Trung Quốc đang nỗ lực tăng sản lượng đậu tương trong năm nay, trong bối cảnh cuộc chiến thương mại đang diễn ra với Mỹ, đe dọa việc hạn chế nhập khẩu từ nước cung cấp lớn thứ hai thế giới.
Trung Quốc là nước nhập khẩu và tiêu thụ đậu tương hàng đầu thế giới, hầu hết được sử dụng trong ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi. Tuy nhiên, Bắc Kinh đe dọa mức thuế 25% đối với đậu tương nhập khẩu từ Mỹ – nước cung cấp lớn thứ 2 – trong việc trả đũa các biện pháp thương mại được đưa ra bởi Washington.
Mối đe dọa thuế quan đã giảm nhập khẩu đậu tương từ Mỹ, và đẩy giá tăng từ các nhà cung cấp khác như Brazil, hỗ trợ giá khô đậu tương, một thành phần thức ăn chăn nuôi được sử dụng rộng rãi.
Các nhà chức trách khu vực phía đông bắc tỉnh Hắc Long Giang và Cát Lâm đã gặp nhau vào cuối tuần trước (kết thúc ngày 27/4), để thảo luận hành động thúc đẩy diện tích trồng đậu tương.
Chính quyền Hắc Long Giang đã kêu gọi mở rộng thêm 5 triệu mu (333.333 ha) trồng đậu tương trong năm nay. Cái gọi là “thông báo khẩn cấp” cũng kêu gọi bổ sung 200 triệu mu được đưa vào chương trình luân canh ngô liên tục với các loại cây trồng khác như đậu tương.
Chính quyền tỉnh Cát Lâm cũng đã đưa ra một số hành động để thực hiện chính sách mới trong một tài liệu được đưa ra ngày 28/4. Kế hoạch mới không có khả năng cung cấp ngay lập tức cho các khách mua thức ăn chăn nuôi. Việc bổ sung 5 triệu mu diện tích trồng đậu tương sẽ tăng sản lượng thêm khoảng 600.000 tấn, Yang Linqin, nhà phân tích tại COFCO Futures cho biết.
Trung Quốc dự kiến sẽ nhập khẩu 96 triệu tấn đậu tương năm 2017/18, so với sản lượng nội địa 14,6 triệu tấn. Tuy nhiên, nỗ lực tăng sản lượng đậu tương nội địa cho thấy lo ngại của Bắc Kinh về tác động của thuế quan.
“Chính sách trong nước nhằm giảm diện tích trồng ngô và tăng diện tích trồng đậu tương, nhưng việc đưa ra thông báo khẩn cấp này nhằm vào cuộc chiến thương mại”, Yang cho biết. Hành động “bắt buộc” của chính phủ sẽ hiệu quả hơn nhiều so với dựa vào ý định của những người nông dân.
Vũ Lanh (theo VITIC/Reuters)
Nguồn: Vinanet
- giá đậu tương giảm li>
- hạt đậu tương li>
- giá đậu tương li>
- giá đậu tương tăng li> ul>
- Vắc xin viêm gan vịt và kháng thể Hanvet-KTV
- Thị trường thịt lợn thế giới tuần giữa tháng 12/2024
- Khoảng 80 triệu con gà được xuất bán ra thị trường dịp Tết
- Tỷ trọng chăn nuôi chiếm hơn 53% giá trị GDP sản xuất nông nghiệp của Hà Nội
- Loại bỏ mối lo về độc tố nấm mốc: giải pháp toàn diện cho ngành TĂCN đến từ Sistar Việt Nam
- Bí quyết nuôi gà đẻ sai trứng, cứng vỏ
- L-Histidine cải thiện chất lượng thịt, giảm rỉ dịch, cho màu thịt đẹp
- Xuất khẩu thức ăn gia súc sang các thị trường 11 tháng đầu năm 2024
- Cargill khánh thành ba điểm trường mới phục vụ hơn 300 học sinh trong năm 2024, đạt mốc 117 trường tại Việt Nam
- CNC Group: Tỏa sáng tại giải thưởng Sao Vàng đất Việt 2024
Tin mới nhất
T7,28/12/2024
- Vắc xin viêm gan vịt và kháng thể Hanvet-KTV
- Thị trường thịt lợn thế giới tuần giữa tháng 12/2024
- Khoảng 80 triệu con gà được xuất bán ra thị trường dịp Tết
- Tỷ trọng chăn nuôi chiếm hơn 53% giá trị GDP sản xuất nông nghiệp của Hà Nội
- Loại bỏ mối lo về độc tố nấm mốc: giải pháp toàn diện cho ngành TĂCN đến từ Sistar Việt Nam
- Bí quyết nuôi gà đẻ sai trứng, cứng vỏ
- L-Histidine cải thiện chất lượng thịt, giảm rỉ dịch, cho màu thịt đẹp
- Xuất khẩu thức ăn gia súc sang các thị trường 11 tháng đầu năm 2024
- Cargill khánh thành ba điểm trường mới phục vụ hơn 300 học sinh trong năm 2024, đạt mốc 117 trường tại Việt Nam
- CNC Group: Tỏa sáng tại giải thưởng Sao Vàng đất Việt 2024
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất