Ông Mạnh chia sẻ hiện ông đang ấp ủ mở rộng dự án với quy mô nuôi 12.000 con gà đẻ và 3.000 con vịt đẻ cung cấp trứng giống cho Trung tâm Nghiên cứu gia cầm Thụy Phương, phấn đấu đạt doanh thu từ 4,5 tỷ đồng/năm trở lên.
Đó là câu chuyện của Nguyễn Hữu Mạnh, thôn Luật Trung, xã Quang Lịch, huyện Kiến Xương (Thái Bình). Ông Mạnh chia sẻ, nhà nông làm giàu rất khó! Như ông, gần 30 năm nuôi gà nhưng chỉ từ năm 2012 mới thực sự làm giàu được từ nghề nuôi gia cầm, nuôi gà. Đó là thời điểm ông Mạnh chuyển từ nuôi gà thương phẩm sang nuôi gà lấy trứng bán cho Trung tâm Nghiên cứu gia cầm Thụy Phương ở Hà Nội.
Ông Nguyễn Hữu Mạnh đang chăm sóc đàn gà đẻ để lấy trứng bán cho Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương.
Cũng nhờ sự chuyển đổi từ nuôi gà thịt thương phẩm sang nuôi gà lấy trứng bán cho Trung tâm Nghiên cứu gia cầm Thụy Phương mà năm 2016, ông Nguyễn Hữu Mạnh được Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tặng bằng khen với thành tích “Nông dân sản xuất kinh doanh giỏi tiêu biểu toàn quốc”. Với doanh thu hàng năm đạt gần 1,5 tỷ đồng, mọi người dân địa phương gọi ông là tỷ phú nuôi gà đẻ ở đất Kiến Xương.
Ông Mạnh tâm sự: Trước đây gia đình cũng nuôi gà, vịt nhưng quy mô nhỏ lẻ, giá cả phụ thuộc vào thị trường và hay bị dịch bệnh gia cầm khiến cho thu nhập bấp bênh, nhiều lần mất trắng cả vốn lẫn lãi. Nhưng từ khi được học nghề chăn nuôi thú y do Hội Nông dân huyện tổ chức và liên kết với Trung tâm Nghiên cứu gia cầm Thụy Phương, gia đình tôi mạnh dạn đầu tư mở rộng quy mô trang trại nuôi gà đẻ trứng cho hiệu quả kinh tế cao.
Hiện nay, ông Mạnh duy trì nuôi 4.000 con gà đẻ giống Rốt ri. Để đáp ứng yêu cầu hợp đồng bao tiêu trứng giống cho doanh nghiệp, ông nuôi gà bố giống Mía. Toàn bộ con giống ông nhập của Trung tâm Nghiên cứu gia cầm Thụy Phương và được nuôi theo quy trình khoa học kỹ thuật từ chăm sóc đến phòng bệnh.
Ông Mạnh cho biết: Để gà đẻ khỏe đạt tỷ lệ từ 50 – 60%/tổng đàn, ngoài chế độ dinh dưỡng bảo đảm, duy trì gà đẻ trong 8 tháng rồi thay giống mới thì việc theo dõi, kiểm tra và xử lý kỹ thuật rút ngắn thời gian gà nghỉ ấp rất quan trọng. Thông thường, khi một con gà đẻ một lứa từ 10 – 12 trứng sẽ nghỉ để ấp mất khoảng 15 ngày, nếu phát hiện gà biểu hiện nghỉ đẻ thì phải bắt tách riêng và hạn chế cho ăn, uống trong 2 ngày rồi tái thả vào đàn, nó sẽ lại đẻ lứa tiếp theo dài ngày hơn. Với cách làm đơn giản như vậy, mỗi tháng, đàn gà đẻ từ 60.000 – 75.000 quả trứng. Bán với giá 3.000 đồng/quả, ông thu về từ 180 – 225 triệu đồng, trừ mọi chi phí còn lãi khoảng 32 triệu đồng/tháng.
Mặc dù nuôi 4.000 con gà đẻ nhưng mọi người bước vào trang trại không cảm nhận thấy mùi hôi của phân gà và chất thải khác. Đây là kết quả mà ông Mạnh đã ứng dụng công nghệ sinh học vào chăn nuôi. Ông sử dụng các chế phẩm men vi sinh trộn vào thức ăn, nước uống cho gà và chất lót nền.
Nhờ đó, ngoài khắc phục được tình trạng ô nhiễm môi trường, giúp gà khỏe mạnh, tránh mắc dịch bệnh và còn giảm được công vệ sinh chuồng trại. Sau một năm, ông thu dọn, vệ sinh chuồng trại một lần, toàn bộ phân gà và chất lót nền ông bán cho doanh nghiệp trứng, mỗi năm ông còn “bỏ túi” thêm hơn 400 triệu đồng từ bán gà đẻ thải loại.
Ông Mạnh chia sẻ: Sau 8 tháng gà đẻ ít dần nên gia đình loại ra để bán gà thịt cho thương lái. Vì chất lượng thịt ngon, mỗi con có trọng lượng từ 1,5 – 1,8kg nên rất dễ bán và giá cũng cao, bình quân 70.000 đồng/kg.
Với kỹ thuật làm chuồng trại, kiến thức chăm sóc, phòng bệnh cho gia cầm nắm chắc trong tay, ông Mạnh ấp ủ dự án mở rộng quy mô nuôi 12.000 con gà đẻ và 3.000 con vịt đẻ cung cấp trứng giống cho Trung tâm Nghiên cứu gia cầm Thụy Phương, phấn đấu đạt doanh thu từ 4,5 tỷ đồng/năm trở lên.
Ước mơ này đang dần thành hiện thực do được chính quyền xã Quang Lịch và huyện Kiến Xương tạo điều kiện để ông tích tụ 7.000m2 ruộng cấy lúa kém hiệu quả của một số bà con trong thôn và chuyển đổi sang xây dựng trang trại chăn nuôi gia cầm.
Nguồn: Báo Thái Bình
- Người tiên phong đưa hươu sao về Kon Tum
- Nuôi gà ác cho nghe nhạc
- Nguyễn Văn Tám với mô hình chăn nuôi gà tự động
- Chàng trai người Thái làm giàu nhờ nuôi gà Mông đen
- Mô hình nuôi vịt siêu trứng của nông dân 8x tại An Giang
- Trại chim công đẹp trên đất B’Lao
- Anh kỹ sư xây dựng thành công thương hiệu yến sào trên vùng đất khó
- Ông Cường “vượt bão” thành nông dân xuất sắc Việt Nam
- Hành trình chinh phục khát vọng khoa học
- Thanh Hóa: Làm kinh tế giỏi từ chăn nuôi thỏ hộ gia đình
Tin mới nhất
T2,28/04/2025
- AHDB: Sản lượng thịt bò và thịt cừu của Vương quốc Anh trong quý I/2025 giảm
- Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào chăn nuôi vịt
- Phú Yên: Phát triển chăn nuôi an toàn sinh học
- TPHCM nghiên cứu xây dựng sàn giao dịch thịt heo
- An toàn sinh học: Hướng đi bền vững và hiệu quả cho ngành chăn nuôi Tây Nguyên
- Hanvet: Hiệu quả sử dụng SUPER ZYM bổ sung thức ăn cho lợn giúp hỗ trợ tiêu hóa, giảm phát thải trong chăn nuôi
- Hiệu quả và tiềm năng ứng dụng công nghệ expander trong sản xuất thức ăn chăn nuôi
- Premier Tech: Tối ưu hóa việc quản lý TĂCN với Cân Phễu Premier Tech: Giải pháp cân định lượng chính xác cho ngành chăn nuôi Việt Nam
- AChaupharm: Stress nhiệt – Nỗi lo khi chuyển mùa
- Ngành chăn nuôi đối diện với cơn bão thuế: Thời cơ xen lẫn thách thức!
- Người tiên phong đưa hươu sao về Kon Tum
- Nuôi gà ác cho nghe nhạc
- Nguyễn Văn Tám với mô hình chăn nuôi gà tự động
- Chàng trai người Thái làm giàu nhờ nuôi gà Mông đen
- Mô hình nuôi vịt siêu trứng của nông dân 8x tại An Giang
- Trại chim công đẹp trên đất B’Lao
- Anh kỹ sư xây dựng thành công thương hiệu yến sào trên vùng đất khó
- Ông Cường “vượt bão” thành nông dân xuất sắc Việt Nam
- Giá dê tăng, người dân vẫn e dè tái đàn
- Trang trại bò mẫu của nông dân trẻ
- Nuôi thỏ lai, thu lợi nhanh
- ‘Ông trùm’ chồn hương khởi nghiệp từ 80 con giống
- Lợn ăn bột chè xanh giúp tăng đề kháng, thịt thơm ngon
- Thoát nghèo nhờ nuôi dê
- Ứng dụng công nghệ nâng cao chất lượng chăn nuôi dê thịt
- Khá lên nhờ nuôi cầy vòi hương
- Lumigard Most: Giải pháp sức khỏe đường ruột cho động vật dạ dày đơn
- Olmix Asialand Việt Nam và Gia cầm Hòa Phát: Ký biên bản ghi nhớ hợp tác chiến lược về chăm sóc sức khỏe vật nuôi
- Chẩn đoán sức khỏe đường ruột nhanh chóng với công nghệ tiên tiến từ Orffa & Florates
- VIV ASIA 2025: Giao thoa công nghệ và cơ hội đưa ngành chăn nuôi Việt Nam vươn tầm quốc tế
- Tannin thủy phân: Giải pháp hoàn hảo cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
Bình luận mới nhất