[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Triển lãm VIETSTOCK 2018 với chủ đề “Nâng cao năng lực chế biến và kết nối thị trường tiềm năng cho sản phẩm chăn nuôi, thủy sản Việt Nam” chính thức khai mạc sáng 17/10/2018 tại Trung tâm hội chợ và triển lãm Sài Gòn – SECC, 799 Nguyễn Văn Linh, TP. Hồ Chí Minh. Triển lãm diễn ra đến hết ngày 19/10/2018 và dự kiến sẽ có hơn 12.000 lượt khách tham dự.
Theo ông M. Gandhi, Phó chủ tịch cấp cao, kiêm Giám đốc điều hành tập đoàn UBM Asia – Đơn vị tổ chức triển lãm, điều làm VIETSTOCK 2018 khác biệt so với các sự kiện khác là sự đa dạng của chương trình và các hoạt động. Tại đây, quý khách có thể trải nghiệm, cập nhật các sản phẩm công nghệ mới nhất về ngành, từ đó tìm ra giải pháp thúc đẩy tăng trưởng hiệu quả đôi với doanh nghiệp của mình. “Triển lãm lần này sẽ tập trung vào nhu cầu của chuỗi sản xuất cung ứng các sản phẩm từ thịt và thủy sản – từ khâu thức ăn, chăn nuôi, sản xuất, chế biến và đóng gói đến tiêu thụ”, ông M Gandhi cho biết thêm.
Ông M. Gandhi, Phó chủ tịch cấp cao, kiêm Giám đốc điều hành tập đoàn UBM Asia phát biểu chào mừng triển lãm
Phát biểu tại lễ khai mạc, ông Nguyễn Xuân Dương, Quyền Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT) cho biết, năm 2018 ngành chăn nuôi Việt Nam đã nhanh chóng vượt qua khó khăn trong chăn nuôi lợn năm 2017 và cán đích thắng lợi về mọi mặt của năm 2018 như được mùa, được giá; các doanh nghiệp và người chăn nuôi cả nước đồng lòng tái đầu tư mở rộng quy mô, thâm canh tăng năng suất và chất lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và gia tăng xuất khẩu.
Ông Nguyễn Xuân Dương-Quyền Cục trưởng Cục Chăn nuôi
“Năm 2017, thịt gà Việt Nam lần đầu tiên xuất khẩu sang Nhật Bản; năm 2018, sản phẩm thịt lợn đông lạnh của Việt Nam được xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Myanma; tuy giá trị kinh tế chưa cao, nhưng xét về khía cạnh thương hiệu trong hoạt động thương mại là rất lớn. Điều này chứng minh sự trưởng thành của các cơ quan quản lý, nhất là năng lực của các doanh nghiệp chăn nuôi và quan trọng hơn là nó đã khẳng định được chất lượng, sự an toàn thực phẩm của các sản phẩm chăn nuôi Việt Nam hoàn toàn có thể chinh phục được thị trường các nước phát triển. Năm 2018 sản xuất và xuất khẩu thủy sản đều đạt các chỉ tiêu kế hoạch đề ra, trong đó xuất khẩu sẽ vượt mốc 9,0 tỷ USD.
Để đảm bảo lợi thế cạnh tranh và phát triển bền vững trong xu hướng hội nhập kinh tế thế giới, chúng ta cần tiếp tục đầu tư phát triển công nghệ kỹ thuật và áp dụng các quy trình quản lý tiên tiến nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và an toàn thực phẩm trong chăn nuôi và chế biến, nâng cao giá trị sản phẩm chăn nuôi, thủy sản và tích cực tìm kiếm các cơ hội khai thác tiềm năng thị trường nội địa, mở rộng thị trường tiêu thụ mới trên thế giới sẽ mang lại nhiều lợi ích cho cả người chăn nuôi và các doanh nghiệp hoạt động trong kĩnh vực chăn nuôi, thủy sản thời gian tới”, Quyền Cục trưởng Cục Chăn nuôi nhận định.
Ngày càng nhiều tập đoàn, doanh nghiệp nước ngoài trong ngành chăn nuôi, thủy sản quan tâm đến VIETSTOCK. Với sự tham dự của 46 quốc gia cùng 368 đơn vị trưng bày năm nay, Triển lãm VIETSTOCK 2018 sẽ mở ra những cơ hội kết nối kinh doanh cho ngành chăn nuôi, thủy sản, chế biến thịt và các nghành phụ trợ ở Việt Nam và những khu vực xung quanh, ông Nguyễn Xuân Dương nhấn mạnh.
Các đơn vị, doanh nghiệp nhận giải thưởng vì những đóng góp xuất sắc cho ngành chăn nuôi Việt Nam do ông Trần Thanh Nam, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT và ông M.Gandi – Phó chủ tịch cấp cao, kiêm Giám đốc điều hành tập đoàn UBM Asia, trao tặng.
Cũng tại lễ khai mạc đã diễn ra lễ trao giải thưởng Ngành chăn nuôi, thủy sản và chế biến thịt cho 21 hạng mục, đây chính là sự công nhận những đóng góp tích cực của các cá nhân và tổ chức trong việc thực hành quản lý tốt, góp phần phát triển bền vững ngành chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản. Chính thành tích xuất sắc và các tiến bộ kỹ thuật của doanh nghiệp đạt giải đã giúp cải thiện các tiêu chuẩn chăn nuôi hiện nay, mang lại giá trị tăng trưởng tốt cho sản phẩm Việt Nam không chỉ tại thị trường nội địa mà còn trên thế giới…
Lễ cắt băng khai mạc triển lãm VIETSTOCK 2018
Điểm đặc biệt tại VIETSTOCK 2018 là “bốn chương trình trong một sự kiện – chuỗi giá trị từ trang trại đến bàn ăn”. VIETSTOCK 2018 và các sự kiện đồng tổ chức Vietfeed, Vietmeat, Aquaculture VietNam sẽ tập trung vào nhu cầu của chuỗi sản xuất cung ứng các sản phẩm từ thịt và thủy sản, từ khâu thức ăn, chăn nuôi, sản xuất, chế biến và đóng gói đến tiêu thụ. Sự kết hợp này sẽ mang đến nhiều hoạt động và sản phẩm hấp dẫn, hữu ích cho các đơn vị trưng bày và khách tham quan.
Một số hình ảnh khác tại Triển lãm VIETSTOCK 2018:
Tại sự kiện triển lãm VIETSTOCK 2018 vinh đự được ông Nguyễn Thanh Nam, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT, tới tham dự Lễ khai mạc và tham quan nhiều gian hàng trong triển lãm.
Gian hàng của công ty BIOMIN – đơn vị tài trợ vàng của Triển lãm VIETSTOCK 2018
Gian hàng triển lãm của công ty DEHUES
Gian hàng triển lãm của công ty PROVIMI thu hút nhiều khách tham quan
Triển lãm năm nay cũng có sự góp mặt của nhiều công ty thiết bị, máy móc chăn nuôi nổi tiếng trên thế giới như Buhler – Hà Lan
Người chăn nuôi quan tâm đến máy móc chuồng trại của công ty SKIOLD (Đan Mạch) – nhà cung cấp toàn diện giải pháp nông nghiệp hàng đầu thế giới.
Hội Chăn nuôi Việt Nam – Đơn vị hỗ trợ cho VIETSTOCK 2018 và Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam – đơn vị bảo trợ truyền thông cho triển lãm VIETSTOCK 2018 cũng có gian hàng giới thiệu và trưng bày các ấn phẩm Báo chí.
Đông đảo doanh nghiệp, đối tác và các bạn đọc của Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam tới thăm quan, giao lưu tại gian hàng của Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam.
TÂM AN
- Triển lãm Vietstock 2018 li>
- VIETSTOCK 2018 li> ul>
- 529 cơ sở chăn nuôi được công nhận an toàn đối với bệnh Dịch tả heo Châu Phi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất