Do gặp nhiều vướng mắc trong khi triển khai dự án khiến trung tâm giống hươu lớn nhất ở Hà Tĩnh, từng được kỳ vọng sẽ góp phần bảo tồn và phát triển giống hươu Hương Sơn, đứng trước nguy cơ bị khai tử.
Trung tâm hươu giống VN hiện đang hoạt động cầm chừng với đàn hươu chỉ còn 50 con. Ảnh: PHẠM ĐỨC
Kỳ vọng nhiều, thực tế đìu hiu
Thực hiện chủ trương của UBND tỉnh Hà Tĩnh, Tổng công ty khoáng sản và thương mại Hà Tĩnh (Mitraco) thành lập Trung tâm giống hươu VN trên cơ sở kế thừa và phát triển từ Công ty CP hươu giống Hương Sơn (H.Hương Sơn, Hà Tĩnh).
Tháng 4.2015, Mitraco khởi công xây dựng dự án Trung tâm giống hươu VN trên diện tích được quy hoạch gần 50 ha ở 3 xã Sơn Quang, Sơn Lĩnh và Sơn Tây (H.Hương Sơn). Dự án chia làm 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 (2015 – 2016) đầu tư gần 40 tỉ đồng xây dựng trên diện tích 16 ha với tổng đàn 1.000 con hươu giống. Giai đoạn 2 (2017 – 2018) mở rộng thêm 30 ha với khoảng 5.000 – 10.000 con hươu giống, hình thức nuôi tập trung và liên kết hộ gia đình.
Khi đi vào hoạt động, trung tâm có nhiệm vụ nghiên cứu, bảo tồn quỹ gien giống hươu Hương Sơn, xây dựng hợp tác quốc tế với Hiệp hội Nuôi hươu thế giới, xây dựng thị trường và quảng bá sản phẩm từ hươu tiến tới xây dựng thương hiệu độc quyền về sản phẩm… Đặc biệt, dự án được kỳ vọng sẽ góp phần khôi phục, bảo tồn, phát triển giống hươu sao có chất lượng, nâng cao hiệu quả nghề nuôi hươu và thu nhập cho người dân trên địa bàn.
Được kỳ vọng là thế nhưng kể từ khi đi vào hoạt động cho đến nay, do công tác bàn giao và giải phóng mặt bằng bị đình trệ khiến Mitraco không thể triển khai thực hiện dự án theo đúng kế hoạch, gây lãng phí nguồn lực rất lớn. Hiện nay, Mitraco chỉ mới được bàn giao gần 3 ha đất ở xã Sơn Quang, đạt 8,97% quy mô dự kiến của dự án. Số diện tích còn lại phần bị chiếm dụng canh tác hoa màu và sản xuất nông nghiệp, phần do vướng mắc trong công tác đền bù giải phóng mặt bằng chưa thể bàn giao.
“Từ đàn hươu 150 con vào năm 2015, đến năm 2017 trung tâm phải cắt giảm xuống còn 50 con và duy trì hoạt động cầm chừng cho đến nay”. Ông Nguyễn Công Phước, Đội trưởng sản xuất của Trung tâm giống hươu VN
Ông Nguyễn Công Phước, Đội trưởng sản xuất của Trung tâm giống hươu VN, cho biết vì những lý do trên mà giai đoạn 1 của dự án có quy mô 1.000 con nhưng chỉ đạt ở thời điểm cao nhất là 150 con. “Hơn 4 năm nay, trung tâm sử dụng 3 ha được bàn giao làm khu vực chăn nuôi, chăm sóc, phòng bệnh, sinh sản, cắt nhung và trồng nguyên liệu. Nhưng việc chăn nuôi liên tục bị thua lỗ vì thiếu đất để trồng nguyên liệu cung cấp thức ăn cho đàn hươu. Thức ăn cho hươu hầu như phải mua bên ngoài với chi phí rất cao. Do vậy, từ đàn hươu 150 con vào năm 2015, đến năm 2017 trung tâm phải cắt giảm xuống còn 50 con và duy trì hoạt động cầm chừng cho đến nay”, ông Phước nói.
Xin… dừng dự án
Theo báo cáo của Mitraco, bên cạnh việc giao đất không được thực hiện nghiêm, thì việc giải quyết đơn khiếu kiện của 22 cổ đông đối với ban lãnh đạo của Công ty CP hươu giống Hương Sơn (công ty cũ) chưa dứt điểm cũng ảnh hưởng trực tiếp đến dự án. Ngoài ra, mặc dù UBND tỉnh Hà Tĩnh đã đề nghị Bộ NN-PTNT đưa loài hươu sao (tên khoa học là Cervus Nippon Temminck) đang được nuôi ở Hà Tĩnh ra khỏi danh mục động vật rừng thông thường và bổ sung vào danh mục giống vật nuôi nhưng đến nay vẫn chưa được công nhận; dẫn đến các sản phẩm chế biến từ nhung hươu và hươu sao Hương Sơn sẽ bị hạn chế lưu thông mua bán, đặc biệt đối với các thị trường có giá trị cao như Mỹ và Nhật Bản…
Trao đổi với PV Thanh Niên, bà Nguyễn Thị Hà, Phó tổng giám đốc Mitraco, cho hay do gặp khó khăn trong quá trình triển khai dự án nên vào năm 2017, UBND tỉnh cho phép tổng công ty chuyển nhượng dự án cho một công ty khác có tiềm lực hơn. Tuy nhiên, trong quá trình làm việc và khảo sát thực địa để bàn giao thì bị người dân ở các khu vực chưa giải phóng được mặt bằng cản trở, khiến việc hợp tác bị gián đoạn cho đến nay.
“Mặc dù chúng tôi đã có văn bản đề nghị các sở, ban, ngành xem xét giải quyết dứt điểm các tồn đọng để tổng công ty lập phương án gửi UBND tỉnh xin dừng triển khai hoặc chuyển nhượng dự án, nhằm tránh lãng phí và bảo toàn vốn, nhưng đến nay vẫn chưa thực hiện được”, bà Hà nói.
Phạm Đức
Nguồn: Thanh Niên
- nhung hươu xuất khẩu li>
- Trung tâm giống hươu li>
- chăn nuôi hươu li> ul>
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Tập đoàn Nhật Sojitz khai trương nhà máy chế biến thịt bò mát 10.000 tấn tại Tam Đảo
Tin mới nhất
T2,23/12/2024
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất