Xu hướng của Trung Quốc đối với đối với các loại hạt có dầu đã mọc lên như nấm những năm gần đây, bổ trợ cho sự tăng trưởng mạnh mẽ của ngành chăn nuôi nước này, đặc biệt là chăn nuôi lợn. Là người tiêu dùng đậu tương lớn nhất thế giới, Trung Quốc dự kiến sẽ sử dụng thêm khoảng hơn 40% so với những gì thế giới có thể dự trữ được trong năm tới.
Mỹ mới chỉ bắt đầu năm marketing đậu tương 2016-2017 của mình và Trung Quốc với vai trò nhà nhập khẩu lớn nhất có tiếng nói rất lớn tới việc quyết định hàng tồn kho còn lại vào tháng Tám năm sau là bao nhiêu.
Khả năng rất cao, năm nay sẽ là một năm thu hoạch đậu tương kỷ lục của Mỹ, một trong những nhà cung cấp chính của Trung Quốc, ít nhất tạm thời có thể bù đắp cho những rủi ro về cân đối cung-cầu trong nước của mình.
Trong báo cáo đánh giá về tình hình cung-cầu của Bộ nông nghiệp Mỹ (USDA) vừa qua, các nhà phân tích dự báo sản lượng đậu tương của Mỹ sẽ tăng nhưng họ kỳ vọng kết thúc vụ 2016-2017, thị trường chung sẽ tiếp tục duy trì ở mức ổn định tương đối với 330 triệu bushels.
Điều này phản ánh mặc dù sản lượng sẽ lớn nhưng sẽ được bù đắp bởi nhu cầu ngày càng tăng, tiềm năng để kéo đậu tương tồn kho của Mỹ xuống thấp hơn cả trong năm tới nếu thói quen tiêu dùng gần đây của Trung Quốc vẫn được duy trì.
Các con số về Trung Quốc
Trong 1996-1997, Trung Quốc nhập khẩu hơn 2 triệu tấn đậu tương và một thập kỷ sau đó, con số này đã tăng lên đến 29 triệu tấn.
Bộ Nông nghiệp Mỹ đã dự kiến Trung Quốc phải nhập khẩu 87 triệu tấn trong năm 2016-17, bắt đầu vào 1 tháng 10 tới. Điều này là tương đương với 3,197 tỷ bushels, so sánh tương đương với mức 3,929 tỷ bushels mà Mỹ đã sản xuất được trong năm ngoái.
Để thấy rõ nhu cầu về đậu tương của Trung Quốc vừa qua, khi xem xét nhu cầu chung của các nước Đông Á – hiện cũng đang chiếm tới gần 2/3 lượng nhập khẩu hạt có dầu của thế giới – sau khi trừ đi nhu cầu của Trung Quốc trong tổng thể, thì xu hướng nhập khẩu đậu tương toàn cầu trong 20 năm qua trên thực tế là đi ngang. Chỉ có nhu cầu từ Trung Quốc là tăng trưởng mạnh mẽ.
Là hai nước sản xuất đậu tương lớn nhất thế giới, hiển nhiên Mỹ và Brazil đang là nhà cung cấp chính của Trung Quốc. Trong vài năm qua, đậu tương của hai nước đã thực hiện tương đương 85 – 90% tổng lượng nhập khẩu của Trung Quốc.
Không ngạc nhiên, Trung Quốc cũng đã mua phần lớn số đậu tương của Brazil và Mỹ. Trong vụ 2014-15, khoảng 72% của các lô hàng của Brazil đã được Trung Quốc nhập khẩu, còn với Mỹ là 59%.
Mỹ cung cấp hàng cho Trung Quốc trong nửa đầu năm marketing còn Brazil thực hiện vào nửa cuối năm. Các lô hàng đậu tương từ Mỹ đến Trung Quốc cao điểm thường vào khoảng tháng Mười hai trong khi Brazil thường vào khoảng giữa tháng Tư và Năm
Tăng ít cũng đã là rất lớn
Trong tháng 5 năm 2014, Bộ Nông nghiệp Mỹ dự kiến lượng hàng nhập khẩu đậu tương của Trung Quốc trong năm 2014-15 chỉ khoảng 72 triệu tấn. Nhưng kết thúc năm 2015, Trung Quốc đã thực sự nhập khẩu 78,35 triệu tấn.
Trong tháng 5 năm 2015, ước tính ban đầu cho năm 2015-16 là 77,5 triệu tấn. Tính đến tháng cuối, USDA xác định Trung Quốc thực tế nhập khẩu 83 triệu tấn đậu tương trong năm nay.
Bài học là gì? Nhu cầu đậu tương của Trung Quốc dường như vô hạn, nhập khẩu hàng năm của nó đã bị đánh giá thấp hơn đáng kể so với nhu cầu thực tế trong 2 năm vừa qua.
Sự khác biệt trong các con số nhập khẩu đậu tương của Trung Quốc theo dự kiến ban đầu và kết quả cuối cùng của 2014-15 là 233 triệu bushel, rất gần với 255 triệu bushel mà Mỹ ước tính còn sót lại sau khi vừa kết thúc năm 2015-16 của mình.
Tuy nhiên, nhập khẩu của Trung Quốc có thể không đạt 83 triệu tấn trong năm 2015-16, như một nhà phân tích tại Shanghai JC Intelligence cho biết hôm thứ Năm vừa qua rằng nhập khẩu đậu tương tháng chín có thể giảm dưới 6 triệu tấn.
Đây sẽ là mức thấp hơn mức nhập khẩu tháng 9 năm ngoái với 7,3 triệu tấn.
Tháng Tám, Trung Quốc đã nhập khẩu 76 triệu tấn. Nhưng ngay cả một giả định lạc quan với 6 triệu tấn nhập khẩu trong tháng Chín cũng vẫn khiến sản lượng cuối cùng cao hơn với dự kiến ban đầu khoảng 6% – tương đương 165 triệu bushel.
Sự sụt giảm của tháng 9 này chỉ là nhất thời. Nhu cầu của Trung Quốc đối với đậu tương Mỹ đã được đẩy mạnh trong tuần trước, một phái đoàn các nhà nhập khẩu đã ký thỏa thuận mua gần 4 triệu tấn tại một buổi lễ ký kết tại Indianapolis.
Tại Mỹ, khoảng 41% khối lượng xuất khẩu đậu tương dự kiến cho 2016-17 đã được đặt vào 25/8. Tỷ lệ này là cao so với các năm trước cũng hàm ý cho thấy các nhà vận chuyển của Mỹ sẽ có 1 năm vô cùng bận rộn, đặc biệt là với các chương trình bán hàng trong năm vẫn còn đang tiếp tục.
Có lẽ rất khó để tưởng tượng rằng tiềm năng 87 triệu tấn của Trung Quốc có thể tăng cao hơn nhiều trong những năm tới hoặc xa hơn, nhưng lần nữa, thật khó để hiểu được vì sao khối lượng chỉ trên 30 triệu tấn trong vòng 1 thập kỷ qua
Tất nhiên, thu hoạch của Brazil vào đầu năm tới sẽ rất quan trọng cho thấy khả năng Trung Quốc có thể có được bao nhiêu hạt có dầu ngoài Mỹ. Nhưng Mỹ vẫn sẽ đóng vai trò hàng đầu trong việc cung cấp đậu tương cho Trung Quốc ít nhất là 6 tháng tới, và nó là một ý tưởng quá tốt cần chú ý vì nhu cầu từ Trung Quốc có thể cắt giảm nguồn cung cấp của Mỹ trong nháy mắt.
P.V
- cách chăn nuôi li>
- thực phẩm sạch li>
- dịch bệnh trong chăn nuôi li>
- nhà chăn nuôi li>
- Khuyến nông li>
- phương pháp chăn nuôi li>
- chăn nuôi làm giàu li>
- chăn nuôi gia cầm li>
- chăn nuôi gia súc li>
- chất cấm li>
- chăn nuôi hiệu quả li>
- chăn nuôi li>
- mô hình chăn nuôi hiệu quả li>
- kháng sinh li>
- mô hình chăn nuôi khép kín li>
- người chăn nuôi li>
- thức ăn chăn nuôi li>
- salbutamo li> ul>
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất