Đã qua 10 ngày, điểm cúm gia cầm tuýp A H5N6 trên đàn gia cầm, thủy cầm tại thôn Trung Tâm, xã Minh Dân (Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang) đã được khống chế và dập tắt. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là nâng cao ý thức của người dân trong phòng dịch, bảo đảm an toàn cho đàn vật nuôi, hạn chế thấp nhất thiệt hại có thể xảy ra.
Ngày 26-11, tại gia đình anh Ma Tiến Binh, thôn Trung Tâm, xã Minh Dân (Hàm Yên), đàn gà, đàn vịt bỗng ủ rũ chết đồng loạt. Anh Ma Tiến Binh buồn rầu chia sẻ, những con gà mái đang đẻ bỗng ủ rũ khoảng 30 phút đến 3 tiếng, mào tím lịm rồi lăn ra chết. Kiểm tra trên mình gà những nốt xuất huyết xuất hiện dày đặc 2 bên đùi, lườn gà. Tiếp đến ngày 27-11, đàn gà của gia đình nhà ông Ma Tiến Bình cùng thôn Trung Tâm cũng có biểu hiện tương tự.
Anh Ma Tiến Binh, thôn Trung Tâm, xã Minh Dân phun thuốc, rắc vôi khử trùng khu vực chuồng nuôi gia cầm vừa nhiễm dịch phải tiêu hủy.
Ngay sau khi nắm được thông tin, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp tổ chức lấy mẫu bệnh phẩm và gửi về Trung tâm xét nghiệm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Kết quả, đàn gia cầm, thủy cầm của gia đình ông Ma Tiến Binh đã bị nhiễm cúm tuýp A H5N6. Ông Ma Quang Hưng, nhân viên thú y xã Minh Dân cho biết, nguyên nhân đàn gia cầm, thủy cầm bị nhiễm cúm là do gia đình anh Ma Tiến Binh, ngoài chăn nuôi còn mua thêm vịt từ các tỉnh miền xuôi để chế biến thực phẩm. Xác định được nguyên nhân, chủng tuýp cúm, dưới sự giám sát của cán bộ UBND huyện Hàm Yên, Chi cục Chăn nuôi và Thú y xã đã tiêu hủy toàn bộ đàn gia cầm, thủy cầm của 2 gia đình với tổng số gần 900 con.
Ông Vũ Minh Thảo, Trưởng phòng Quản lý dịch bệnh, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh cho biết, chi cục đã cung cấp 60 lít thuốc sát trùng và hơn 10.000 liều vắc xin để phun thuốc nhằm khoanh vùng dịch và tiêm phòng bao vây ổ dịch. Chi cục yêu cầu Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện cử cán bộ túc trực tại thôn để hướng dẫn người dân dọn vệ sinh chuồng trại, quét, đốt, rắc vôi khử trùng chuồng trại chăn nuôi; nghiêm cấm người dân giết mổ, vận chuyển gia cầm ra ngoài vùng có dịch.
Đối với các hộ chăn nuôi gia cầm vùng đệm, ngành cũng khuyến cáo người dân không thả rông gia cầm, thực hiện nuôi nhốt, tiêm ngay vắc xin phòng cúm và phun thuốc khử trùng; khuyến cáo người dân của cả khu vực theo dõi, giám sát chặt chẽ dịch bệnh. Ông Nguyễn Bá Lệ, Chủ tịch UBND xã Minh Dân cho rằng, có sự vào cuộc quyết liệt của ngành chuyên môn và ý thức phòng chống dịch của người dân nên không có phát sinh con gia cầm, thủy cầm nào nhiễm bệnh. Đàn gia cầm, thủy cầm với tổng số trên 11 nghìn con đã được tiêm đầy đủ vắc xin phòng cúm. Từ nay đến ngày 15-12, xã sẽ hoàn thành công tác tiêm phòng cho đàn vật nuôi.
Đồng chí Chi cục trưởng Chi cục Thú y tỉnh Nguyễn Văn Công khẳng định, tính đến thời điểm này, tình hình dịch bệnh đã được ngành kiểm soát chặt chẽ. Tuy nhiên, đang trong thời điểm rét đậm, rét hại, thời tiết diễn biến phức tạp, tình trạng chim di trú đi từ phương Bắc xuống cộng với nhu cầu vận chuyển động vật dịp cuối năm gia tăng là những nguồn lây nhiễm bệnh rất lớn cho đàn gia cầm. Cùng với đó là sự xuất hiện của nhiều chủng cúm nguy hiểm như cúm A/H5N1, cúm A/H7N9… lây từ gia cầm sang người. Để chủ động phòng, chống dịch cúm phát sinh, đặc biệt là những nơi có nguy cơ cao phát sinh dịch bệnh như chợ, địa phương từng phát sinh ổ dịch thì người dân cần nâng cao kiến thức trong việc phòng chống dịch cúm gia cầm. Người dân không chủ quan lơ là, buông lỏng công tác phòng dịch; thực hiện ăn chín, uống sôi, không ăn tiết canh gia cầm, không mổ thịt, ăn thịt gia cầm không rõ nguồn gốc, ốm chết không rõ nguyên nhân. Áp dụng các biện pháp an toàn sinh học trong chăn nuôi gia cầm; chú trọng đến việc vệ sinh tiêu độc, phun khử trùng chuồng trại; tiếp xúc với gia cầm phải có trang bị bảo hộ để đề phòng nhiễm bệnh. Khi có gia cầm mắc bệnh chết phải thông báo ngay cho Ban Chỉ đạo phòng chống dịch cúm gia cầm và cơ quan thú y.
Bài, ảnh: Đoàn Thư
Nguồn tin: Báo Tuyên Quang
- virút H5N6 li>
- cúm A/H5N6 li> ul>
- Vỏ yến mạch đang ngày càng phổ biến trong dinh dưỡng gia cầm
- Ứng dụng chế phẩm vi sinh để xử lý bã dong riềng làm phân bón hữu cơ và thức ăn chăn nuôi
- Hải Dương sẽ thực hiện cấm chăn nuôi tại 270 khu dân cư ở các phường, thị trấn
- Giá trâu bò thấp, người chăn nuôi gặp khó
- Bà Rịa – Vũng Tàu: Tập huấn phòng, chống dịch bệnh động vật năm 2024
- Mavin nhận giải thưởng danh giá về Trách nhiệm xã hội
- Thiết lập và tăng cường lá chắn miễn dịch cho lợn
- Nuôi bò thịt tuần hoàn, giảm ô nhiễm môi trường, lợi nhuận tăng 29%
- 6 thành phần giàu chất xơ và lợi ích của chúng đối với người chăn nuôi gia cầm
- Thịt nuôi cấy có thể trở thành thực phẩm sử dụng rộng rãi trên thế giới
Tin mới nhất
T7,16/11/2024
- Vỏ yến mạch đang ngày càng phổ biến trong dinh dưỡng gia cầm
- Ứng dụng chế phẩm vi sinh để xử lý bã dong riềng làm phân bón hữu cơ và thức ăn chăn nuôi
- Hải Dương sẽ thực hiện cấm chăn nuôi tại 270 khu dân cư ở các phường, thị trấn
- Giá trâu bò thấp, người chăn nuôi gặp khó
- Bà Rịa – Vũng Tàu: Tập huấn phòng, chống dịch bệnh động vật năm 2024
- Mavin nhận giải thưởng danh giá về Trách nhiệm xã hội
- Thiết lập và tăng cường lá chắn miễn dịch cho lợn
- Nuôi bò thịt tuần hoàn, giảm ô nhiễm môi trường, lợi nhuận tăng 29%
- 6 thành phần giàu chất xơ và lợi ích của chúng đối với người chăn nuôi gia cầm
- Thịt nuôi cấy có thể trở thành thực phẩm sử dụng rộng rãi trên thế giới
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất