[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Cây cao lương (sorghums; Sorghum vulgare var) hay còn gọi là cây lúa miến, có nhiều giống như: Sorghum Sudanese, Sorghum halepense, Sorghum almum… Trong đó, Sorghum sudanese được gọi là cỏ Sudan, Sorghum halepense được gọi là cỏ Johnson, trồng nhiều ở Mỹ và Sorghum almum được gọi là cỏ Columbus trồng nhiều ở nam Mỹ, với mục đích làm thức ăn xanh cho gia súc và lấy hạt.
Đặc điểm cơ bản
Cao lương là cây trồng hàng năm, mỗi năm cho thu hoạch chất xanh từ 2 – 3 lứa chỉ với một lần trồng. Cây cao 2 – 3 mét, sinh trưởng nhanh, phát triển tốt ở vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới, phù hợp với đất trồng có pH từ 5,0 – 8,5. Cây chống chịu tốt với điều kiện ngoại cảnh bất lợi như lạnh, mặn, hạn… nên có thể canh tác ở nhiều vùng sinh thái khác nhau, đặc biệt là các vùng có khí hậu khô. Thời gian sinh trưởng ngắn, từ 100 – 115 ngày, song năng suất chất xanh có thể đạt trên 90 tấn/ha. Hạt cây được dùng làm thức ăn gia súc. Cao lương được trồng nhiều ở Mỹ, Ấn Độ, Nigeria, Trung Quốc, Mexico, Sudan và Argentina. Do thân có hàm lượng đường cao nên cây cao lương được dùng làm nguyên liệu chiết xuất ethanol sinh học.
Phát triển cây cao lương gặp khó vì chi phí hạt giống cao và phải gieo hạt mỗi năm
So với cây ngô thì cao lương trồng được trên đất nghèo dinh dưỡng và khô hạn hơn, thu cắt được 2 – 3 lứa, tuy nhiên năng suất hạt thấp hơn ngô. Một thí nghiệm so sánh năng suất chất xanh của ngô và cao lương tại vùng có lượng mưa 1.000 – 1.350 mm cho thấy, năng suất chất xanh của ngô đạt 25 tấn/ha, cao lương đạt 20 tấn/ha lần cắt đầu và 16,5 tấn/ha lần cắt thứ hai. Hạt cao lương gặp hạn có thể ngủ chờ mưa sẽ mọc, phát triển tốt trên độ cao trên 1.800m. Giá trị dinh dưỡng của cây cao lương tương đương với cây bắp, cỏ sả, cỏ voi. Điểm bất lợi của cây là chúng chứa HCN (hydrocyanic acid), mức độ gây độc của HCN phụ thuộc vào giống, thời tiết, khoảng cách lứa cắt. Thí dụ vào mùa khô hạn, hàm lượng HCN trong thân lá cũng cao hơn. Cây tái sinh cắt sau 50 ngày hàm lượng HCN không đáng kể, cây cao lương sau ủ chua sẽ không còn HCN. Cây cao lương cũng có thể gây độc nitrate cho bò vì chúng chứa KNO3 (potassium nitrate), đặc biệt là sau khi bón phân nitrate. Nitrate trong thức ăn được biến đổi thành nitrite trong dạ cỏ, nó kết hợp với hemoglobin thành dạng methemoglobin làm cho hồng cầu không thể liên kết và vận chuyển được oxy, biểu hiện ra niêm mạc tái xám, bò chửa có thể bị sảy thai. Khi KNO3 vượt quá 1,0 – 1,5% chất khô có thể gây chết gia súc. (M.A. barrett & P.J. Larkin, 1979).
Đặc biệt, Sorghum sudanese so với các giống khác có hàm lượng HCN trong thân lá thấp hơn nên thích hợp cho trồng để ủ xanh và chăn thả.
Cao lương cũng từng được nhập về Việt Nam vào những năm đầu 1960 với tên gọi bo bo. Cây cao lương được trồng lâu đời ở các khu vực núi cao như Hà Giang, Cao Bằng, Lào Cai, Sơn La, Điện Biên, khu vực Tây Nguyên với mục đích thu hoạch hạt làm lương thực và thức ăn cho gia súc. Cây lớn nhanh, cho lượng chất xanh lớn hơn cây ngô, hàm lượng đường trong thân cao, lá không ráp, không có lông. Một số giống cao lương mới có khả năng tái sinh mạnh, trồng một vụ có thể thu hoạch liên tiếp 2 – 4 lần. (Phạm Văn Cường, 2015).
Cây cao lương tại Việt Nam: Không như kỳ vọng
Năm 2015, một giống siêu cao lương (super Sorghum) dưới dạng hạt F1, được Công ty Sol Holding (Nhật Bản) giới thiệu trồng thử tại một số huyện của Đồng Nai. Theo giới thiệu, một lần trồng sẽ cho thu cắt ba vụ trong năm, do cây sẽ tự tái sinh. Năng suất dự kiến vụ thứ nhất 120 – 130 tấn/ha, năng suất vụ hai, vụ ba sẽ giảm hơn so với vụ thứ nhất. Song thực tế, giống này trồng thử nghiệm tại Đồng Nai, năng suất vụ thứ nhất khoảng 60 tấn/ha, vụ hai chỉ được 12 tấn/ha, ước tính cả 3 lứa cắt cao lắm đạt 100 tấn/ha. Chi phí cho hạt giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật cao hơn 50% so với trồng bắp. Một kế hoạch đầy tham vọng của Đồng Nai là đến năm 2020 sẽ phát triển 3.000 ha cây siêu cao lương (năm 2016 diện tích trồng siêu cao lương tại Đồng Nai là 1.000ha), và tập trung ở bốn huyện Xuân Lộc, Cẩm Mỹ, Long Thành và Nhơn Trạch
Một giống cao lương mới do Công ty TNHH Hạt giống Việt (Vietseed) nhập từ Mỹ là giống Latte. Giống cao lương Latte do các Công ty thuộc vùng Herefort, bang Taxas, Hoa Kỳ chọn tạo từ kết quả lai tạo giữa 2 dòng Sorghum bicolor và Sorghum sudanese. Hạt giống F1 được khảo nghiệm tại Trung tâm Nghiên cứu bò và đồng cỏ Ba Vì (2016) cho năng suất chất xanh lứa đầu (70 ngày sau gieo) đạt trên 33 tấn/ha, cao hơn so với giống đối chứng là Sweet Jumbo. Năm 2015, giống Latte cũng được khảo nghiệm tại trang trại của Công ty TH True Milk tại Nghĩa Đàn (Nghệ An) cho năng suất chất xanh lần cắt đầu (sau gieo 40 – 50 ngày) từ 43 – 52 tấn/ha. Giống có thể cho thu hoạch 3 lứa/năm. Nếu chăm sóc tốt, năng suất có thể đạt trên 100 tấn/ha/năm (cho 3 lứa thu hoạch). Ưu điểm của giống Latte là lá nhiều, lá xanh từ gốc đến ngọn, lá mềm, không có lông và răng cưa như các giống cỏ Voi và VA-06 nên gia súc rất thích ăn. Thân cây mềm, gia súc có thể ăn cả phần gốc, có thể sử dụng làm cỏ ăn tươi hoặc ủ chua.
Cây cỏ Sweet Jumbo và Superdan
Đây là hai giống cỏ lai F1 (cỏ lai cao lương). Công ty CP Giống cây trồng miền Nam (SSC) nhập mỗi năm hàng trăm tấn hạt của 2 giống cỏ này từ Tập đoàn Advanta tại Úc. Cỏ đã trồng thử tại nhiều vùng trên cả nước, cỏ dễ trồng, dễ chăm sóc, khả năng sinh trưởng mạnh, năng suất chất xanh từ 35 – 40 tấn/ha/lần/cắt, thân lá mềm và có độ ngọt cao hơn cỏ sả. Bắt đầu thu hoạch sau 5 tuần gieo hạt, cỏ tái sinh nhanh, 25 – 28 ngày cắt 1 lần. Một lần gieo hạt thu cắt được 3 – 4 lứa. Cỏ thích hợp cho ăn tươi và ủ xanh. Đây là 2 giống cỏ lai nên không thu hạt để giống trồng cho vụ sau.
Các giống cao lương và cỏ lai cao lương nói trên, có thể cho năng suất chất xanh cao hơn so với cây ngô, tuy vậy việc phát triển chúng ra diện rộng vẫn gặp khó khăn vì phải gieo hạt mỗi năm và hạt giống F1 phải nhập từ nước ngoài. Chi phí hạt giống cho mỗi lần trồng mới không hề nhỏ.
Đinh Văn Cải
- chăn nuôi bò li>
- cỏ sorghum li>
- cỏ Stylo li>
- cây cao lương li>
- thức ăn cho bò li> ul>
1 Comment
Để lại comment của bạn
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Bình Phước: Chuẩn bị heo thịt cho thị trường tết
- Đề xuất kéo dài miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
Tin mới nhất
T2,23/12/2024
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Bình Phước: Chuẩn bị heo thịt cho thị trường tết
- Đề xuất kéo dài miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
tôi muốn mua hạt giông cây cao lương