Năm nay, Trung Quốc bắt đầu thu mua ngô với số lượng kỷ lục.Một số tàu chở hàng phải neo mỏ và chờ cập bến ở ngoài khơi các cảng phía nam một tháng liền, khiến chi phí lưu thông đội lên cao.
Theo dữ liệu theo dõi tàu của Bloomberg, ít nhất hai tàu chở hàng chục nghìn tấn ngô nhập khẩu từ Mỹ đã phải chờ nhiều tuần trước khi được cập bến vào ngày 10/5. Tàu Priscilla chở 71.400 tấn ngô neo đậu ngoài khơi cảng Trạm Giang ở tỉnh Quảng Đông từ ngày 11/5. Tàu Krini với 75.100 tấn cũng phải đợi từ ngày 16/5 gần cảng Hoàng Phố.
Năm nay, Trung Quốc tăng mua ngũ cốc trong bối cảnh người dân tập trung tái đàn lợn sau đợt bùng phát dịch tả châu Phi năm 2019. Trong đó, nhập khẩu ngô tăng gấp 4 lần trong 4 tháng đầu năm nay so với cùng kỳ năm ngoái. Nhập khẩu cao lương cũng tăng 5 lần trong tháng 4. Các lô hàng đại mạch cũng tăng mạnh.
Tàu Priscilla chở 71.400 tấn ngô neo đậu ngoài khơi cảng Trạm Giang ở tỉnh Quảng Đông từ ngày 11/5. Ảnh: Bloomberg.
Bloomberg dẫn lời một người mua cho biết lô hàng ngô mà công ty của ông nhập khẩu từ Mỹ đã tới vào tháng 2, nhưng phải tới một tháng sau đó tàu mới được dỡ hàng tại cảng Nam Thông ở tỉnh Giang Tô. Kết quả, phí lưu container tại cảng mà hãng tàu tính cho người mua hàng bị đội lên cao.
Các nhà máy thức ăn chăn nuôi không phải là bên mua duy nhất. Chính phủ Trung Quốc cũng đang nhập khẩu ngô từ Ukraine và Mỹ để bổ sung cho kho dự trữ chiến lược quốc gia vốn đang cạn kiệt sau nhiều năm bán ra liên tục. Trung Quốc dự kiến nhập khẩu kỷ lục 26 triệu tấn ngô/năm trong năm nay và năm tới, theo Bộ Nông nghiệp Mỹ.
Thanh Long (Theo Bloomberg)
Nguồn: Người đồng hành
- Trung Quốc li>
- nhâp khẩu ngô li> ul>
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 12/11/2024
- Pháp: Nâng mức nguy cơ dịch Cúm gia cầm từ trung bình lên cao
- Liên minh Đổi mới ngành công nghiệp thịt heo Trung Quốc-ASEAN chính thức ra mắt
- Đồng vốn sinh lời từ mô hình kinh tế trang trại
- Hypor: Chăn nuôi heo bền vững từ con giống tốt
- Hà Tĩnh: Gần 80% trang trại chăn nuôi lợn quy mô lớn thiếu giấy phép môi trường
- Đồng Nai: Mô hình nuôi gà tre thảo mộc đạt OCOP đầu tiên
- Hiệu quả từ nghị quyết hỗ trợ tiêm phòng vắc-xin bảo vệ đàn vật nuôi
- Hải Dương: Đề xuất quy định các khu vực không được phép chăn nuôi thuộc nội thành
- Mô hình Nuôi heo đen sinh sản – cánh cửa mới cho người nghèo
Tin mới nhất
T4,13/11/2024
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 12/11/2024
- Pháp: Nâng mức nguy cơ dịch Cúm gia cầm từ trung bình lên cao
- Liên minh Đổi mới ngành công nghiệp thịt heo Trung Quốc-ASEAN chính thức ra mắt
- Đồng vốn sinh lời từ mô hình kinh tế trang trại
- Hypor: Chăn nuôi heo bền vững từ con giống tốt
- Hà Tĩnh: Gần 80% trang trại chăn nuôi lợn quy mô lớn thiếu giấy phép môi trường
- Đồng Nai: Mô hình nuôi gà tre thảo mộc đạt OCOP đầu tiên
- Hiệu quả từ nghị quyết hỗ trợ tiêm phòng vắc-xin bảo vệ đàn vật nuôi
- Hải Dương: Đề xuất quy định các khu vực không được phép chăn nuôi thuộc nội thành
- Mô hình Nuôi heo đen sinh sản – cánh cửa mới cho người nghèo
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất