[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) vừa có chỉ thị số 8256/BNN-CT-TY yêu cầu các địa phương, tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm vụ đông xuân.
Theo báo cáo tình hình dịch bệnh và kết quả giám sát các loại mầm bệnh nguy hiểm như Cúm gia cầm, Lở mồm long móng, Dịch tả lợn Châu Phi, Tai xanh, Dại, … vẫn còn lưu hành ở mức cao tại nhiều địa phương trên phạm vi cả nước. Nhận định vào các tháng cuối năm 2019 và đầu năm 2020 (vụ Đông Xuân), nguy cơ dịch bệnh xảy ra là rất cao, làm ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm, nhất là trong điều kiện: (i) Thời tiết thay đổi chuyển mùa, làm giảm sức đề kháng của đàn vật nuôi và tạo thuận lợi cho mầm bệnh tồn tại, phát tán rộng; (ii) Tổng đàn gia súc, gia cầm tăng cao và việc vận chuyển, giết mổ, tiêu thụ thịt gia súc, gia cầm sẽ tăng mạnh do nhu cầu thực phẩm các tháng trước và sau Tết Nguyên đán; trong khi hoạt động vận chuyển, giết mổ gia súc, gia cầm tại một số địa phương chưa được kiểm soát chặt chẽ; (iii) Việc vận chuyển bất hợp pháp động vật, sản phẩm động vật qua biên giới gây nguy cơ mang theo mầm bệnh vào Việt Nam; (iv) Việc tiêm phòng vắc xin cho đàn vật nuôi tại một số địa phương chưa được triển khai đầy đủ và bị hạn chế bởi dịch bệnh Dịch tả lợn Châu Phi xảy ra trong thời gian qua; (v) Công tác chỉ đạo phòng, chống dịch tại một số địa phương còn chưa được quan tâm đúng mức, có ban hành văn bản chỉ đạo nhưng thiếu sự kiểm tra, đôn đốc, giám sát thực hiện tại tuyến cơ sở; có nơi không công bố dịch, không triển khai các biện pháp quản lý ổ dịch; (vi) Công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng trong phòng, chống dịch bệnh động vật chưa được thực hiện thường xuyên, liên tục; (vii) Công tác giám sát, phát hiện sớm và báo cáo ổ dịch tại một số địa phương chưa được thực hiện nghiêm, chỉ báo cáo khi dịch đã lây lan rộng; (viii) Tại nhiều địa phương, người chăn nuôi hoặc thú y cơ sở lấy mẫu gửi để xét nghiệm tại phòng thử nghiệm chưa được chỉ định hoặc không có thẩm quyền, nhưng không báo cho chính quyền và cơ quan thú y địa phương, dẫn đến nhiều trường hợp các cơ quan quản lý chuyên ngành thú y các cấp không kịp thời tổ chức các biện pháp phòng, chống theo quy định.
Để tăng cường tổ chức triển khai đồng bộ, có hiệu quả công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm vụ Đông Xuân, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị:
Đồng chí Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các Sở, ngành, Ủy ban nhân dân các cấp tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật theo quy định, trong đó lưu ý các giải pháp chính sau:
a) Chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã và các lực lượng chuyên môn chăn nuôi, thú y thực hiện:
(i) Đối với bệnh Dịch tả lợn Châu Phi: Chỉ đạo tổ chức triển khai quyết liệt, đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi theo đúng tinh thần chỉ đạo của Ban Bí thư tại Chỉ thị số 34-CT/TW ngày 20/5/2019; chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết số 42/NQ-CP ngày 18/6/2019; chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 04/CT-TTg ngày 20/02/2019, Công điện số 667/CĐ-TTg ngày 04/6/2019; các văn bản của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi, của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
(ii) Rà soát, tổ chức thực hiện tốt công tác tiêm phòng, trong đó chú ý các khu vực có ổ dịch cũ, các địa bàn có nguy cơ cao và địa phương bị ảnh hưởng lớn về thời tiết (lũ lụt, rét đậm, rét hại, …). Chỉ đạo tổ chức triển khai quyết liệt, đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp trong các Chương trình quốc gia phòng, chống bệnh: Bệnh Lở mồm long móng tại Quyết định số 476/QĐ-BNN-TY ngày 17/02/2019 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, bệnh Cúm gia cầm tại Quyết định số 172/QĐ-TTg ngày 13/02/2019 của Thủ tướng Chính phủ; bệnh Dại tại Quyết định số 193/QĐ-TTg ngày 13/02/2017 của Thủ tướng Chính phủ;
(iii) Đồng loạt tổ chức thực hiện Tháng tổng vệ sinh, tiêu độc khử trùng bằng vôi bột, hóa chất từ ngày 01/11/2019 – 01/12/2019 tại các khu vực đã từng xuất hiện ổ dịch, khu vực sau lũ lụt, khu vực chăn nuôi mật độ cao, các chợ, cơ sở buôn bán, giết mổ gia súc, gia cầm, theo tinh thần tại Công văn số 7724/BNN-TY ngày 15/10/2019 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
(iv) Chấn chỉnh công tác thú y tại tuyến huyện, tuyến xã; đặc biệt chú trọng khắc phục những tồn tại, bất cập trong công tác phòng, chống dịch bệnh, báo cáo số liệu dịch bệnh theo đúng quy định;
(v) Tăng cường công tác chủ động giám sát dịch bệnh gia súc, gia cầm, nhất là tại các khu vực đã từng có dịch bệnh xuất hiện, khu vực có nguy cơ cao để phát hiện sớm, cảnh báo và xử lý dứt điểm khi dịch bệnh mới được phát hiện; xử lý nghiêm các trường hợp giấu, không báo cáo dẫn đến dịch bệnh lây lan rộng, gây bức xúc cho người dân và cộng đồng;
(vi) Tăng cường công tác quản lý kiểm dịch, kiểm soát vận chuyển động vật, sản phẩm động vật, đặc biệt tổ chức ngăn chặn và xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển động vật, sản phẩm động vật trái phép ra, vào Việt Nam theo chỉ đạo của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi tại Công văn số 10/BCĐDTLCP ngày 16/10/2019 và Công văn số 4980/BNN-TY ngày 11/7/2019 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ngăn chặn tình trạng nhập lậu gia cầm vào Việt Nam;
(vii) Bố trí nguồn lực và tổ chức thực hiện kế hoạch xây dựng vùng, cơ sở, chăn nuôi gia súc, gia cầm để được công nhận an toàn dịch bệnh theo quy định, tạo điều kiện thuận lợi cho việc xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi sang các nước;
(viii) Khẩn trương xây dựng, trình phê duyệt và bố trí kinh phí để tổ chức triển khai Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh động vật năm 2020 theo chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Công văn số 7725/BNN-TY ngày 15/10/2019; dự trữ hóa chất bằng nguồn ngân sách của địa phương để chủ động xử lý môi trường tại các khu vực nguy cơ cao nhằm cắt đứt nguồn lây lan dịch bệnh.
b) Chỉ đạo, phối hợp với các cơ quan thông tấn, báo chí và hệ thống đài truyền thanh cơ sở tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền sâu rộng bằng nhiều hình thức, nội dung phù hợp với từng đối tượng và nguy cơ, tác hại của dịch bệnh.
c) Thành lập các Đoàn công tác do Lãnh đạo các Sở, Ủy ban nhân dân các cấp làm trưởng đoàn đi kiểm tra, hướng dẫn, đôn đốc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật tại cơ sở; bao gồm cả việc kiểm tra, hướng dẫn công tác xây dựng, phê duyệt và bố trí kinh phí phù hợp để tổ chức triển khai có hiệu quả kế hoạch phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn năm 2020 ở các cấp. Giao Cục Thú y và các đơn vị thuộc Cục tổ chức các đoàn công tác đến các địa phương trọng điểm, nguy cơ cao về dịch bệnh để hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra công tác phòng chống dịch bệnh của các địa phương, đặc biệt tại tuyến xã, tuyến huyện. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị đồng chí Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quan tâm chỉ đạo thực hiện nghiêm các nội dung nêu trên; thường xuyên thông báo về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để phối hợp xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh./.
PV
- dịch bệnh gia súc li> ul>
- Sử dụng vắc xin AVAC ASF LIVE, chủ đại lý bán gần 1.000 tấn cám/tháng an tâm nuôi lợn
- Vỏ yến mạch đang ngày càng phổ biến trong dinh dưỡng gia cầm
- Ứng dụng chế phẩm vi sinh để xử lý bã dong riềng làm phân bón hữu cơ và thức ăn chăn nuôi
- Hải Dương sẽ thực hiện cấm chăn nuôi tại 270 khu dân cư ở các phường, thị trấn
- Giá trâu bò thấp, người chăn nuôi gặp khó
- Bà Rịa – Vũng Tàu: Tập huấn phòng, chống dịch bệnh động vật năm 2024
- Mavin nhận giải thưởng danh giá về Trách nhiệm xã hội
- Thiết lập và tăng cường lá chắn miễn dịch cho lợn
- Nuôi bò thịt tuần hoàn, giảm ô nhiễm môi trường, lợi nhuận tăng 29%
- 6 thành phần giàu chất xơ và lợi ích của chúng đối với người chăn nuôi gia cầm
Tin mới nhất
T7,16/11/2024
- Sử dụng vắc xin AVAC ASF LIVE, chủ đại lý bán gần 1.000 tấn cám/tháng an tâm nuôi lợn
- Vỏ yến mạch đang ngày càng phổ biến trong dinh dưỡng gia cầm
- Ứng dụng chế phẩm vi sinh để xử lý bã dong riềng làm phân bón hữu cơ và thức ăn chăn nuôi
- Hải Dương sẽ thực hiện cấm chăn nuôi tại 270 khu dân cư ở các phường, thị trấn
- Giá trâu bò thấp, người chăn nuôi gặp khó
- Bà Rịa – Vũng Tàu: Tập huấn phòng, chống dịch bệnh động vật năm 2024
- Mavin nhận giải thưởng danh giá về Trách nhiệm xã hội
- Thiết lập và tăng cường lá chắn miễn dịch cho lợn
- Nuôi bò thịt tuần hoàn, giảm ô nhiễm môi trường, lợi nhuận tăng 29%
- 6 thành phần giàu chất xơ và lợi ích của chúng đối với người chăn nuôi gia cầm
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất