Trộm bò đang hoành hành ở miền Tây - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 67.000 - 69.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội 69.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Yên Bái 68.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lào Cai 67.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 64.000 - 68.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 67.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Ninh Thuận 66.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 63.000 - 67.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 67.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Cần Thơ 66.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Trà Vinh 63.000 đ/kg
    •  
  • Trộm bò đang hoành hành ở miền Tây

    Những tên trộm bò liên tục gây án đã khiến các vùng quê của tỉnh Vĩnh Long, Trà Vinh…, vốn yên tĩnh trở nên náo loạn và lo sợ.

     

    Bò là vật nuôi có giá trị kinh tế lớn nhưng người dân thường chủ quan làm chuồng trại nuôi nhốt không chắc chắn, cách xa nhà, chăn thả rông không người giữ và những con bò đó trở thành mục tiêu của bọn trộm cắp.

    Trộm bò đang hoành hành ở miền Tây

    “Mất ăn, mất ngủ” vì nạn trộm bò

     

    Thời gian qua, nạn trộm cắp bò hoành hành ở vùng quê khiến nhiều người chăn nuôi lo lắng. Nhiều hộ dân bị mất bò xót đứt ruột vì vật nuôi này là tài sản lớn của gia đình. Ông Đinh Văn Góp (xã Song Phú- Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long) còn bàng hoàng khi sáng ra thì 2 con bò đã “mọc cánh bay” khỏi chuồng.

     

    Ông Góp cho biết, 2 con bò cái đều sắp đẻ, tổng giá trị không dưới 70 triệu đồng. Gia đình dành dụm mua được 2 con bò và sau nhiều tháng cực khổ chăn nuôi mới dự định bán nhưng đã không thành.

     

    Gần đây, trên địa bàn huyện Trà Ôn liên tiếp xảy ra các vụ mất trộm bò. Như hộ bà Lê Thị Nhung (xã Trà Côn) bị trộm “đột nhập” chuồng bò nhưng chưa kịp dẫn bò đi. Bà Nhung cho biết, gia đình nuôi 2 con bò.

     

    Tối hôm đó, bà nghe có tiếng động từ chuồng bò ở phía sau nhà nên ra thăm thì thấy 1 con ra khỏi chuồng, còn 1 con đã mất. Nghĩ tên trộm chưa dắt bò đi xa nên gia đình bà tỏa ra đi tìm và phát hiện con bò đứng cách chuồng khoảng 100m. Cùng thời điểm này, chuồng bò của ông Trịnh Phi Hùng ở cùng địa phương cũng bị trộm “viếng”.

     

    Ông Hùng kể, tối ra thăm bò thì phát hiện con bò đứng ở bên ngoài chuồng và ở gần chuồng có dấu chân người. Ông nghi kẻ trộm dẫn con bò ra ngoài nhưng nó không chịu đi nên còn quần thảo, giằng co.

     

    Qua điều tra, công an bắt được Trương Văn Hải (SN 1983, xã Trà Côn- Trà Ôn). Hải thừa nhận ngoài việc “đột nhập” chuồng bò của bà Nhung và ông Hùng, còn trộm bò của bà Nguyễn Thị Diếm (xã Trà Côn). Tuy nhiên, Hải chỉ dẫn được 2 con bò của ông Hùng và bà Nhung ra khỏi chuồng nhưng giữa chừng bò không chịu đi. Sợ bị phát hiện, Hải trốn vào trong căn chòi giữ cam của người dân ngủ đến sáng.

     

    Không may mắn như các hộ trên, bà Nguyễn Thị Ngọc Tới (xã Nhơn Phú- Mang Thít) bị trộm bắt 1 con bò giống nặng khoảng 300kg. Sau đó, đối tượng Nguyễn Hữu Lộc cũng bị bắt nhưng hắn ta đã bán con bò lấy 17 triệu đồng tiêu xài hết.

     

    Nhiều nhóm tội phạm còn táo bạo trộm bò rồi thuê xe tải chở đi tiêu thụ ngang nhiên giữa ban ngày. Cụ thể, 3 đối tượng: Thạch Thanh Na (Phường 9, TP Trà Vinh- tỉnh Trà Vinh), Nguyễn Thị Minh Uyên và Trần Thị Mỹ Phụng (cùng ở TP Hồ Chí Minh) trộm 2 con bò ở TP Trà Vinh rồi thuê xe tải chở đến địa bàn huyện Trà Ôn rao bán nhưng bị công an địa phương bắt giữ.

     

    Mới đây, Công an Vĩnh Long cũng bắt giữ Nguyễn Thanh Lợi cùng với tang vật là 1 con bò. Lợi trộm con bò ở tận Bình Thuận, rồi thuê xe tải chở đến Vĩnh Long nhưng chưa kịp tiêu thụ thì bị bắt.

     

    Đừng để “mất bò mới lo làm chuồng”

     

    Những con bò có giá trị khá cao, là tài sản lớn của nhiều gia đình nhưng người dân còn chủ quan, không bảo vệ kỹ.

     

    Họ thường làm chuồng trại nuôi nhốt cách xa nhà hay thả rông ngoài đồng không người chăn giữ, nên bò trở thành “miếng mồi” béo bở của bọn trộm. Nhiều đối tượng trộm ở cùng địa phương đã lợi dụng sự sơ hở của người nuôi bò để trộm.

     

    Đối tượng Nguyễn Văn Tùng (SN 1986, ấp Rạch Vẹt, xã Trà Côn- Trà Ôn) biết hộ bà Nguyễn Thị Thảnh (SN 1936) có nuôi bò nhốt trong chuồng ở sau nhà nên chờ bà Thảnh đi vắng, Tùng tới dẫn con bò đi tìm nơi tiêu thụ. Rất may, người dân đã phát hiện, bắt giữ Tùng và giao cho công an.

     

    Bà Thảnh cho biết, bà làm chuồng bò tuốt ngoài vườn. Đó là con bò Sinl lai Pháp hơn 1 năm tuổi và đây là tài sản lớn của gia đình. Sau vụ việc, bà sẽ thuê người làm lại chuồng chắc chắn, gần nhà để dễ canh giữ bò hơn.

     

    Đa phần người dân mất bò đều nuôi nhốt cách xa nhà và khi mất bò họ mới lo làm chuồng kiên cố chắc chắn. Ông Góp mất 2 con bò trị giá hàng trục triệu đồng rất tiếc nuối.

     

    “Gia đình cũng cảnh giác nạn trộm bò nên làm chuồng ở gần lộ, mong có người qua lại sẽ an toàn hơn. Chuồng làm bằng cây đơn sơ, có bao thêm lưới kẽm xung quanh nhưng cũng bị mất bò. Đến bây giờ, gia đình chưa dám mua bò để nuôi lại và sau này có nuôi chắc phải làm chuồng trại cho chắc chắn”- ông Góp cho biết.

     

    Ở vùng quê chăn nuôi bò có thể tận dụng cỏ trong vườn làm thức ăn, sau vài năm bán bò sẽ có một số vốn lớn nên có nhiều hộ dân nuôi bò cải thiện thu nhập cho gia đình. Tuy nhiên, nạn trộm cắp bò có chiều hướng gia tăng, khiến người dân lo lắng.

     

    Theo cơ quan chức năng, bò trộm cũng dễ đem tiêu thụ nên gây nhiều khó khăn cho công tác điều tra, phá án.

     

    Để bảo vệ vật nuôi, ngoài sự nỗ lực, quyết tâm của lực lượng công an thì mỗi người chăn nuôi nên có ý thức bảo vệ tài sản, đừng để “mất bò mới lo làm chuồng”!

     

    Theo Báo Vĩnh Long

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.