Theo ông Hùng, ‘không có thị trường khó tính, mà quan trọng là sản phẩm của mình có đủ tốt hay không’.
“Tỷ Phú Gà Lạnh” Vũ Mạnh Hùng: Không Có Quả Ngọt Cho Người Thiếu Kiên Nhẫn
Ông Vũ Mạnh Hùng, Chủ tịch HĐQT, kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Hùng Nhơn, là người tiên phong áp dụng công nghệ cao vào sản xuất, chăn nuôi gia súc, gia cầm đầu tiên với quy mô lớn ở Bình Phước.
Vào tháng 9 năm ngoái, hơn 300 tấn thịt gà của ông Hùng được xuất khẩu sang thị trường Nhật. Đây là lô thịt gà được xuất khẩu chính ngạch đầu tiên của Việt Nam sang thị trường luôn được đánh giá là rất khó tính này.
Tuy nhiên, theo ông Hùng, ‘không có thị trường khó tính, mà quan trọng là sản phẩm của mình có đủ tốt hay không’. Sự thành công của ông Hùng cũng đã tạo nên một bước ngoặt rất lớn cho những người chăn nuôi ở Việt Nam và dần giành lấy niềm tin của các đối tác nước ngoài.
Hiện nay, Tập đoàn Hùng Nhơn là một trong những doanh nghiệp mạnh tay đầu tư hàng triệu USD cho hệ thống trạng trại công nghệ cao theo tiêu chuẩn Global G.A.P tại tỉnh Bình Phước và đang áp dụng hệ thống công nghệ của các tập đoàn lâu đời ở châu Âu, trong đó đặc biệt là Tập đoàn Hà Lan có 106 năm kinh nghiệm, Tập đoàn ở Bỉ với trên 90 năm kinh nghiệm và Tập đoàn ở Nhật với trên 60 năm.
Cách đây 6 tháng, trại chăn nuôi của ông đã đạt được chứng chỉ tiêu chuẩn quốc tế Global G.A.P, gồm 349 tiêu chí, gấp mấy trăm lần so với tiêu chuẩn VietGAP, chỉ có 12 tiêu chí.
Tuy nhiên, ít ai biết rằng để đạt được những thành công đó, ông Hùng đã trải qua nhiều lần thất bại. Trong tập mới nhất của Café khởi nghiệp, ông Vũ Mạnh Hùng đã chia sẻ về con đường ‘bén duyên’ với nông nghiệp, cùng những lần mất trắng, chật vật và đã có những lúc muốn từ bỏ. Rồi ông nhận ra rằng ‘Công nghệ 4.0 chính là lời giải cho ngành chăn nuôi nông nghiệp Việt Nam’.
Từng trải qua nghề phụ lơ xe, bốc vác, làm thợ hồ để kiếm sống và dong duổi khắp vùng đất Bình Phước để tìm vận may khởi nghiệp, ông đã trở qua nhiều mùi vị của xã hội mang lại có cả ngọt, đắng, cay, mặn. Nhưng với nghị lực và sự lạc quan của mình, ông luôn tâm niệm rằng giai đoạn ở tận cùng của xã hội đó đã mang đến nhiều bài học và kinh nghiệm.
Sau thời gian dành giụm được ít vốn, ông đã bắt đầu khởi nghiệp và nhận thấy ở tỉnh Bình Phước, Bình Dương, nơi có đất đỏ bazan và khí hậu chỉ phù hợp với chăn nuôi và trồng trọt. Ông Hùng đã khởi nghiệp bằng 1 trang trại nuôi gà khoảng 300 con. ‘Thời gian đầu, tôi nuôi hầu như bị thất bại. Theo tôi là do mình không có hệ thống tự động hóa, nuôi không theo quy trình và đầu ra không ổn định’.
Sau 2 năm bắt đầu, vì trận đại dịch cúm gia cầm đã khiến ông mất trắng và nhận được bài học thất bại lớn nhất của mình khi Chính phủ, các bộ ngành bắt tất cả các doanh nghiệp phải tiêu hủy toàn bộ gà, heo. Tuy nhiên, dù buồn bã, thất vọng, nhưng ông Hùng vẫn nhìn lại và thấy rằng toàn bộ gia cầm đều do con người mang mầm bệnh đến và tại sao các nhà đầu tư vẫn làm được mà mình lại không thể.
Do đó, ông đã quyết cầm cố hết tài sản để gây dựng lại từ đầu. Khi tham quan các trang trại nuôi gà ở Đức, Hà Lan, ông Hùng phát hiện ra nguyên nhân mình thất bại là do mình không áp dụng công nghệ chuồng hở, lại nuôi với số lượng lớn không đủ kỹ thuật chăm sóc nên gà chậm lớn và dịch bệnh xảy ra là chuyện đương nhiên.
Năm 2007, Công ty Hùng Nhơn đã khánh thành trang trại nuôi gà lạnh đầu tiên, với vốn đầu tư 80 tỷ đồng trên diện tích 2.000 ha, nuôi gà theo mô hình tiên tiến nhất của Cộng hòa Liên bang Đức. Sau đó, ông phát triển mô hình chăn nuôi heo, với quy mô 6.900 heo nái. Bước ra biển lớn, doanh nhân Nguyễn Mạnh Hùng đã rất chú trọng ứng dụng công nghệ cao, nhằm tạo ra bước đột phá trên cả nước xây dựng nền công nghiệp chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao.
Thành công của doanh nhân Nguyễn Mạnh Hùng không phải một sớm một chiều có được mà những năm tháng tích lũy kinh nghiệm trên thương trường để giúp ông hội tụ những tố chất cần thiết của một doanh nhân thành đạt, nhạy bén, bản lĩnh, dám nghĩ và dám làm. Giới thương nhân đã phong cho ông là ‘tỷ phú gà lạnh’.
Đề cập tới rủi ro về việc đầu tư lớn vào công nghệ cao, ông Hùng cho biết, ‘ví dụ như anh đầu tư trạng trại bình thường với số vốn khoảng 10 – 20 tỷ thì anh sẽ được hồi vốn nhanh nhưng rất có thể chúng ta sẽ trắng tay bất cứ lúc nào. Chúng tôi đầu tư một trang trại lớn với công nghệ cao, cần số vốn tới 100- 200 tỷ đồng. Với con số đó, sau 7-10 năm, chúng tôi mới hồi vốn, nhưng lại bền vững, lâu dài, có tính cạnh tranh cao. Quan điểm của tôi về nông nghiệp là nếu chúng ta không đầu tư bài bản, không đầu tư kỹ thì chắc chắn sẽ chết trên sân nhà’.
Ngoài ra, ông Hùng có nhắc tới việc hiện tại ngành nông nghiệp ở Việt Nam đang vướng phải rào cản và rủi ro lớn khi chưa xây dựng được các vùng an toàn dịch bệnh phục vụ xuất khẩu. Ông lấy ví dụ ở TP.HCM, nếu một huyện bị dịch bệnh, thì các vùng, huyện khác vẫn có quyền được xuất đi nước ngoài. Tuy nhiên, hiện nay chúng ta chưa có vùng an toàn dịch bênh thì nếu một huyện bị dịch bệnh, cả tỉnh sẽ không được xuất khẩu.
An Nhiên
Nguồn: The Leader
- ngành chăn nuôi việt nam li>
- công nghệ 4.0 li>
- gà lạnh li> ul>
- 529 cơ sở chăn nuôi được công nhận an toàn đối với bệnh Dịch tả heo Châu Phi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất