việt Nam xuất khẩu thịt sang thị trường nào nhiều nhất?
- Mỗi tháng, Đồng Nai cung cấp ra thị trường gần 60 ngàn tấn thịt các loại
- Tháo gỡ điểm nghẽn trong quy định của Luật tiêu chuẩn, kỹ thuật
- Trại chim công đẹp trên đất B’Lao
- Gần 2.000 cơ sở ở ‘thủ phủ chăn nuôi’ Đồng Nai ngừng hoạt động
- Trung Quốc cấm nhập khẩu một số động vật do lo ngại lây lan dịch lưỡi xanh
- Top 10 Công ty Thức ăn chăn nuôi uy tín năm 2024
- Bộ NN&PTNT: Chủ trương hợp nhất Cục Chăn nuôi và Cục Thú y
- Hành trình 10 năm Hanofeed và 25 năm Phavico: Kiến tạo giá trị, vững bước tương lai
- BIOTESTLAB – Công ty sản xuất thuốc thú y Ukraine đạt tiêu chuẩn Châu Âu
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất