[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo các nhà phân tích và truyền thông nhà nước Trung Quốc, việc đóng cửa một số tỉnh đã ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng chăn nuôi, và khiến cho việc cung cấp hàng tấn thức ăn như bột đậu nành, bắp,… được chuyển đến các trang trại.
Trong những tháng hai, nông dân ở tỉnh Hồ Bắc, trung tâm của đại dịch Corona virus (nCoV), đã trình một thỉnh nguyện thư lên Hiệp hội gia cầm Hồ Bắc và chuyển tiếp đến Hiệp hội Nông nghiệp Động vật Trung Quốc cấp quốc gia. Đây chính là hệ quả của cuộc khủng hoảng ASF, khiến giá cả thịt heo tại Trung Quốc lên cao kỷ lục, và lần đầu tiên trong hàng trăm năm, Tết Nguyên Đán của người Trung Quốc lại thiếu thốn thịt heo đến vậy.
Tuy nhiên, khi mà ASF vẫn còn để lại những vết hằn sâu trên bản đồ chăn nuôi Trung Quốc, dịch nCoV lại đang gián tiếp ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi gia cầm của nước này, khiến hàng trăm triệu con gà có thể sẽ phải tiêu hủy. Với tình hình dịch bệnh hiện tại, nhiều tỉnh thành tại Trung Quốc đã áp dụng bế quan tỏa cảng nhằm tránh lây lan. Tuy nhiên chính sách này cũng khiến việc vận chuyển bị khó khăn, và gần như cắt đứt đường đi của thức ăn chăn nuôi.
Theo INTL FCStone, nhà cung ứng dịch vụ tại Trung Quốc, đậu tương sẽ là nguyên liệu đầu tiên thiếu hụt. Và thêm vào đó, nhiều doanh nghiệp đóng cửa sẽ khiến vấn đề thêm trầm trọng.
“Đây sẽ là một vấn đề lớn, vì ngay cả khi các nhà máy mở lại, sẽ mất rất lâu để họ có thể tái sản xuất và cung ứng ra thị trường vì tuyến đường vận chuyển đang ắt tắc, thiếu hụt lao động, kiểm tra trên đường đi” – Theo ông Darin Friedrichs, nhà quan sát và phân tích kỳ cựu của INTL FCStone.
“Tôi nghĩ rằng năng suất chăn nuôi gà thịt sẽ bị ảnh hưởng trong quý 1, và kéo dài sang cả quý 2 nữa” – Theo ông Chenjun Pan, nhà phân tích tại Rabobank. Và hiện tại, những nhà chăn nuôi tại tỉnh Hồ Bắc, tâm dịch nCoV lần này, đã vô cùng bức thiết khẩn xin trung ương hỗ trợ.
Thỉnh nguyện thư của các nông dân Hồ Bắc đã chỉ ra rằng, giao thông hiện đã gần như đóng băng, và các trang trại sẽ sớm tan hoang nếu tình hình không khá hơn. Tình trạng thiếu thức ăn sẽ khiến các nông trại phá sản.
Hiệp hội Chăn nuôi Trung Quốc đã yêu cầu các nhà sản xuất phải cung cấp 18.000 tấn bắp ngô và 12.000 tấn đậu tương đến cho tỉnh Hồ Bắc, nhằm giải trừ cơn nguy khốn trước mắt.
Theo Global Times, tờ báo thuộc Trung ương Trung Quốc, Hồ Bắc chăn nuôi khoảng 349 triệu con gà, và là tỉnh sản xuất gia cầm lớn thứ 6 tại quốc gia này. Ngoài ra, Hồ Bắc mỗi năm cũng giết mổ khoảng 500 triệu con gà, cung cấp cho toàn khu vực.
Ngành chăn nuôi gà đang “tuyệt vọng cần thức ăn”, theo Global Times. Lượng nguyên liệu chỉ đủ trong vài ngày, và theo người nông dân, hàng triệu con gà sẽ chết nếu không có thêm thức ăn.
Nhiều chủ trang trại đang giảm lượng cho ăn hàng ngày nhằm tìm cách sinh tồn, theo bài báo này.
Vũ Hán là thủ phủ của Hồ Bắc, và được cho là nơi bắt nguồn của dịch Corona Virus – tại một chợ hải sản. Trường hợp đầu tiên được báo cáo cho Tổ chức Y tế Thế giới là ở thành phố vào cuối tháng 12. Kể từ đó, nó đã giết chết hàng ngàn người, và độ lây nhiễm đã gần đến 80.000 trường hợp.
Cuộc khủng hoảng đang siết chặt nông dân khi Bắc Kinh yêu cầu ngành công nghiệp đẩy mạnh sản xuất để giữ cho nguồn cung lương thực tiếp tục và giá cả ổn định. Ngay sau cuộc khủng hoảng sốt lợn châu Phi (ASF) của Trung Quốc, về cơ bản đã tàn phá dân số lợn và khiến giá thịt lợn tăng vọt trong năm qua, là một đại dịch khác còn lớn hơn.
Chính phủ đã xem xét rằng nhiều nông dân phải đối mặt với thiệt hại do ASF. Một số sau đó chuyển sang chăn nuôi gia cầm, sau đó có lợi nhuận cũng không tốt. Bây giờ một số trong số họ có khả năng phải đối mặt với việc mất cả đàn do thiếu thức ăn. Điều này rõ ràng là tiêu cực đối với nhu cầu thức ăn, ông Friedrich Friedrichs viết.
Thực khách ở Trung Quốc đã chuyển sang lựa chọn thay thế thịt khác dịch tả heo châu Phi tấn công. Các lựa chọn này là cá, gà, và hải sản.
Triển vọng đối với gia cầm Trung Quốc có thể bị ảnh hưởng hơn nữa, vì các nhà chức trách đã báo cáo hôm thứ Bảy về dịch cúm gia cầm H5N1 ở Hồ Nam, theo Reuters. Hơn 17.000 gia cầm đã phải bị tiêu hủy sau khi dịch bệnh bùng phát, theo nhà tin tức này.
Reuters đưa tin, Trung Quốc sản xuất 22 triệu tấn thịt gia cầm vào năm 2019, tăng 12% so với cùng kỳ năm trước, trong bối cảnh thiếu thịt heo.
Hồ Khoa dịch
- Trung Quốc li>
- Covid-19 li>
- ncov li> ul>
- 529 cơ sở chăn nuôi được công nhận an toàn đối với bệnh Dịch tả heo Châu Phi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất