Hoạt động thu mua ngũ cốc ồ ạt đã khiến Trung Quốc trở thành nước nhập khẩu ngũ cốc hàng đầu thế giới, phá vỡ các kỷ lục trước đó và đánh dấu sự thay đổi lớn trong hình ảnh của Trung Quốc.
Các nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi, những người chăn nuôi lợn và các nhà giao dịch Trung Quốc đang định hình lại thị trường ngũ cốc toàn cầu khi họ đang phải “lùng sục” khắp thế giới để tìm nguồn cung do sự thiếu hụt trong nước khiến giá ngô của Trung Quốc leo lên mức cao kỷ lục và dự kiến sẽ thúc đẩy tình trạng lạm phát lương thực toàn cầu vào năm 2021.
Hoạt động thu mua ngũ cốc ồ ạt đã khiến Trung Quốc trở thành nước nhập khẩu ngũ cốc hàng đầu thế giới, phá vỡ các kỷ lục trước đó và đánh dấu sự thay đổi lớn trong hình ảnh của Trung Quốc, vốn được biết đến là một quốc gia khá vững vàng về khả năng tự cung tự cấp ngũ cốc.
Các nhà phân tích và giới đầu tư cho biết, xu hướng thu mua tăng mạnh của Trung Quốc và những khó khăn mà các nước sản xuất ngũ cốc chủ chốt khác đang gặp phải đã góp phần khiến giá ngô, lúa mì và lúa mạch trên toàn thế giới tăng mạnh.
Điều này có thể gây ra những cú sốc đối với các ngành sản xuất vốn dựa vào nguồn cung ngũ cốc trong những tháng tới.
Theo giới phân tích, “chất xúc tác” chính cho sự bùng nổ nhu cầu ngũ cốc của Trung Quốc là tình trạng sụt giảm ngày càng mạnh về sản lượng ngô trong nước đã làm gia tăng hoạt động nhập khẩu và tìm kiếm các nguồn hàng thay thế chưa từng có ở nước này.
Giá xuất khẩu ngô của Mỹ, lúa mỳ của Nga và lúa mạch của Pháp đã tăng 25-30% kể từ tháng 5/2020, trong khi chỉ số giá ngũ cốc toàn cầu của Liên hợp quốc (LHQ) tăng 17% so với một năm trước, lên mức cao nhất trong hơn 5 năm.
Giá ngô và lúa mỳ kỳ hạn tại sàn giao dịch nông sản Chicago (Mỹ) đã lần lượt tăng 25% và 17,5% trong ba tháng qua.
Darin Friedrichs, nhà phân tích cấp cao của StoneX cho biết, tại Trung Quốc, giá ngô ở mức cao nhất trong nhiều năm, vì vậy người mua đang tích cực tìm cách nhập khẩu.
Dữ liệu từ Cục Hải quan Trung Quốc cho thấy, nhập khẩu lúa mạch, ngô, lúa miến và lúa mì của Trung Quốc đã tăng 83,3% lên 20,86 triệu tấn trong chín tháng kể từ đầu năm 2020 so với cùng kỳ năm ngoái, và dự kiến sẽ còn nhiều thương vụ nhập khẩu kỷ lục trong thời gian tới.
Hoạt động thu mua ngũ cốc của Trung Quốc đã tăng mạnh kể từ tháng 5/2020, khi Bắc Kinh tiêu thụ hết các kho dự trữ khổng lồ và thời tiết khắc nghiệt đã khiến vụ gieo trồng ngô năm nay thất thu.
Nguồn cung giảm kết hợp với nhu cầu mạnh mẽ từ ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi khiến nguồn cung ngũ cốc ở Trung Quốc thiếu hụt từ 20-30 triệu tấn trong vụ mùa này.
Trong khi đó, xuất khẩu lúa mạch và lúa miến từ Argentina, Ukraine và Canada cũng tăng mạnh trong năm nay, giúp đẩy giá xuất khẩu một số loại ngũ cốc chủ chốt cao hơn 50% so với một năm trước đó.
Ông Ole Houe, Giám đốc dịch vụ tư vấn của công ty môi giới IKON Commodities tại Sydney (Australia) cho biết, Trung Quốc đã thực hiện một “bước đi thông minh” khi đặt mua các lô hàng ngũ cốc và hạt có dầu nhiều tháng trước khi giá các mặt hàng này tăng vọt.
Dự kiến nước này sẽ mua thêm ngô của Mỹ trong thời gian tới, sau khi đã mua 3,724 triệu tấn lúa miến từ Mỹ trong chín tháng kể từ đầu năm nay, chiếm 81% tổng lượng xuất khẩu lúa miến của Mỹ và tăng 261% so với tổng lượng xuất khẩu lúa miến của Mỹ trong cả năm 2019./.
Tác giả: Minh Trang (theo Reuter)
Nguồn: Bnews
- Trung Quốc li>
- thị trường ngũ cốc toàn cầu li> ul>
- Thời điểm vàng để ngành chăn nuôi chuyển mình mạnh mẽ
- Chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP: Hướng phát triển bền vững
- Nghiên cứu của Châu Âu tiết lộ các phương pháp bổ sung để hỗ trợ kiểm soát ASF
- Năm 2024, sản lượng thức ăn chăn nuôi đạt 21,5 triệu tấn, tăng 3,4%
- “Thủ phủ” hươu sao Hà Tĩnh ước thu hơn 200 tỷ đồng từ nhung hươu dịp tết
- Cách chăm sóc lợn đực con sau khi triệt sản
- Tiêu thụ thịt lợn ở Achentina năm 2024 đạt mức cao kỷ lục
- Ngành thú y kiểm soát tốt dịch bệnh giúp chăn nuôi tăng trưởng 5,2 – 5,5%
- Hình ảnh siêu quang phổ có thể phát hiện độc tố nấm mốc trong thức ăn gia cầm
- Bình Định: An Lão phát triển chăn nuôi trâu, bò
Tin mới nhất
T7,04/01/2025
- VUSTA kiến nghị sửa đổi Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa và Luật Tiêu chuẩn, Quy chuẩn kỹ thuật
- Thời điểm vàng để ngành chăn nuôi chuyển mình mạnh mẽ
- Chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP: Hướng phát triển bền vững
- Nghiên cứu của Châu Âu tiết lộ các phương pháp bổ sung để hỗ trợ kiểm soát ASF
- Năm 2024, sản lượng thức ăn chăn nuôi đạt 21,5 triệu tấn, tăng 3,4%
- “Thủ phủ” hươu sao Hà Tĩnh ước thu hơn 200 tỷ đồng từ nhung hươu dịp tết
- Cách chăm sóc lợn đực con sau khi triệt sản
- Tiêu thụ thịt lợn ở Achentina năm 2024 đạt mức cao kỷ lục
- Ngành thú y kiểm soát tốt dịch bệnh giúp chăn nuôi tăng trưởng 5,2 – 5,5%
- Hình ảnh siêu quang phổ có thể phát hiện độc tố nấm mốc trong thức ăn gia cầm
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất