Trung Quốc, quốc gia nhập khẩu đậu tương lớn nhất thế giới, đã dừng mua đậu tương Mỹ trong bối cảnh chiến tranh thương mại giữa hai nước leo thang mạnh – nguồn thạo tin tiết lộ với hãng tin Bloomberg.
Ảnh minh họa
Nguồn tin nói rằng các công ty nhập khẩu quốc doanh Trung Quốc không nhận được thêm yêu cầu nào từ Bắc Kinh về “nhập khẩu thiện chí” đậu tương Mỹ. Trung Quốc cũng được cho là sẽ không sớm nối lại việc mua đậu tương Mỹ, xét đến việc đàm phán thương mại giữa hai nước đang ở trong tình trạng ngưng trệ.
Tuy nhiên, theo nguồn tin, Trung Quốc hiện không có kế hoạch hủy các đơn hàng đậu tương Mỹ đã đặt mua trước đây.
Tổng thống Donald Trump đã đẩy leo thang cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung trong tháng này, bằng cách tăng thuế từ 10% lên 25% đối với 200 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc. Bắc Kinh đã đáp trả động thái của Washington bằng cách áp thuế lên 60 tỷ USD hàng hóa Mỹ.
Theo dự kiến, ông Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ có cuộc gặp bên lề thượng đỉnh G20 ở Osaka, Nhật Bản vào cuối tháng 6. Giới phân tích kỳ vọng trong cuộc gặp này, hai nhà lãnh đạo sẽ tìm ra giải pháp cho cuộc chiến thương mại. Tuy nhiên, với căng thẳng hiện nay, chưa ai có thể dám chắc về kết quả của cuộc gặp.
Đầu tháng này, giá đậu tương giao sau ở Chicago giảm xuống mức thấp nhất 10 năm do căng thẳng Mỹ-Trung leo thang. Sau đó, giá đậu tương đã hồi phục do thời tiết mưa lớn gây thiệt hại cho các nông trại trồng đậu tương ở Mỹ.
Dữ liệu của Chính phủ Mỹ cho thấy Trung Quốc đã mua khoảng 13 triệu tấn đậu tương Mỹ sau khi hai nước nhất trí “đình chiến” thương mại vào tháng 12 năm ngoái. Đây là hoạt động thể hiện thiện chí của Trung Quốc với Mỹ nhằm thúc đẩy việc đi đến một thỏa thuận thương mại.
Hồi tháng 2, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) Sonny Perdue nói Trung Quốc cam kết mua thêm 10 triệu tấn đậu tương của nước này. Tuy nhiên, do đàm phán bế tắc và xung đột leo thang trở lại, Trung Quốc đã dừng việc mua đậu tương Mỹ – nguồn tin nói.
Cũng theo dữ liệu của USDA, hiện còn khoảng 7 triệu tấn đậu tương Mỹ mà Trung Quốc đã đặt mua trong niên vụ này chưa được giao hàng.
Việc Trung Quốc dừng mua đậu tương Mỹ được xem là một đòn giáng thẳng vào nền móng chính trị của ông Trump. Trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2016, ông Trump giành chiến thắng tại 8 trong số 10 bang trồng nhiều đậu tương nhất ở Mỹ, tất cả đều là các bang thuộc vùng Midwest.
Với tình hình này, Iowa – bang trồng đậu tương lớn thứ nhì sau Illinois – có thể quay trở lại ủng hộ Đảng Dân chủ trong cuộc bầu cử năm 2020. Vào năm 2016, bang này đã chuyển từ ủng hộ Đảng Dân chủ sang ủng hộ Đảng Cộng hòa của ông Trump.
Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung đang làm gia tăng khó khăn đối với nông dân Mỹ ở các bang vùng Midwest, nơi đã đối mặt với tình trạng giá nông sản sụt giảm liên tục suốt 5 năm qua. Hiện tại, vùng này cũng đang trải qua một trận lụt nghiêm trọng.
Năm ngoái, thu nhập của các nông trại ở Mỹ đã giảm 16%, còn 63 tỷ USD, khoảng bằng một nửa so với mức của năm 2013.
Đầu tháng này, ông Trump đã hứa chi thêm 16 tỷ USD để hỗ trợ nông dân Mỹ vượt qua ảnh hưởng của chiến tranh thương mại. Năm ngoái, Chính phủ Mỹ đã chi 12 tỷ USD để giúp nông dân.
Có nhiều dấu hiệu cho thấy Trung Quốc đang chuyển sang mua đậu tương Brazil để thay thế đậu tương Mỹ, điển hình là giá đậu tương Brazil có chiều hướng tăng trong vòng 1 tháng trở lại đây.
Trung Quốc hiện đang đối mặt với dịch tả lợn châu Phi, nên nhu cầu thức ăn chăn nuôi ở nước này suy giảm, dẫn tới tiêu thụ đậu tương giảm xuống. Theo ước tính của Rabobank, Trung Quốc đã thiệt hại khoảng 30% nguồn cung thịt lợn do trận dịch.
BÌNH MINH
Nguồn: vneconom
- Trung - Mỹ li>
- cuộc chiến thương mại Trung – Mỹ li>
- nhập khẩu đậu tương li> ul>
- Bản tin thị trường ngành thịt trong nước và thế giới tháng 12.2024
- Việt Nam có hơn 500 loại vacxin phòng bệnh trên gia súc, gia cầm
- Giảm protein thô trong chăn nuôi: Cân bằng lợi ích và rủi ro
- Indonesia cân nhắc nhập khẩu lúa mì làm thức ăn chăn nuôi
- Công bố Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia năm 2023
- Không tiếp cận được thuế khô dầu đậu tương 1%, 15 doanh nghiệp kiến nghị lên Văn phòng Chính phủ
- Hà Nội: Tạo mọi điều kiện thuận lợi về xử lý chất thải trong chăn nuôi
- Ảnh hưởng của vi khuẩn có lợi và có hại đến hiệu suất sử dụng thức ăn ở lợn
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 07/01/2025
- Hưng Gia Nam Group: Động thổ và khởi công xây dựng nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi số 2, công suất 300.000 tấn/năm
Tin mới nhất
T6,10/01/2025
- Bản tin thị trường ngành thịt trong nước và thế giới tháng 12.2024
- Việt Nam có hơn 500 loại vacxin phòng bệnh trên gia súc, gia cầm
- Giảm protein thô trong chăn nuôi: Cân bằng lợi ích và rủi ro
- Indonesia cân nhắc nhập khẩu lúa mì làm thức ăn chăn nuôi
- Công bố Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia năm 2023
- Không tiếp cận được thuế khô dầu đậu tương 1%, 15 doanh nghiệp kiến nghị lên Văn phòng Chính phủ
- Hà Nội: Tạo mọi điều kiện thuận lợi về xử lý chất thải trong chăn nuôi
- Ảnh hưởng của vi khuẩn có lợi và có hại đến hiệu suất sử dụng thức ăn ở lợn
- Lợi ích và thách thức của urê cấp thức ăn chăn nuôi
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 07/01/2025
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất