[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Với mong muốn hiện thực hoá các mục tiêu phát triển và cam kết đạt phát thải ròng bằng 0 (NetZero), “Diễn đàn Năng lượng xanh, sạch hướng tới NetZero” đã cập nhật, chia sẻ thảo luận, qua đó tiếp tục nhìn nhận và đánh giá rõ hơn các xu hướng, kinh nghiệm cũng như tốc độ chuyển đổi năng lượng và phát triển các nguồn năng lượng xanh, năng lượng sạch của các quốc gia trên thế giới, làm cơ sở tham khảo cho Việt Nam trên hành trình chuyển đổi sang nguồn năng lượng xanh, sạch.
Diễn đàn được tổ chức vào ngày 10/7 do Tạp chí Kinh tế Việt Nam phối hợp với Cục Biến đổi Khí hậu (Bộ TN-MT) tổ chức. Diễn đàn có sự tham dự của Ông Nguyễn Đức Hiển – Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, Ông Tạ Đình Thi – Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học công nghệ và Môi trường của Quốc hội, Bộ Tài nguyên và Môi trường, đại diện các đại sứ quán, các tổ chức xúc tiến thương mại, hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài, hiệp hội doanh nghiệp Việt Nam. Tham dự Diễn đàn còn có các chuyên gia kinh tế, chuyên gia năng lượng và phát triển bền vững cùng gần 200 các Tập đoàn Doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp Việt Nam.
Các đại biểu tham dự chụp ảnh kỷ niệm
Trong những năm qua, tầm nhìn về một tương lai bền vững và phát triển ngày càng quan trọng trong việc chuyển đổi hệ thống năng lượng. Thực hiện cam kết đảm bảo an ninh năng lượng và tầm nhìn năng lượng quốc gia, Việt Nam đã bắt đầu đặt ra mục tiêu về phát triển năng lượng xanh, giảm lượng khí nhà kính. Với cam kết tại COP26, đưa phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050, đã thể hiện sự tập trung và quyết tâm của Việt Nam trong việc xây dựng một hành trình phát triển bền vững, với mục tiêu chính là tạo điều kiện cho thế hệ tương lai có môi trường sạch và an toàn.
TS Chử Văn Lâm, Tổng biên tập Tạp chí Kinh tế Việt Nam – VnEconomy cho biết, việc chuyển dịch sang năng lượng sạch hiện nay không dễ dàng. Việc xây dựng hệ thống cung cấp năng lượng sạch đòi hỏi đầu tư lớn. Cùng với đó, công nghệ trong việc sản xuất và lưu trữ năng lượng tái tạo vẫn còn nhiều hạn chế, khó khăn trong việc đảm bảo cung ứng năng lượng ổn định.
Cụ thể, con số Hiệp hội năng lượng đưa ra cho thấy, nhu cầu vốn đầu tư cho ngành điện GĐ 2021-2030 khoảng 134,7 tỷ USD (13,4 tỷ USD/năm), nhưng trong ba năm qua mới đạt khoảng 30 tỷ USD (8,5 tỷ USD/năm), trong 6.5 năm còn lại phải đầu tư 105 tỷ USD (16,1 tỷ USD/năm) là thách thức lớn. Bên cạnh đó, cơ sở pháp lý cho triển khai các nguồn điện chạy nền và nguồn năng lượng tái tạo chưa được hoàn thiện. Nghị định về cơ chế mua bán điện trực tiếp (DPPA); cơ chế khuyến khích điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu với mục tiêu năm 2030 có 50% các tòa nhà công sở và 50% nhà dân sử dụng điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu… chưa được ban hành. Các quy định về huy động các nguồn điện linh hoạt, khung giá mua bán điện với hệ thống pin lưu trữ (BESS) và thủy điện tích năng… chưa có.
TS Chử Văn Lâm, Tổng biên tập Tạp chí Kinh tế Việt Nam – VnEconomy phát biểu tại Diễn đàn
Tại diễn đàn, các chuyên ra cũng đưa ra ý kiến ghi nhận về những nỗ lực cùng những giải pháp, thực trạng của Việt Nam trên con đường phát triển nguồn năng lượng mới. Theo chia sẻ của ông Nguyễn Anh Tuấn, Phó Chủ tịch – Tổng Thư ký Hiệp hội Năng lượng Việt Nam, vào năm 2016, năng lượng là lĩnh vực được ghi nhận có tỷ trọng phát thải lớn nhất (gần 65%) tổng lượng phát thải của Việt Nam. Giai đoạn 2024 – 2028, Việt Nam sẽ tiến hành triển khai những dự án cụ thể nhằm hiện thực hóa JETP (tuyên bố chính trị thiết lập quan hệ đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng) nhằm đạt mục tiêu “NetZero” vào năm 2050 cùng những mục tiêu phát triển bền vững lấy người dân làm trung tâm. Tuy nhiên, hiện nay tỉ trọng năng lượng hóa thạch ở Việt Nam vẫn còn rất cao và hiệu quả sử dụng năng lượng thấp.
Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đang phải đối mặt với nhiều thách thức như: Thiếu sự ổn định trong việc cung cấp nhiên liệu, giá các loại nguyên liệu đầu vào có thể thay đổi theo mùa, ảnh hưởng trực tiếp đến giá bán đầu ra; Việc sử dụng năng lượng sinh học cần dựa trên công nghệ dẫn đến khó thực hiện; Các nhà máy điện than chưa có sự đánh giá đúng về tiềm năng của việc sử dụng viên gỗ thay thế một phần nguyên liệu trong nhà máy.
Nhận thức được vấn đề trên, Việt Nam đã đưa ra nhiều giải pháp ưu tiên hàng đầu cho các nguồn năng lượng tái tạo và nguồn năng lượng thân thiện với môi trường. “Giai đoạn từ nay đến 2030 là thời khắc hết sức quan trọng để triển khai thực hiện những hoạt động có tính định hướng. Nếu không thực hiện sớm thì sẽ không đạt được mục tiêu đề ra đến năm 2050. Trước tiên, cần phải chuyển đổi cơ cấu năng lượng của chúng ta, tăng tỉ trọng tái tạo. Đồng thời trong từng quy mô doanh nghiệp sẽ phân tích công nghệ, thiết bị mình sử dụng là gì? Không chỉ đối với ngành nghề truyền thống mà cả ngành nghề sử dụng ít năng lượng cũng đều phải xem xét, đánh giá lại để có cái nhìn thực sự tổng thể hoàn chỉnh để tính toán, đạt sự bứt phá về chuyển đổi năng lượng”, PGS.TS Phạm Hoàng Lương, nguyên Phó Hiệu trưởng Đại học Bách Khoa Hà Nội, Giám đốc viện Khoa học Công nghệ quốc tế Việt Nam, Nhật Bản chia sẻ.
Đây là vấn đề bao gồm rất nhiều các vấn đề khác, liên quan đến cả góc độ vĩ mô đến góc độ cơ cấu sử dụng năng lượng của các ngành cũng như bài toán đặt ra với từng doanh nghiệp từ lớn đến nhỏ. Do đó, Việt Nam cần phải nỗ lực hơn rất nhiều để đẩy nhanh tiến độ thực hiện, nếu không không sẽ mất rất nhiều cơ hội đầu tư, cơ hội hỗ trợ tài chính, kĩ thuật từ thế giới.
Phương Nhung
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Bình Phước: Chuẩn bị heo thịt cho thị trường tết
- Đề xuất kéo dài miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
Tin mới nhất
T2,23/12/2024
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Bình Phước: Chuẩn bị heo thịt cho thị trường tết
- Đề xuất kéo dài miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất