“Tuyên chiến” với kháng sinh kích thích sinh trưởng - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 61.000 - 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Yên Bái 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lào Cai 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 58.000 - 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 60.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 62.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Ninh Thuận 60.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đắk Lắk 58.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 59.000 - 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 60.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Cần Thơ 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi TP. Hồ Chí Minh 61.000 đ/kg
    •  
  • “Tuyên chiến” với kháng sinh kích thích sinh trưởng

    [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo lộ trình, từ năm 2018, Việt Nam sẽ cấm sử dụng thức ăn chăn nuôi có pha trộn kháng sinh cho mục đích sinh trưởng, mà chỉ cho phép sử dụng trong phòng và chữa bệnh. Nhà chăn nuôi, doanh nghiệp, nhà quản lý, các chuyên gia đang nỗ lực thực hiện nhiều biện pháp thay thế hoặc giảm thiểu việc sử dụng kháng sinh kích thích sinh trưởng trong TĂCN. Tuy nhiên, điều này cũng không hề dễ dàng, đòi hỏi sự nỗ lực rất lớn của toàn ngành.

     

    Loại bỏ kháng sinh trong TĂCN: Điều tất yếu

     

    Ông Nguyễn Xuân Dương – Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT) cho hay, kháng sinh được dùng trong chăn nuôi với mục đích chủ yếu là kích thích sinh trưởng. Vấn đề này gióng lên hồi chuông cảnh báo các vấn đề về an toàn thực phẩm trong chăn nuôi và đã được Chính phủ chỉ đạo phải loại bỏ trong năm 2017.

     

    Thay vào đó, Việt Nam sẽ dần tiến tới có các sản phẩm chăn nuôi tốt hơn, an toàn hơn. Việc dùng kháng sinh để phòng bệnh cũng chỉ cho phép sử dụng cho gia súc non như lợn (heo) dưới 25kg và gia cầm dưới 21 ngày. Theo lộ trình, việc này cũng sẽ dừng hẳn vào năm 2020.

    “Tuyên chiến” với kháng sinh kích thích sinh trưởng

    Cần hạn chế và dần tiến đến cấm sử dụng hoàn toàn kháng sinh trong TĂCN

     

    Tuy nhiên, ông Dương cho rằng, việc cấm sử dụng kháng sinh đặt ra vấn đề phải có các giải pháp thay thế cho người chăn nuôi trong bối cảnh dịch bệnh đe dọa, năng suất chăn nuôi cần được cải thiện để có thể cạnh tranh được với các sản phẩm nhập ngoại…

     

    TS Dương Duy Đồng – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh khẳng định, để ngành chăn nuôi ngày càng phát triển, cần hạn chế và dần tiến đến cấm sử dụng hoàn toàn kháng sinh kích thích tăng trưởng trong thức ăn chăn nuôi (TĂCN). Đồng thời, để sản phẩm chăn nuôi đạt được các tiêu chuẩn để xuất khẩu thì phải hạn chế sử dụng các nguyên liệu có nguồn gốc động vật trong thức ăn chăn nuôi, từ đó tạo ra môi trường chăn nuôi an toàn dịch bệnh trong điều kiện không sử dụng kháng sinh.

     

    Thách thức sử dụng các sản phẩm thay thế kháng sinh

     

    Cũng theo ông, Christophe Bocquet, Tập đoàn Neovia cho rằng, có nhiều hệ quả chính từ việc ngừng sử dụng kích thích sinh trưởng. Trường hợp tại Thụy Điển đó là giảm sút hiệu quả chăn nuôi và chỉ được phục hồi dần nhờ vào những cải tiến về kỹ thuật chăn nuôi. Thu nhập của người chăn nuôi giảm, giá thịt tăng là những điều có thể dự đoán được. Chi phí thú y tăng (sử dụng nhiều hơn kháng sinh điều trị). Quy mô trại và kỹ thuật chăn nuôi thay đổi.

     

    TS Nguyễn Thanh Hải, Giám đốc Công ty Biospring, cho rằng, có rất nhiều chế phẩm góp phần thay thế từng bước kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi, nhưng không có một giải pháp nào thay thế 100% tác dụng của kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi; hiệu quả của các sản phẩm thay thế phụ thuộc vào nhiều điều kiện như loài vật, cách sử dụng, điều kiện chăn nuôi… Hiệu quả kinh tế, những lợi ích người chăn nuôi có thể thấy rõ chưa nhiều nên chưa tạo động lực cho người sử dụng. Các giải pháp thay thế phù hợp với việc thực hiện quy trình thực hành chăn nuôi tốt, chăn nuôi hữu cơ kết hợp tổng hợp các giải pháp. Giá thành của các biện pháp thay thế cao hơn giá thành của kháng sinh và các sản phẩm tương tự. Và như vậy khó đưa vào sản xuất. Nhà máy thức ăn chăn nuôi không đưa vào thức ăn nhưng tại trại, người chăn nuôi trộn vào sử dụng.

     

    Nhà nước cần có chính sách khuyến khích và hỗ trợ cho việc nghiên cứu, sản xuất các sản phẩm và giải pháp nhằm giảm sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản. Cần ưu tiên thực hiện và triển khai kế hoạch hành động quốc gia về “Quản lý sử dụng kháng sinh và phòng chống kháng kháng sinh trong sản xuất chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2017 – 2020”.

     

    Cần có chương trình truyền thông cấp quốc gia về tác hại của việc lạm dụng kháng sinh và các biện pháp sử dụng thay thế. Cần có quy định quản lý điều kiện sản xuất, nguồn gốc chủng giống, bản quyền giống vi sinh vật, đặc tính các sản phẩm vi sinh về tính an toàn đối với vật nuôi, tăng nguy cơ kháng kháng sinh và môi trường Việt Nam.

     

    Cần điều chỉnh gì?

     

    Dr. Michel Guillaume, Tập đoàn Olmix, cho rằng, kháng sinh là nền tảng quan trọng trong sức khỏe con người và vật nuôi. Hiệu quả của kháng sinh phải được bảo đảm thông qua việc sử dụng đều đặn, hợp lý và có kiểm soát và chỉ khi kháng sinh là giải pháp điều trị cuối cùng. Cần thiết phải quản lý môi trường và quản lý điều chỉnh hiệu quả của việc thay thế kháng sinh trong thức ăn cho heo bằng các chất kháng khuẩn thay thế.

     

    Cụ thể: Quản lý chăm sóc sức khỏe (Phòng bệnh, vệ sinh, tăng cường miễn dịch, tiêm phòng cho vật nuôi khỏe mạnh, autovaccin).

     

    Quản lý chăn nuôi: Cách ly, thuần hóa hậu bị, cho lợn hậu bị thích nghi với tình trạng vi khuẩn trong môi trường của trại, giảm stress cho lợn nái, hỗ trợ tối ưu hấp thụ sữa non, vệ sinh trong chăm sóc sức khỏe heo con.

     

    Quản lý dinh dưỡng: Dinh dưỡng cho lợn hậu bị ở lần đầu mang thai; Tối ưu hóa trọng lượng heo sơ sinh (1,4 kg tối thiểu); Tập ăn sớm ở lợn con;

     

    Tối ưu hóa hấp thu thức ăn trước cai sữa – tối ưu hóa tính ngon miệng của thức ăn cho lợn con; Giảm protein thô;Tối ưu sử dụng axit amin tổng hợp; Tối ưu sử dụng protein từ sữa; Sử dụng chất acid hoá trong thức ăn.

     

    Loại trừ nguy cơ sinh học: Vị trí của trại; Tự tách biệt của trại (tường rào); Bố trí tráng trại; Trang trại khép kín; Quản lý đầu vào.

     

    An toàn sinh học: Kiểm soát sự lây nhiễm của các tác nhân gây bệnh; Quản lý công sự ra vào của công nhân trong trại; Hệ thống hố sát trùng hiệu quả; Vệ sinh giữa các chuồng nuôi và con vật; Lắp tấm phân cách chắc chắn giữa các chuồng nuôi; Vệ sinh xử lý phân.

     

    Quản lý chu chuyển đàn: Quản lý cùng vào cùng ra; Quản lý đàn tập trung; Quản lý chuồng nuôi (Mật độ của đàn; Nhiệt độ (<20C); Độ ẩm tương đối (<15%>60%); Kiểm soát ammonia; Thông gió; Kiểm soát bụi trong không khí; Thể tích không khí; Chất lượng không khí; Kích thước và khoảng cách chuồng; Loại bề mặt sàn chuồng; Phân phối thức ăn; Phân phối nước.

     

    Nhiều doanh nghiệp giới thiệu sản phẩm thay thế KSKTST

     

    Trong khuôn khổ triển lãm ILDEX Vietnam 2018, nhiều công ty bắt kịp xu thế này tại Việt Nam và tung ra nhiều sản phẩm kháng sinh kích thích sinh trường.

     

    Công ty Wisium (Tập đoàn Neovia) vừa ra mắt sản phẩm B-Safe đạt kết quả tích cực đến 78% trên tổng các thí nghiệm. B-Safe đã được chứng minh và công nhận, qua nhiều thí nghiệm thực tiễn, là một giải pháp thay thế thành công các loại kháng sinh với mục đích kích thích tăng trưởng, không phải là giải pháp để thay thế kháng sinh trong việc phòng và trị bệnh.

     

    Còn công ty Olmix Asialand với Giải pháp thay thế kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi bằng chiết xuất tảo biển từ tảo biển ASEAD. ASEAD là một tổ hợp cộng hưởng của các tác nhân kháng khuẩn, tăng cường tính ngon miệng và các chất hỗ trợ tiêu hóa. Hỗ trợ phòng ngừa nhiễm các khuẩn gây bệnh. Bảo vệ chức năng tiêu hóa. Tăng cường hiệu quả sử dụng protein có nguồn gốc thực vật. Tối ưu hóa sử dụng thức ăn. Hỗ trợ thay thế kháng sinh. Tăng cường sức khỏe cho lợn, gia cầm và thủy cầm, cá và các loài thủy sản.

     

    Công ty Biospring giới thiệu sản phẩm probiotics được sản xuất bằng công nghệ lên men tạo Bào tử bền nhiệt, nguồn nguyên liệu sản xuất từ thực vật với các chủng vi sinh sử dụng trong TĂCN như Bacillus và Lactobacilus. Đặc tính sinh học của sản phẩm: sản sinh peptide Bacteriocine kháng khuẩn, enzyme tiêu hóa, acid hữu cơ (lacticacid). Kích thích miễn dịch đường ruột; Cạnh tranh vị trí bám dính, cạnh tranh dinh dưỡng; Chống viêm ruột; Nâng cao hàng rào miễn dịch của ruột; Một số chủng giảm cholesterol; Chịu pH thấp, chịu muối mật, chịu nhiệt cao.

     

    Trần Ngân

    TS DƯƠNG DUY ĐỒNG, PHÓ HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH

     

    Trước hết hộ chăn nuôi cần điều cần xem xét đến các thành phần nguyên liệu và chất bổ sung sử dụng trong công thức sản xuất thức ăn chăn nuôi. Cụ thể, người chăn nuôi có thể giảm nguy cơ từ các vi khuẩn có hại bằng cách điều chỉnh hợp lý mức đạm thô, acid amin thiết yếu… Ngoài ra, người dân cũng có thể tăng sử dụng các nhóm chế phẩm sinh học có tác động duy trì sức khỏe và gián tiếp hỗ trợ tăng năng suất vật nuôi như probiotics, vi khuẩn hoặc nấm men sống, chiết xuất thực vật, acid hữu cơ, prebiotics. Các chế phẩm sinh học này đã được sử dụng rộng rãi và có hiệu quả trong việc thay thế kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi tại EU.

     

    ÔNG CHRISTOPHE BOCQUET, CÔNG TY NEOVIA

     

    Để thay thế kháng sinh kích thích sinh trưởng cần tham vấn các đơn vị trong ngành chăn nuôi, cả tư nhân và nhà nước (như lực lượng chuyên ngành). Tăng cường các dịch vụ thú y giúp việc chuyển giao cho người nuôi tốt hơn (hướng dẫn sử dụng thuốc). Giám sát và kiểm soát mạng lưới phân phối thuốc thú y (những cửa hàng thuốc thú y). Tăng cường đào tạo những kỹ thuật quản lý chăn nuôi cho nông dân (giảm các yêu tố gây stress và sổ tay kỹ thuật về sử dụng thuốc thú y). Ở khu vực tư nhân, cần tăng cường lực lượng bác sĩ thú y hỗ trợ kỹ thuật cho nông dân (kỹ thuật quản lý tốt, an toàn sinh học, sử dụng thuốc,…). Cần tiến hành các thử nghiệm so sánh hiệu quả của các dòng sản phẩm khác nhau để đưa ra giải pháp phù hợp cho sự thay đổi sản xuất này.

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

  • Nguyễn Mạnh
  • Bài viết đã cung cấp rất nhiều thông tin hữu ích! Nếu bạn đang tìm kiếm thêm nguồn cung cấp bột đá, đá hạt, vôi bột và bột dolomite chất lượng cao cho các ngành sản xuất, hãy ghé thăm bột đá đá hạt dolomite vôi bột . Chúng tôi tự hào mang đến sản phẩm với tiêu chuẩn nghiêm ngặt, giá cả cạnh tranh và giao hàng nhanh chóng. Rất hân hạnh được hợp tác cùng bạn!

  • Đỗ Đại Trùng Dương
  • Tôi muốn liên kết.

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.