Trước vấn nạn thương lái và một số chủ cơ sở giết mổ tiêm thuốc an thần vào lợn trong quá trình vận chuyển và giết thịt để bán ra thị trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Bộ NN&PTNT) đã kiến nghị tạm cấm nhập khẩu thuốc an thần thú y trong 2 năm.
Theo báo Lao động, ngay sau khi phát hiện ra các vụ hàng nghìn con lợn bị tiêm thuốc an thần trước khi giết mổ bán ra thị trường, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường đã ra văn bản gửi Chủ tịch UBND các tỉnh yêu cầu tăng cường thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các trường hợp tiêm thuốc an thần cho lợn trước khi giết mổ, tiêu thụ.
Đồng thời, chỉ định 2 phòng thí nghiệm của Trung tâm Kiểm nghiệm thuốc thú y Trung ương 2 và của Chi cục Thú y TP.HCM, trong đó, Trung tâm Kiểm nghiệm thuốc thú y Trung ương 2 chịu trách nhiệm xác định hàm lượng thuốc an thần trong thịt lợn. Bộ NN&PTNT cũng đang đề xuất Vụ KHCN phối hợp với các viện nghiên cứu tìm “ngưỡng phát hiện” và “ngưỡng an toàn” thì ngưỡng nào sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.
Dụng cụ và thuốc tiêm an thần cho lợn được phát hiện tại cơ sở giết mổ Xuyên Á hồi tháng 9/2017.
Các chi cục thú y tăng cường kiểm tra, kiểm soát giết mổ và phải chịu trách nhiệm nếu để xảy ra việc tiêm thuốc an thần vào lợn. Cục Thú y (Bộ NN&PTNT) đã yêu cầu 7 doanh nghiệp nhập khẩu thuốc an thần thú y và 3 cơ sở sản xuất thuốc an thần thú y phải tuân thủ quy định mới: Các cơ sở sản xuất thuốc thú y để nhập khẩu thì tiếp tục thực hiện sản xuất theo các hợp đồng đã ký, nhưng phải chịu kiểm soát chặt chẽ trong việc cung ứng và sử dụng của cơ quan chức năng.
Còn các doanh nghiệp nhập khẩu thuốc an thần thú y để sử dụng theo nhu cầu trong nước, Cục Thú y đề xuất tạm thời rút giấy phép trong vòng 2 năm để lập lại trật tự và kiểm soát việc sử dụng thuốc an thần thú y trong lĩnh vực thú y.
“Về góc độ ATTP, Bộ NN&PTNT đề nghị Bộ Y tế sớm quy định về “ngưỡng” tồn thuốc an thần trong thịt, nhưng đối với hoạt chất Acepromazine lại chưa có quy định về ngưỡng cho phép. Hiện nay cần có đề tài nghiên cứu. Bộ NNPTNT rất mong cùng phối hợp với Bộ Y tế để ban hành quy định về vấn đề này” – ông Phạm Tiến Dũng nhấn mạnh.
Các thương lái thường tiêm thuốc an thần cho heo nhằm để heo bớt “quậy”, bởi heo bị sử dụng chất cấm trong chăn nuôi sẽ vùng vẫy rất dữ khi được đưa vào giết mổ, ngoài ra còn giúp thịt đẹp nhờ giãn mạch sau khi tiêm thuốc. Chất an thần tồn dư trong thịt lợn không gây chết người ngay nhưng gây ảnh hưởng đến sức khỏe nhất định.
Theo báo Tuổi trẻ, TS Lê Thanh Hiền – Trưởng bộ môn Bệnh truyền nhiễm và thú y cộng đồng (ĐH Nông lâm TP.HCM), người sử dụng sản phẩm có chứa tồn dư thuốc an thần có thể dẫn tới các triệu chứng hạ huyết áp, lừ đừ, không tập trung, tăng cân, khô miệng, táo bón, dị ứng, buồn ngủ, trầm cảm kéo dài, giảm khả năng điều hòa thân nhiệt…
Nếu trong trường hợp có tương tác với thuốc khác có thể làm tình trạng lâm sàng phức tạp hơn. Đặc biệt, triệu chứng này sẽ trầm trọng hơn đối với trẻ em, người già và những người có tiền sử về bệnh tim mạch, gan, thận.
Chính vì vậy, để chấn chỉnh tình trạng sử dụng thuốc an thần trong giết mổ thời gian tới, Sở NN&PTNT TP.HCM đã kiến nghị Bộ NN&PTNT quy định hàm lượng tồn dư tối thiểu hoặc không được có trong thịt và phương pháp phát hiện chất an thần.
Bộ NN&PTNT cũng đề xuất trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, điều chỉnh Nghị định 90 của Chính phủ quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực thú y theo hướng tăng mức xử phạt vi phạm hành chính, bổ sung hình thức buộc xử lý tiêu hủy đối với hành vi sử dụng thuốc an thần tiêm cho lợn. Trong thời gian chờ bổ sung điều chỉnh quy định, đề nghị cho phép cơ quan chức năng được xử lý tiêu hủy đối với các trường hợp xét nghiệm phát hiện tồn dư Acepromazine trong nước tiểu và thịt.
Minh Hạnh (t/h)
Nguồn: Báo Thương Hiệu Pháp Luật
- Gần 1.000 nhà máy thịt của Mỹ sắp mất quyền xuất khẩu sang Trung Quốc
- Hội KHKT Thú y Việt Nam: Định hướng phát triển bền vững cho ngành Thú y Việt Nam
- Làm thế nào để tối ưu hóa quy trình biến phân bò thành khí tổng hợp
- Kiểm soát và minh bạch thông tin xét nghiệm của các đơn vị tư nhân
- Xuất khẩu thức ăn gia súc 3 tháng đầu năm 2025 tăng 20,1%
- Quảng Trị: Dabaco đầu tư dự án khu chăn nuôi lợn giống và thương phẩm gần 948 tỉ đồng
- Lumigard Most: Giải pháp sức khỏe đường ruột cho động vật dạ dày đơn
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 4 năm 2025
- Nuôi thỏ lai, thu lợi nhanh
- Tản mạn ngành heo từ trang trại đến bàn ăn
Tin mới nhất
T5,24/04/2025
- Nutrispice: Tăng cường năng suất bền vững trong dinh dưỡng vật nuôi với LIPIDFLOW
- Nutrispice: ALLIX – Phần mềm thiết lập và tối ưu hóa công thức thức ăn hiện đại hàng đầu toàn cầu
- Luật sửa nhưng vẫn rườm rà: Hiệp hội kiến nghị mạnh mẽ cắt giảm thủ tục không cần thiết
- Gần 1.000 nhà máy thịt của Mỹ sắp mất quyền xuất khẩu sang Trung Quốc
- Hội KHKT Thú y Việt Nam: Định hướng phát triển bền vững cho ngành Thú y Việt Nam
- Làm thế nào để tối ưu hóa quy trình biến phân bò thành khí tổng hợp
- Kiểm soát và minh bạch thông tin xét nghiệm của các đơn vị tư nhân
- Xuất khẩu thức ăn gia súc 3 tháng đầu năm 2025 tăng 20,1%
- Quảng Trị: Dabaco đầu tư dự án khu chăn nuôi lợn giống và thương phẩm gần 948 tỉ đồng
- Lumigard Most: Giải pháp sức khỏe đường ruột cho động vật dạ dày đơn
- Lumigard Most: Giải pháp sức khỏe đường ruột cho động vật dạ dày đơn
- Olmix Asialand Việt Nam và Gia cầm Hòa Phát: Ký biên bản ghi nhớ hợp tác chiến lược về chăm sóc sức khỏe vật nuôi
- Chẩn đoán sức khỏe đường ruột nhanh chóng với công nghệ tiên tiến từ Orffa & Florates
- VIV ASIA 2025: Giao thoa công nghệ và cơ hội đưa ngành chăn nuôi Việt Nam vươn tầm quốc tế
- Tannin thủy phân: Giải pháp hoàn hảo cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
Bình luận mới nhất