Con tằm, vật nuôi đã từ lâu gắn bó với người dân cao nguyên, giúp hàng vạn nông dân có kinh tế sung túc, ổn định. Và không ít nông dân đã vươn lên thành triệu phú từ dâu tằm, trở thành tấm gương về phát triển kinh tế hiệu quả cho nhiều nông hộ khác.
Anh Vãng bên vườn dâu đang phục hồi
NUÔI TẰM NHÀN NHÃ
Gia đình anh chị Lê Văn Vãng – Bùi Thị Xuất vốn gắn bó với vùng đất Nam Ban (Lâm Đồng) từ những ngày theo gia đình vào xây dựng kinh tế mới. Mang theo nghề trồng dâu, nuôi tằm từ quê cũ vào cao nguyên, anh chị vẫn gắn bó với con tằm dù trải qua nhiều thăng trầm của nghề tằm tang. Những ngày tháng 5 trong mùa mưa cao nguyên, gia đình anh chị vừa xuất trên 3,5 tạ kén tằm với giá trên 200 ngàn đồng/kg. Với nguồn thu từ tằm 60 – 70 triệu đồng/tháng, ở đất Nam Ban, anh chị là một trong những nông hộ triệu phú từ nghề tằm.
Chị Bùi Thị Xuất kể lại những ngày nuôi tằm còn phải ăn cơm đứng. Ấy là những năm cũ, khi dâu còn là giống truyền thống lá nhỏ, giống Sa nhị luân, bầu đen, hái cả ngày cũng không đủ nuôi hộp tằm. Dọn phân, trải dâu lên nong, bê lên đặt xuống…, con tằm chỉ được nuôi với quy mô nhỏ do quá tốn sức. Còn hiện tại, giống dâu mới cao sản S7 – CB đã mang lại sức sống mới cho vùng tằm với năng suất cao, lá to, dễ chăm. Chị Xuất cho biết, nhà anh chị có tới trên 2 ha chuyên canh dâu tằm. Với sản lượng dâu rất lớn, chị thường xuyên nuôi 7 hộp tằm/tháng. Tằm được nuôi tại khu riêng, với phương pháp nuôi trực tiếp trên sàn. Dâu được hái về, sau quá trình làm “nguội” được phủ trực tiếp lên tằm. Không phải làm phân, cũng không phải dọn tằm nên con tằm khỏe, ít xây xát, lớn nhanh. Bởi quy trình nuôi đơn giản nên dù nuôi gối đầu 4 hộp tằm/lứa nhưng anh chị chỉ cần thuê người hái dâu. Còn việc chăm sóc tằm anh chị tự làm, tiết kiệm chi phí nhân công.
Với 2 ha dâu, ngoài hái lá phục vụ cho nhà tằm của gia đình, anh chị còn sẵn sàng chia sẻ với những bà con đang cần dâu mà chưa tới lứa hái. Gia đình anh chị áp dụng kỹ thuật thu hoạch dâu hỗn hợp, vừa hái lá, vừa đốn cành. Khi dâu còn tơ, anh chị hái lá bởi lúc này lá to, dày, năng suất cao. Mỗi vườn dâu tơ được hái 4 lứa trong vòng 4 tháng. Sau đó, khi dâu có dấu hiệu lá nhỏ đi, anh chị tiến hành đốn gốc, bón phân phục hồi. Đám dâu đốn gốc sau 3 tháng sẽ cao chừng 1 – 1,2 m, tiếp tục quay vòng hái lá, đốn gốc.
KHÒ LỬA RỬA NÉ
Chồng chị Xuất, anh Lê Văn Vãng chia sẻ kinh nghiệm, muốn tằm đạt hiệu quả phải đảm bảo hai vấn đề, giống và an toàn sinh học. Về giống tằm, phải tìm đúng nơi cung cấp tằm con khỏe, không bệnh tật. Tằm con hỏng từ nhà giống thì nuôi cách nào cũng không đạt hiệu quả. Sau đó là tới quy trình trồng dâu – chăm tằm đảm bảo an toàn. Nhà tằm phải được mắc mùng để bảo vệ tằm khỏi các sinh vật chích hút gây hại. Sau khi thu hoạch mỗi lứa tằm, anh chị đều vệ sinh nhà tằm rất kỹ. Sàn được hun 3 – 4 tiếng với nhiệt, sau đó rửa sạch. Dàn né cũng được khò qua lửa, sau đó rửa sạch lại với nước khử trùng. Quanh nhà tằm được phun thuốc khử trùng sinh học hàng tuần.
Với vườn dâu, anh Vãng cho biết, anh chị bón phân và kiểm soát phân bón rất kỹ. Phân được bón trước khi hái 1 tháng, đảm bảo phân tan hết rồi mới hái dâu. Chị Xuất cho biết: “Tằm ăn nhiều thì mới mau lớn, kén đẹp, dày, chắc. Nhưng nếu dâu trồng không đúng kỹ thuật, dự lượng phân cao, tằm vẫn lớn nhưng tới lúc làm kén thì tỷ lệ kén óp nhiều, năng suất thấp, chất lượng thấp, giá không cao”. Con tằm đặc biệt nhạy cảm với thuốc bảo vệ thực vật nên vườn dâu phải trồng riêng biệt, tránh để nhiễm thuốc BVTV từ cây trồng khác. Dâu dính thuốc, tằm ăn vào là hư hàng loạt, không thể cứu nổi.
Anh Lê Mạnh Hùng – Phó Chủ tịch Hội Nông dân thị trấn Nam Ban đánh giá, hộ gia đình anh chị Lê Văn Vãng – Bùi Thị Xuất, tổ dân phố Đống Đa là nông hộ sản xuất giỏi. Vườn dâu – nhà tằm của anh chị được đánh giá là mô hình trồng dâu nuôi tằm quy mô lớn, cho năng suất và chất lượng ổn định. Anh chị còn là hội viên nông dân xuất sắc, tham gia nhiệt tình vào các phong trào Hội, xây dựng gia đình, xây dựng thôn, xóm xanh – sạch – đẹp. Với giá tằm ổn định nhiều năm, năng suất cao như anh chị, trồng dâu nuôi tằm đã giúp gia đình trở thành triệu phú.
DIỆP QUỲNH
Nguồn: Báo Lâm Đồng
- kỹ thuật nuôi tằm 2 giai đoạn li>
- Nghề nuôi tằm li>
- chăn nuôi tằm li> ul>
- Thiết lập và tăng cường lá chắn miễn dịch cho lợn
- Nuôi bò thịt tuần hoàn, giảm ô nhiễm môi trường, lợi nhuận tăng 29%
- 6 thành phần giàu chất xơ và lợi ích của chúng đối với người chăn nuôi gia cầm
- Thịt nuôi cấy có thể trở thành thực phẩm sử dụng rộng rãi trên thế giới
- Bình Thuận: Toàn tỉnh hiện có trên 220 cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung
- FAO: Sản lượng ngũ cốc thế giới năm 2024 dự đoán sẽ giảm nhẹ 0,4%
- Lựa chọn chế độ ăn có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của gà thịt giống
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 12/11/2024
- Pháp: Nâng mức nguy cơ dịch Cúm gia cầm từ trung bình lên cao
- Liên minh Đổi mới ngành công nghiệp thịt heo Trung Quốc-ASEAN chính thức ra mắt
Tin mới nhất
T6,15/11/2024
- Thiết lập và tăng cường lá chắn miễn dịch cho lợn
- Nuôi bò thịt tuần hoàn, giảm ô nhiễm môi trường, lợi nhuận tăng 29%
- 6 thành phần giàu chất xơ và lợi ích của chúng đối với người chăn nuôi gia cầm
- Thịt nuôi cấy có thể trở thành thực phẩm sử dụng rộng rãi trên thế giới
- Bình Thuận: Toàn tỉnh hiện có trên 220 cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung
- FAO: Sản lượng ngũ cốc thế giới năm 2024 dự đoán sẽ giảm nhẹ 0,4%
- Lựa chọn chế độ ăn có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của gà thịt giống
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 12/11/2024
- Pháp: Nâng mức nguy cơ dịch Cúm gia cầm từ trung bình lên cao
- Liên minh Đổi mới ngành công nghiệp thịt heo Trung Quốc-ASEAN chính thức ra mắt
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất