Lộc Châu, xã vùng ven Bảo Lộc (tỉnh Lâm Đồng) nổi tiếng với những vườn cà phê xanh ngắt. Giữa đất cà phê có một trại dê thu nhập mỗi năm hàng tỷ đồng. Và, cũng từ trại dê ấy, những con dê giống cao sản ra đời, cung cấp cho nông dân Bảo Lộc thêm một vật nuôi đầy triển vọng kinh tế.
Trại dê nhà anh chị Tuy – Tươi
Thăm trại dê của anh chị Lê Hữu Tuy – Mai Thị Tươi, đường Xuân Diệu, thôn Tân Ninh, xã Lộc Châu giữa lúc anh chị đang chuẩn bị xuất con đực giống cho nông dân gầy bầy dê mới. Nhìn con dê đực nặng gần trên 80 kg, anh Tuy cười bảo, con đực này còn non, nuôi thêm vài bữa rồi giao cho người ta. Dê đực thành thục hầu hết đều trên 90 kg, có con cả tạ. Anh Tuy cho biết: “Trại nhà tôi nuôi giống dê Boer, giống dê có nguồn gốc Nam Phi rất to, ăn tạp, lớn nhanh, ít bệnh tật, dễ nuôi. Trại nghiêng theo hướng làm dê giống cung cấp cho bà con gầy đàn, đồng thời vẫn cung cấp dê thịt”.
Anh chị Lê Hữu Tuy – Mai Thị Tươi là một trong những nông hộ đầu tiên nuôi dê Boer tại Bảo Lộc. Anh Tuy kể lại, ban đầu vợ chồng anh chỉ mua được 2 sào đất tại thôn Tân Ninh. Đất dốc, diện tích hẹp, trồng cà phê không đủ sống, vậy là anh chị suy nghĩ đến nuôi con gì để có thu nhập cho gia đình. Tìm hiểu qua lại, tham quan một số mô hình chăn nuôi, anh chị quyết tâm mua 5 con dê cái, 1 dê đực Boer về gầy bầy dê. Qua 15 năm, hiện trại dê của anh chị đã lên tới 200 con, là một trong những trại cung cấp dê giống uy tín quanh đất Bảo Lộc, Bảo Lâm, đồng thời mang lại thu nhập tiền tỉ cho gia đình.
Anh Tuy cho biết, dê Boer là giống dê có trọng lượng rất lớn, con trưởng thành nặng tầm 60 kg, lượng thịt rất nhiều. Đây lại là giống dê dễ ăn, chúng ăn đa dạng, từ cỏ, lá xanh, mít chín cho tới cám, bắp các loại. Chỉ sau 5 tháng, một con dê mới sinh đã có thể nặng 55-60 kg và có thể xuất chuồng, là vật nuôi lớn rất nhanh, thích hợp với nhà nông. Anh cho biết: “Dê Boer hiện đang bán với giá rất tốt, dê cái giống 430 ngàn đồng/kg, dê đực từ 30-40 triệu đồng/con, dê thịt 150 ngàn đồng/kg. Phân dê cũng có giá 40 ngàn đồng/bao 25 kg. Như nhà tôi một năm xuất 200 dê cái giống, mấy tấn dê thịt, thu nhập nói chung cũng đạt cả tỷ đồng trong khi chỉ cần 2 vợ chồng chăm bầy dê với chi phí không cao”.
Theo hướng nuôi giống nên vợ chồng anh Lê Hữu Tuy chú ý tới vấn đề vệ sinh rất cẩn thận. Trại dê làm bằng gỗ, sàn cách mặt đất tới 2 m, chất thải dê cách xa nơi dê sinh hoạt. Chị Tươi cho biết: “Vì chú ý chất lượng giống nên bình thường dê cái đủ 5 tháng tuổi có thể cho chịu đực thì nhà tôi để 8 tháng, dê thành thục rồi mới lấy giống. Dê mẹ khỏe thì dê con cũng khỏe, mang về cho nông dân nuôi cũng an tâm vì lớn nhanh, không bệnh tật”. Rút kinh nghiệm từ nhiều năm nuôi giống, anh chị cho dê cái đẻ theo “ổ”, tức là gom từ 10-12 dê cái cho chịu đực cùng một lần, cả “ổ” sẽ sinh cùng một đợt. Dê con được sinh ra 10 ngày, anh chị sẽ tách nuôi riêng, không ở cùng với mẹ, tránh trường hợp bị dê đực xô đẩy. Chỉ đến tối mới thả dê con về ngủ với mẹ, bú thêm bên cạnh chế độ ăn hàng ngày.
Với chế độ tách dê con nuôi riêng, một năm dê cái có thể đẻ 2 lần. Các dê con lại cùng lứa, dễ nuôi, dễ quản lý. Chị Tươi cho biết: “Dê giống trại nhà tôi được nuôi rất cẩn thận, khi mới đẻ được chích bổ sung sắt cho cả mẹ, cả con, dê 3 tuần được xổ giun, sán. Khi giao tới tay nông dân là dê hoàn toàn khỏe mạnh, sẵn sàng lên giống chịu đực”. Trại dê của anh chị được bà con chọn nhập nhiều do anh chị tư vấn sau bán giống rất cẩn thận, sẵn sàng chạy tới tận nơi xem dê phát triển ra sao, có bệnh gì không. Bà con có nhu cầu đổi đực, anh chị cũng sẵn sàng tìm nguồn trao đổi chất lượng giúp. Và khi nông dân cần anh chị bán dê thịt, dê giống, anh chị cũng sẵn sàng bán giúp mà không lấy một đồng chi phí nào.
Chị Nguyễn Thị Thắm, Chủ tịch Hội Nông dân xã Lộc Châu đánh giá, anh chị Lê Hữu Tuy – Mai Thị Tươi là nông hộ giỏi, diện tích đất sản xuất có rất ít nhưng đã tìm được vật nuôi mang lại hiệu quả kinh tế. Anh chị cung cấp dê giống cho bà con rất uy tín, là một trong những trại giống dê Boer lớn tại địa phương, cũng là điểm bà con tới học tập kinh nghiệm chăm sóc dê, cùng nông dân phát triển loại vật nuôi đầy kinh tế như dê Boer.
DIỆP QUỲNH
Nguồn: Báo Lâm Đồng
- trang trại dê sữa li> ul>
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Bình Phước: Chuẩn bị heo thịt cho thị trường tết
- Đề xuất kéo dài miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
Tin mới nhất
T3,24/12/2024
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Bình Phước: Chuẩn bị heo thịt cho thị trường tết
- Đề xuất kéo dài miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất