Lượng nhập khẩu lớn của Trung Quốc đã hỗ trợ cho một số nước xuất khẩu, bao gồm cả Mỹ, nếu không có sự hỗ trợ đó, một số nước sẽ gặp khó khăn.
Năm 2020, Trung Quốc là nước nhập khẩu thịt lợn nhiều nhất thế giới, nguyên nhân do một số yếu tố, trong đó có sự bùng phát trở lại của dịch tả lợn châu Phi (ASF) và do chi phí chăn nuôi tăng cao khiến giá thịt lợn sản xuất trong nước trở nên đắt đỏ.
Chính lượng nhập khẩu lớn của Trung Quốc đã hỗ trợ cho một số nước xuất khẩu, bao gồm cả Mỹ, nếu không có sự hỗ trợ đó, một số nước sẽ gặp khó khăn. Đây là một tình huống đáng lo ngại, đặc biệt khi nhu cầu nhập khẩu của Trung Quốc sẽ không kéo dài mãi mãi, do một số yếu tố:
Chi phí chăn nuôi cao
Khi chi phí chăn nuôi ở mức cao, thì ngành nông nghiệp của Trung Quốc cần phải ngày càng hiện đại hóa, để hạ giá thành chăn nuôi. Trước đây, chi phí sản xuất thịt lợn của Trung Quốc ở mức 5 USD/kg, cao hơn so với mức trung bình trên thế giới là 2 USD/kg, nhưng hiện nay đang bắt đầu giảm.
Tự cung tự cấp
Trước đây nhu cầu thịt lợn tại Trung Quốc chủ yếu dựa vào thị trường thế giới, nhưng do áp lực chính trị phải tự cung tự cấp, nên nhu cầu nhập khẩu giảm.
Phục hồi sau dịch tả ASF
Năm trước, dịch ASF đã làm thiệt hại lớn đàn lợn của Trung Quốc, do đó phải tăng nhập khẩu. Hiện nay đàn lợn đã phục hồi, nhu cầu nhập khẩu giảm.
Hiệp định thương mại
Ý tưởng về thương mại tự do toàn cầu đang dần mất đi và đang hướng tới các Hiệp định FTA song phương, điều này sẽ tác động không chỉ đến Trung Quốc mà còn ảnh hưởng đến toàn bộ thị trường thương mại toàn cầu. Mặc dù những thách thức này gây ra một số lo ngại trong ngắn hạn, nhưng sẽ ảnh hưởng lớn tới trung hạn và dài hạn, vì có rất ít thị trường thay thế nếu Trung Quốc không thể hoặc không muốn nhập khẩu thịt lợn.
Tại Triển lãm Thịt lợn Thế giới năm 2021, Ông Rupert Claxton – Giám đốc Công ty Nghiên cứu và tư vấn Gira Food cho rằng sẽ có những chuyển biến trong tương lai khi Trung Quốc thay đổi mô hình sản xuất và nhập khẩu. Đó là:
Hậu quả của dịch COVID-19
Dịch COVID-19 vẫn còn ảnh hưởng đến thị trường thịt lợn thế giới, ảnh hưởng lớn nhất trong năm 2020 là chuỗi cung ứng, đặc biệt là khi nhập khẩu từ Mỹ vào Trung Quốc.
Hiện tại, thách thức lớn nhất cần dỡ bỏ là các hạn chế liên quan đến COVID, đặc biệt là trong ngành dịch vụ thực phẩm. Một thách thức sắp tới nữa là lạm phát đã tạo ra nhiều bất ổn đối với Mỹ và đối với nền kinh tế toàn cầu.
Sự bùng phát của Dịch tả lợn Châu Phi (ASF)
Nguyên nhân chủ yếu khiến Trung Quốc tăng nhập khẩu thịt lợn là do Dịch tả lợn châu Phi. Nhiều nông dân Trung Quốc đang giết mổ hàng loạt, vì lo sợ bị dịch ASF, khiến thịt lợn tràn ngập thị trường, đẩy giá xuống thấp.
Chi phí chăn nuôi tăng
Chi phí chăn nuôi của Trung Quốc đã tăng mạnh do chi phí lao động, chi phí cơ sở hạ tầng, giấy chứng nhận vắc xin, lãi vay ngân hàng… đã góp phần làm tăng giá thức ăn chăn nuôi và hiện đã lên mức cao nhất kể từ năm 2011-2013. Chi phí cao đến mức ở nhiều nước phải giảm số trang trại chăn nuôi.
Sản lượng thức ăn chăn nuôi giảm trên tòan thế giới, nhưng thực sự là một vấn đề lớn đối với Trung Quốc, Chính phủ đã giảm trồng ngô, dẫn đến thiếu nguồn cung ngô, phải nhập khẩu khối lượng rất lớn, khiến giá cả tăng cao.
Sản lượng thịt lợn giảm
Sản lượng thịt lợn trên thế giới năm 2020 giảm 12%, chủ yếu do dịch tả ASF. Dự báo năm 2021 sẽ tăng 7%, bởi vì các quốc gia đang tăng sản lượng và Trung Quốc cũng đang cải tiến mô hình chăn nuôi. Tóm lại là: Trung Quốc đang dẫn dắt thị trường thế giới về giá cả, nguồn cung và sản xuất, kể cả thị trường thịt lợn cũng vậy.
Tiêu đề bài viết đã được www.nhachannuoi.vn thay đổi.
Nguồn: Vinanet/VITIC/thepigsite
- Trung Quốc li>
- thị trường thịt lợn thế giới li>
- thị lợn li> ul>
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 12/11/2024
- Pháp: Nâng mức nguy cơ dịch Cúm gia cầm từ trung bình lên cao
- Liên minh Đổi mới ngành công nghiệp thịt heo Trung Quốc-ASEAN chính thức ra mắt
- Đồng vốn sinh lời từ mô hình kinh tế trang trại
- Hypor: Chăn nuôi heo bền vững từ con giống tốt
- Hà Tĩnh: Gần 80% trang trại chăn nuôi lợn quy mô lớn thiếu giấy phép môi trường
- Đồng Nai: Mô hình nuôi gà tre thảo mộc đạt OCOP đầu tiên
- Hiệu quả từ nghị quyết hỗ trợ tiêm phòng vắc-xin bảo vệ đàn vật nuôi
- Hải Dương: Đề xuất quy định các khu vực không được phép chăn nuôi thuộc nội thành
- Mô hình Nuôi heo đen sinh sản – cánh cửa mới cho người nghèo
Tin mới nhất
T4,13/11/2024
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 12/11/2024
- Pháp: Nâng mức nguy cơ dịch Cúm gia cầm từ trung bình lên cao
- Liên minh Đổi mới ngành công nghiệp thịt heo Trung Quốc-ASEAN chính thức ra mắt
- Đồng vốn sinh lời từ mô hình kinh tế trang trại
- Hypor: Chăn nuôi heo bền vững từ con giống tốt
- Hà Tĩnh: Gần 80% trang trại chăn nuôi lợn quy mô lớn thiếu giấy phép môi trường
- Đồng Nai: Mô hình nuôi gà tre thảo mộc đạt OCOP đầu tiên
- Hiệu quả từ nghị quyết hỗ trợ tiêm phòng vắc-xin bảo vệ đàn vật nuôi
- Hải Dương: Đề xuất quy định các khu vực không được phép chăn nuôi thuộc nội thành
- Mô hình Nuôi heo đen sinh sản – cánh cửa mới cho người nghèo
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất