Cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới là Mỹ và Trung Quốc đã chính thức bắt đầu sau 0h sáng 6/7 (giờ Mỹ), khi Mỹ quyết định áp thuế lên tới 34 tỉ USD đối với hàng Trung Quốc.
Phía Trung Quốc cũng đã nhanh chóng trả đũa bằng gói thuế quan 25% tương tự nhằm vào 545 mặt hàng NK từ Mỹ – từ ôtô tới nông phẩm, cũng trị giá 34 tỉ USD.
Ảnh minh họa
Trao đổi với NNVN, các chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực XNK nông sản quốc tế nhận định: Trong số các sản phẩm nông nghiệp, thì đậu nành của thế giới sẽ là mặt hàng chịu tác động mạnh nhất từ việc Trung Quốc áp dụng biện pháp trả đũa thuế quan lên mức 25% đối với hàng Mỹ.
Bởi hiện nay, đậu nành là một trong những mặt hàng nông sản mà Trung Quốc NK rất lớn từ Mỹ với kim ngạch NK năm 2017 lên tới gần 13 tỉ USD (trong tổng số nhu cầu đậu nành của Trung Quốc hàng năm khoảng trên 98 triệu tấn).
Trong ngắn hạn, việc Trung Quốc áp thuế NK đậu nành lên mức 25% sẽ tạo ra một cú sốc gây xáo trộn lớn tới thương mại đậu nành trên thế giới, bởi với mức thuế này, các nhà NK lớn của Trung Quốc sẽ phải ngừng NK đậu nành từ Mỹ và buộc phải chuyển hướng sang NK từ một thị trường khác.
Theo các chuyên gia, Argentina hiện là nước SX đậu nành lớn thứ hai thế giới sau Mỹ, tuy nhiên, lượng đậu nành của Argentina thường cũng đã có những đơn hàng ổn định với các đối tác thương mại lớn trên thế giới nên khó có thể chia sẻ với nhu cầu NK tăng đột biến đến từ Trung Quốc. Trong bối cảnh này, các nhà NK Trung Quốc nhiều khả năng sẽ phải tìm tới một thị trường đậu nành khác ở Nam Mỹ là Brazil.
Lâu nay, Brazil vốn không phải là một ông lớn trong thương mại đậu nành thế giới, tuy nhiên đây sẽ là cơ hội cho họ bởi các nhà NK lớn từ Trung Quốc không còn cách nào khác là phải đổ xô sang thị trường này. Bằng chứng là chỉ sau vài ngày các đòn thuế quan giữa Mỹ và Trung Quốc có hiệu lực, giá đậu nành tại Brazil đã tăng chóng mặt lên mức cao nhất trong vòng 15 năm trở lại đây, và nhiều khả năng sẽ còn tăng cao thời gian tới.
Theo một số hãng tin quốc tế, ngay sau khi Trung Quốc áp mức thuế quan 25% lên mặt hàng đậu nành XK từ Mỹ kể từ ngày 6/7, nhiều chuyến tàu chở đậu nành với số lượng hàng chục nghìn tấn từ Mỹ đang trên đường tới cảng Đại Liên của Trung Quốc đã buộc phải tạm dừng cập cảng. Có thông tin là một tàu chở 85.000 tấn đậu nành từ Mỹ bị Trung Quốc từ chối nhập khẩu đã phải đổ bỏ ngoài biển.
“Việc các chuyến hàng chở đậu nành của Mỹ bị mắc kẹt lại trong quá trình lưu thông khi cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc nổ ra sẽ là cơ hội để các nhà NK của Việt Nam chớp thời cơ để mua vào với giá hời. Vì vậy, các cơ quan chức năng nên sẵn sàng tạo điều kiện thuận lợi nhất cho việc NK các chuyến hàng đậu nành giá rẻ từ Hoa Kỳ trong thời gian tới”, một chuyên gia đại diện cho tổ chức xuất khẩu nông sản của Mỹ tại Hà Nội nêu quan điểm.
Đồng quan điểm, ông Nguyễn Xuân Dương, quyền Cục trưởng Cục Chăn nuôi cũng nêu ý kiến, trong lúc giá ngô, đậu tương, bột bã ngô của Mỹ xuất khẩu sang Trung Quốc tăng cao do bị áp thuế 25%, doanh nghiệp xuất khẩu nông sản của Mỹ không có cửa vào Trung Quốc. Lượng nông sản dư thừa của Mỹ đương nhiên phải tìm cách tiêu thụ ở các thị trường khác, trong đó có Việt Nam, với mức giá dễ chịu hơn. Cơ hội này các DNNK của ta không nên bỏ lỡ.
Tuy nhiên, ông Dương cũng chỉ ra một nguy cơ song hành bên cạnh thời cơ. Đó là cùng với đậu tương thì Trung Quốc cũng tăng thuế NK thịt từ Mỹ. Đương nhiên số thịt Mỹ không xuất được sang Trung Quốc, các doanh nghiệp của nước này sẽ đẩy vào Việt Nam. Với lợi thế, giá thịt của Mỹ rẻ, được chế biến công nghiệp với khối lượng lớn, mẫu mã bao bì đẹp nên khả năng thịt lợn, gà, bò của Mỹ thời gian tới có thể vào Việt Nam nhiều hơn, gây sức ép lên ngành chăn nuôi nội địa vốn đã ốm yếu của ta.
LÊ BỀN
- nhập khẩu nguyên liệu li>
- giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi li>
- đậu tương li>
- đậu nành li> ul>
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Tập đoàn Nhật Sojitz khai trương nhà máy chế biến thịt bò mát 10.000 tấn tại Tam Đảo
Tin mới nhất
T2,23/12/2024
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất