Gần nửa năm nay, người nuôi trâu, bò trên địa bàn tỉnh Phú Yên gặp nhiều khó khăn do giá hạ thấp, khó tiêu thụ. Hiện người chăn nuôi trâu, bò phải xoay xở đủ cách để duy trì đàn.
Người nuôi trâu, bò đang gặp khó khăn do giá giảm và không có đầu ra. Ảnh: NGUYỄN CHƯƠNG
Người nuôi gặp khó
Từ đầu tháng Chạp đến nay, giá trâu liên tục giảm mạnh. Ông Ba Bích, một người đang nuôi trâu ở xã Hòa Thắng (huyện Phú Hòa) cho biết: Lúc trước, trâu có giá khoảng 85.000-90.000 đồng/kg hơi, bán 1 con thu về khoảng 40-45 triệu đồng nên người nuôi trâu có thu nhập khá ổn định. Tuy nhiên, suốt 6 tháng qua, giá trâu liên tục giảm, đến giờ chỉ còn khoảng 70.000 đồng/kg hơi, không biết thời gian tới giá có tiếp tục giảm nữa hay không.
Không chỉ mất giá, hiện nay trâu còn không có đầu ra. Nửa năm qua, người nuôi trâu gần như không thể xuất đàn vì không có người mua. Ông Ngô Kim Long ở xã Hòa Quang Nam (huyện Phú Hòa) có hơn 30 năm nuôi trâu, cho biết: Những năm trước, bình quân mỗi năm tôi xuất bán mấy đợt với vài chục con trâu thịt, đồng thời còn bán thêm cả chục con trâu giống cho các hộ nuôi quanh vùng. Còn từ đầu năm đến nay, trại tôi không xuất được lứa nào, cả trâu thịt và trâu giống đều không bán được. Theo ông Long, trâu thịt có thị trường hẹp, hầu như không thể tiêu thụ nội địa, toàn bộ lượng trâu thịt đều được thương lái thu mua chuyển sang Trung Quốc tiêu thụ. Tuy nhiên từ đầu năm đến nay, phía Trung Quốc cấm biên, thương lái không thể xuất bán nên trâu nhũng hàng, người nuôi không thể tìm được đầu ra nào khác.
Tương tự, hiện giá bò cũng giảm mạnh và tiêu thụ chậm khiến nhiều người nuôi bò vỗ béo thua lỗ. Ông Nguyễn Văn Phụng ở xã An Phú (TP Tuy Hòa) nói: Tôi mua 3 con bò thịt này để vỗ béo với giá khoảng 120.000 đồng/kg hơi; khoảng 2 tháng sau, bò bắt đầu mất giá. Trong khi chi phí vỗ béo vô cùng tốn kém vì thức ăn chính là cám tổng hợp. Sau 3 tháng vỗ béo bán ra, gia đình tôi lỗ gần 20 triệu đồng. Sau lứa đó tôi ngừng nuôi vỗ béo, đến nay chỉ nuôi 2 con bò cái sinh sản.
Theo những người nuôi bò, mặc dù mất giá nhưng bò thịt vẫn còn bán được nhờ sức tiêu thụ nội địa mạnh, đồng thời thịt bò cũng là loại thực phẩm tiêu dùng khá phổ biến của người dân hiện nay chứ không phụ thuộc hoàn toàn vào thị trường Trung Quốc như thịt trâu.
Giảm đàn, đổi khẩu phần ăn
Trâu, bò giảm giá mạnh trong suốt nửa năm qua khiến các hộ chăn nuôi gặp khó khăn nên nhiều hộ quyết định giảm đàn. Ông Trần Văn Bé ở xã Hòa Quang Bắc (huyện Phú Hòa) cho biết: Hiện gia đình tôi còn 4 con bò vỗ béo nhưng chưa bán được, tôi đang tìm mối bán hết đàn bò này lấy vốn mua lại 2 con bò cái sinh sản để duy trì đàn, chứ nuôi bò vỗ béo chi phí cao mà giá bán thấp như vầy thì lỗ nặng.
Còn theo bà Lê Thị Mỹ ở xã Sơn Hà (huyện Sơn Hòa), trước đây để bò mau lớn, khẩu phần ăn chính là cám tổng hợp và bổ sung rơm rạ. Từ khi bò hạ giá mạnh, gia đình bà Mỹ chuyển sang cho bò ăn cỏ, rơm và nấu cháo cám gạo cho ăn bổ sung để cắt giảm chi phí, đến khi nào bò có giá thì sẽ thúc trở lại.
Hiện nay, khó khăn nhất là những hộ nuôi trâu đàn vì muốn giảm đàn cũng không được. Ông Ngô Kim Long cho biết: Đàn trâu gia đình tôi có gần 150 con, tất cả đều chăn thả ở các cánh đồng, khu rẫy ở huyện Sông Hinh và Sơn Hòa. Vì vậy, gia đình phải thuê 3 người chăn với tổng chi phí hàng tháng hết 24 triệu đồng. Tuy nhiên, nhiều tháng nay gần như không bán được con trâu nào, tất cả chi phí nuôi đàn trâu này đều phải xoay xở từ nguồn khác. Tính đến nay đã tốn gần 150 triệu đồng, nếu tình trạng này tiếp tục kéo dài thì gia đình rất khó để gồng gánh. Hiện chúng tôi rất muốn giảm đàn nhưng không thể xuất trâu được, rất mong các ngành chức năng có giải pháp hỗ trợ để mở được đầu ra cho bà con.
Theo Phó Chủ tịch UBND xã Hòa Quang Nam Phan Đình Tự, hiện tổng đàn trâu toàn xã có khoảng 1.200 con, các hộ nuôi trâu tại địa phương đều có quy mô đàn lớn từ vài chục đến hơn 100 con. Chính vì vậy, khi trâu không có đầu ra, người nuôi trâu gặp rất nhiều khó khăn vì chi phí duy trì đàn rất cao.
Theo Chi cục Chăn nuôi và thú y tỉnh, hiện tổng đàn trâu, bò toàn tỉnh khoảng 173.000 con, trong đó đàn trâu khoảng 6.000 con. Do giá trâu, bò hạ thấp nên nhiều hộ chăn nuôi có xu hướng giảm đàn. Tuy nhiên, người chăn nuôi cũng cần tính toán giảm đàn trong mức độ hợp lý để khi nhu cầu tiêu dùng và giá trâu, bò tăng thì không bị thiếu nguồn, đảm bảo chuỗi cung ứng cho thị trường.
THỦY TIÊN
Nguồn: Báo Phú Yên
- giá trâu li> ul>
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
- Từ 16/12, thuế suất hàng khô dầu đậu tương dùng làm thức ăn chăn nuôi được giảm xuống còn 1%
- Nghiên cứu axit amin chỉ ra tiềm năng cho chế độ ăn ít protein hơn
- Chuyển hướng nuôi bò nhốt chuồng vì hiệu quả cao
- Thị trường nhập khẩu ngô 10 tháng đầu năm 2024
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 19/11/2024
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
- Từ 16/12, thuế suất hàng khô dầu đậu tương dùng làm thức ăn chăn nuôi được giảm xuống còn 1%
- Nghiên cứu axit amin chỉ ra tiềm năng cho chế độ ăn ít protein hơn
- Chuyển hướng nuôi bò nhốt chuồng vì hiệu quả cao
- Thị trường nhập khẩu ngô 10 tháng đầu năm 2024
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 19/11/2024
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất