Trường Đại học Nông Lâm TPHCM vừa vừa phối hợp huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang tổ chức Hội thảo tập huấn chuyển giao ứng dụng các tiến bộ khoa học – kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp, mô hình nuôi ruồi lính đen (Hermetia illucens) cho người dân tại 2 xã Bình Nhì và Vĩnh Hựu.
Tại sự kiện, GS.TS Dương Nguyên Khang, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Chuyển giao Khoa học công nghệ, trường ĐH Nông Lâm đã chia sẻ, hướng dẫn về quy trình của mô hình nuôi ruồi lính đen từ phụ phẩm nông nghiệp. Theo GS.TS Dương Nguyên Khang, ruồi lính đen là loại côn trùng an toàn, phân bổ khắp nơi trên thế giới và không mang các tác nhân gây bệnh như ruồi nhà, rất hữu ích cho chăn nuôi công nghiệp.
GS.TS Dương Nguyên Khang chia sẻ quy trình nuôi ruồi lính đen cho người dân.
Ruồi lính đen có vòng đời khoảng 45 ngày, từ trứng phát triển thành ấu trùng, rồi từ ấu trùng phát thiển thành nhộng, từ nhộng phát triển thành côn trùng và sinh sản. Ấu trùng ruồi lính đen sinh trưởng rất nhanh và thức ăn của chúng khá đa dạng như các loại thức ăn thừa; rác thải thực phẩm như vỏ trái cây, vỏ rau củ; phụ phẩm nông nghiệp: xác bia, xác bã đậu nành,… Trước giai đoạn hóa nhộng, ấu trùng ruồi lính đen rất giàu dinh dưỡng như: protein, chất béo, canxi, phốt pho nên rất tốt để làm thức ăn chăn nuôi.
Ruồi lính đen (Hermetia illucens) và giai đoạn ấu trùng trước khi hóa nhộng.
GS.TS Dương Nguyên Khang cho biết, mô hình nuôi ruồi lính đen từ phụ phẩm nông nghiệp, rác thải hữu cơ này có thể áp dụng rộng rãi trong cộng đồng. Mô hình này giúp nông dân phát triển kinh tế, tạo ra sản phẩm sạch, an toàn, chất lượng và còn giúp bảo vệ môi trường. Quá trình nuôi ruồi lính đen góp phàn phân hủy rác thải hữu cơ và hoàn toàn không tạo ra mùi khó chịu ra môi trường xung quanh.
Trong đợt tập huấn này, sau khi hướng dẫn kỹ thuật nuôi, trường ĐH Nông Lâm hỗ trợ người dân của 2 xã Bình Nhì và Vĩnh Hựu (25 người dân mỗi xã) mỗi người 8 gram ấu trùng ruồi lính đen để đem về nuôi cùng 3 khay nhựa dùng để nuôi và hơn 3 kg xác bia, xác bã đậu nành để làm thức ăn cho ruồi lính đen. Sau khi nuôi ấu trùng ruồi lính đen khoảng 20 ngày sẽ được nhộng đen dùng làm thức ăn trong chăn nuôi thủy sản, gia súc, gia cầm như: cá, lợn, chim yến, gà, vịt,…
TS. Trần Đình Lý, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Nông Lâm TPHCM cho biết, những năm qua, nhà trường đã tiến bộ vượt bậc trong đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ. Mô hình nuôi ruồi lính đen nói trên là một trong những sự chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ của trường nhận được sự quan tâm rất lớn của các địa phương và các doanh nghiệp, hợp tác xã.
Trường ĐH Nông Lâm cũng nhận được đơn đặt hàng của rất nhiều địa phương, đối tác, doanh nghiệp. Có nhiều tập đoàn lớn về lĩnh vực nông nghiệp đã ký hợp tác với trường về cả đào tạo, nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ khoa học, kỹ thuật.
“Nhà trường xác định rất rõ trọng trách của nhà khoa học đối với tam nông và xem đây là nhiệm vụ tối quan trọng, chính yếu để phát triển nền nông nghiệp nước nhà tiếp cận theo hướng hiện đại, ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp thông minh”, TS. Trần Đình Lý chia sẻ.
HOÀNG NGUYỄN
Nguồn: Khoa Học Phổ Thông
- nuôi ruồi lính đen li>
- mô hình nuôi ruồi lính đen li> ul>
- Hội chăn nuôi thỏ Việt Nam: Định hướng, mở rộng cơ hội phát triển cho ngành chăn nuôi thỏ trong năm 2025
- Thừa Thiên Huế: Chủ động phòng, chống rét cho vật nuôi
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 24/12/2024
- Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam: Hoạt động bền bỉ và thành công
- Dự báo thị trường thức ăn chăn nuôi toàn cầu
- Khởi công xây dựng trạm trộn thức ăn chăn nuôi tại KCN công nghệ cao Mebi Farm
- Hợp quy TĂCN: Nặng hình thức và tốn kém!
- Nâng tầm giá trị thương hiệu sản phẩm, hàng hóa Việt Nam: Cần gỡ bỏ nút thắt
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
Tin mới nhất
T5,26/12/2024
- Hội chăn nuôi thỏ Việt Nam: Định hướng, mở rộng cơ hội phát triển cho ngành chăn nuôi thỏ trong năm 2025
- Thừa Thiên Huế: Chủ động phòng, chống rét cho vật nuôi
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 24/12/2024
- Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam: Hoạt động bền bỉ và thành công
- Dự báo thị trường thức ăn chăn nuôi toàn cầu
- Đồng Nai: Heo hơi tăng giá, đảm bảo nguồn cung Tết Nguyên đán 2025
- Khởi công xây dựng trạm trộn thức ăn chăn nuôi tại KCN công nghệ cao Mebi Farm
- Hợp quy TĂCN: Nặng hình thức và tốn kém!
- Nâng tầm giá trị thương hiệu sản phẩm, hàng hóa Việt Nam: Cần gỡ bỏ nút thắt
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất