Tuyên Quang: Hướng đi mới của các hộ chăn nuôi lợn - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 61.000 - 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Yên Bái 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lào Cai 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 58.000 - 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 60.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 62.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Ninh Thuận 60.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đắk Lắk 58.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 59.000 - 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 60.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Cần Thơ 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi TP. Hồ Chí Minh 61.000 đ/kg
    •  
  • Tuyên Quang: Hướng đi mới của các hộ chăn nuôi lợn

    “Cơn bão” dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã gây thiệt hại lớn cho 291 hộ, ở 144 thôn, xóm, tổ nhân dân thuộc 49 xã, phường, thị trấn. Để ổn định cuộc sống, bà con đang chuyển sang chăn nuôi gia súc lớn, gia cầm, thủy cầm và thủy sản.

    Tuyên Quang: Hướng đi mới của các hộ chăn nuôi lợn

    Gia đình ông Nguyễn Văn Tuấn, thôn 17, xã Phú Lâm (Yên Sơn) chuyển từ nuôi lợn sang đầu tư nuôi bò thịt.

     

    Hiện tại, người chăn nuôi thay vì tái đàn lợn mà chuyển sang phát triển đàn bò, nuôi gà, nuôi vịt và cá. Ông Nguyễn Văn Tuấn, thôn 17, xã Phú Lâm (Yên Sơn) cho biết, DTLCP bùng phát, gia đình không tái đầu tư chăn nuôi lợn mà chuyển sang mở rộng quy mô chăn nuôi bò vàng địa phương. Theo ông Tuấn, bò vàng địa phương rất phàm ăn, ít dịch bệnh, mắn đẻ nên hiệu quả kinh tế cao. Bò nái mỗi năm đẻ 1 lứa, bê con sau 1 năm chăn nuôi nếu bán thịt được khoảng 12 triệu đồng, bán giống được 13 triệu đồng. Nuôi bò chi phí đầu tư ít, thức ăn được tận dụng lại từ sản xuất nông nghiệp, hiệu quả kinh tế cao hơn.

     

    Ông Nguyễn Văn Đại, xóm 5, xã Kim Phú ngay sau khi tiêu hủy xong đàn lợn bị nhiễm bệnh ông đã bắt tay vệ sinh, khử trùng chuồng trại. Ông Đại cho biết, lợn bị chết lượng cám dư thừa còn nhiều. Trong lúc chưa thể tái đàn lợn, gia đình quyết định chuyển sang chăn nuôi gà thịt để lấy ngắn nuôi dài. Ông Đại tính toán, với 8 ô chuồng nuôi lợn trước đây giờ có thể nuôi vài trăm con gà. Nuôi gà khoảng 4 – 6 tháng được xuất bán, thu nhập sẽ ổn định trở lại.

     

    Tại huyện Chiêm Hóa, hàng chục hộ dân bị thiệt hại do DTLCP thay vì tái đàn lợn bà con đang đề nghị huyện hỗ trợ kết nối tham gia chuỗi chăn nuôi trâu, bò vỗ béo đang được triển khai trên địa bàn. Ông Đỗ Văn Thập, thôn Quang Hải, xã Vinh Quang chia sẻ, cuối tháng 5 vừa qua, đàn lợn của gia đình đã bị nhiễm DTLCP phải tiêu hủy hết. Lo ngại dịch tái phát nên gia đình dừng kế hoạch chăn nuôi lợn, đăng ký nhận nuôi trâu, bò vỗ béo. Hiện tại, ông Thập đang vệ sinh, sửa chữa lại chuồng trại, tích trữ rơm rạ để cuối tháng 6 nhận trâu, bò về nuôi.

     

    Ông Hoàng Văn Oanh, Giám đốc HTX nông nghiệp công nghệ cao Tiến Thành đơn vị liên kết với các hộ dân để chăn nuôi trâu, bò khẳng định, HTX đang thu mua trâu, bò giống để bàn giao cho các hộ chăn nuôi theo đúng hợp đồng liên kết. HTX sẽ ưu tiên những hộ đã có kinh nghiệm chăn nuôi, những hộ bị tổn thất do DTLCP đã có chuồng nhằm đảm bảo các điều kiện chăm sóc vật nuôi theo đúng kỹ thuật.

     

    Theo đánh giá của ngành Chăn nuôi và Thú y tỉnh, chuyển đổi từ chăn nuôi lợn sang nuôi gà, thủy cầm, gia súc lớn, thủy sản trong thời điểm này không những ổn định sản xuất, giữ vững sinh kế cho bà con và bảo đảm nguồn thực phẩm trong thời gian tới, nhất là vào thời điểm cuối năm khi nhu cầu tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi tăng cao. Tuy nhiên, để phát triển bền vững, người chăn nuôi cần thực hiện triệt để các biện pháp an toàn sinh học, tiêu độc, vệ sinh kỹ chuồng trại; chọn con giống khỏe mạnh, có nguồn gốc rõ ràng; tiêm đầy đủ các loại vắc xin phòng bệnh.

     

    Bài, ảnh: Đoàn Thư

    Nguồn: Báo Tuyên Quang

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.