Tại một trang trại ở Trung Quốc, số gián được nuôi còn nhiều hơn cả dân số nước này.
Trang trại gián lớn nhất thế giới có trụ sở tại thị xã Tây Xương, tỉnh Tứ Xuyên. Nó được niêm phong như một nhà tù, khách du lịch cũng bị giới hạn khi đặt chân tới đây. Trang trại luôn trong tình trạng nóng, ẩm và tối, không bao giờ có ánh sáng mặt trời, tạo điều kiện thuận lợi cho hàng tỷ con gián phát triển mỗi năm.
Nơi đây trang bị một hệ thống quản lý nhân tạo, có tính năng tự động thu thập và phân tích hơn 80 loại dữ liệu, bao gồm độ ẩm, nhiệt độ và thức ăn cho gián. Bên cạnh đó, nó cũng sẽ giám sát những thay đổi như sự biến đổi di truyền và các điều kiện có thể ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng của gián.
Mỗi năm, trang trại này nuôi khoảng 6 tỷ con gián trưởng thành. Ảnh: HANDOUT
Theo chính phủ Trung Quốc, mục đích chính của việc nuôi gián là để sản xuất một loại thuốc chữa bệnh, thứ đang được hàng triệu bệnh nhân nước này sử dụng mỗi năm. Ngoài ra một số cơ sở khác cũng chăn nuôi gián vì muốn cung cấp nguồn protein vào thức ăn gia súc.
Chính quyền tỉnh Tứ Xuyên cho biết, dự án nuôi gián đạt được rất nhiều sự đột phá về khoa học và công nghệ, xứng đáng nhận được giải thưởng khoa học quốc gia. Theo một báo cáo từ chính phủ, nông trại gián này đã đem về tổng cộng 4,3 tỷ nhân dân tệ (tương đương hơn 15,5 nghìn tỷ VND) doanh thu trong vài năm gần đây nhờ việc sản xuất những viên thuốc từ gián.
Ảnh: Yahoo News Singapore
Khi gián đạt đến trọng lượng và kích thước chuẩn, nó sẽ được đưa vào máy nghiền nát để thuốc có thể phát huy hết tính năng. Loại thuốc này có màu sắc giống lá trà, vị hơi ngọt và mùi khá tanh. Tính đến nay, có khoảng hơn 40 triệu bệnh nhân mắc các bệnh về đường hô hấp, dạ dày và một số căn bệnh khác đều sử dụng loại thuốc từ gián để chữa trị. Đại diện trang trại gián tuyên bố, họ bán loại thuốc này cho hơn 4.000 bệnh viện trên khắp cả nước.
Theo y học cổ truyền Trung Quốc, gián là một thành phần chữa bệnh quý. Hiện nay, tại một số vùng nông thôn, trẻ sơ sinh đôi khi vẫn ăn gián cùng tỏi để điều trị cảm sốt hoặc đau bụng.
Sau hơn hai thập niên nghiên cứu và thử nghiệm lâm sàng, các nhà khoa học tại Trung Quốc phát hiện ra hàng chục protein từ gián có khả năng chống lại bệnh tật, cùng một số hợp chất sinh hóa có giá trị tiềm năng trong y học. Trước đó, nhiều tạp chí y học cũng đề cập đến việc gián có khả năng trẻ hóa. Nó có thể kích thích sự tái phát triển của các mô tổn thương trên da và niêm mạc.
Theo nhiều nghiên cứu, bệnh nhân bị viêm dạ dày hồi phục nhanh hơn khi sử dụng thuốc chế biến từ gián. Ảnh: HANDOUT
Một nhà nghiên cứu công tác Viện Materia Medica thuộc Học viện Khoa học Trung Quốc (CAMS) ở Bắc Kinh, người từng có kinh nghiệm về các loại thuốc liên quan đến gián, cho biết: “Thuốc này không phải là thần dược chữa bách bệnh. Nhưng hiệu quả của nó đối với một số triệu chứng là hoàn toàn chính xác”.
Tuy vậy, những viên thuốc này khi bày bán lại không ghi rõ thành phần cụ thể là gián. “Nguồn nguyên liệu này đối với hầu hết mọi người mà nói thì nó khá kinh tởm. Đó là lý do vì sao một số nước lại không dùng nó. Ngay cả ở Trung Quốc, hầu hết bệnh nhân đều không biết chúng có nguồn gốc từ gián“, nhà nghiên cứu nói thêm.
Ngay sau khi các bài viết về loại thuốc này được chia sẻ, những cuộc thảo luận diễn ra sôi nổi trên các diễn đàn.!Một số bệnh nhân từng tiêu thụ thuốc cho hay, họ hoàn toàn không biết gì về viên thuốc khi sử dụng. “Sự thật này tôi không nên biết thì hơn”, “Tôi không biết về nguồn gốc của nó, nhưng dù sao bệnh của tôi cũng khỏi sau khi dùng nó“, một vài người bình luận.
Ngọc Bích (Theo SCMP)
Nguồn: Saostar
- trang trại li>
- Trung Quốc li>
- con gián li>
- nuôi gián li> ul>
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Tập đoàn Nhật Sojitz khai trương nhà máy chế biến thịt bò mát 10.000 tấn tại Tam Đảo
Tin mới nhất
T2,23/12/2024
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất