Dù đã ở cái tuổi 77-U80 nhưng ông Phạm Đức Huy, ở xóm Mỹ Chính, xã Kim Mỹ, huyện Kim Sơn, (Ninh Bình) vẫn có tinh thần khởi nghiệp như tuổi U 23. Hiện ông đang nuôi hơn 1.000 con thỏ New Zealand, mỗi tháng ông đều đặn bỏ túi 15 triệu đồng. “Nuôi thỏ vừa có thể kiếm thêm thu nhập mà lại có thể thay cho việc tập thể dục hàng ngày…”, ông Huy thổ lộ.
Có mặt tại trang trại nuôi thỏ của gia đình ông Phạm Văn Huy vào những ngày hè nóng nực, chúng tôi ấn tượng với cách bố trí khuôn viên thật là khoa học. Giữa những dãy chuồng nuôi thỏ được ông bố trí khoảng không gian để trồng những dãy cây xanh mát, giúp không khí thoáng đãng và phần nào giảm cái nắng nóng giúp con thỏ thư giãn mà phát triển tốt.
Cẩn thận, chăm chỉ, cần cù là những cảm nhận đầu tiên khi chúng tôi tiếp xúc với ông Huy. Vừa dẫn chúng tôi đi xem mô hình nuôi thỏ, ông Huy vừa kể cho chúng tôi nghe về câu chuyện bén duyên với nghề nuôi thỏ của mình.
Ông Phạm Đức Huy (77 tuổi) đang đi kiểm tra đàn thỏ của gia đình.
Chán với cảnh làm ruộng vất vả mà vẫn không đủ ăn, ông Huy bắt đầu đi tìm đến các mô hình nuôi trồng cho hiệu quả kinh tế cao để thăm quan học hỏi, nhằm mục đích phát triển kinh tế gia đình.
Qua quá trình tiếp xúc đó, ông nhận thấy con thỏ New Zealand khá dễ nuôi, nhanh lớn,thức ăn của nó chủ yếu là cỏ nên rất phù hợp với điều kiện nuôi của gia đình. Sau đó, ông quyết định mua 1 con thỏ mẹ và 6 con thỏ giống về nuôi thử.
Hiện trang trại của ông Huy đang có hơn 1000 con thỏ, trung bình mỗi tháng xuất bán ra thị trường hơn 300kg thỏ thương phẩm.
Khởi nghiệp từ 7 con thỏ New Zealand làm vốn, nhận thấy giống thỏ này cho hiệu quả kinh tế cao, ông tiếp tục mở rộng mô hình. Sau gần 20 nuôi năm, đến nay quy mô chăn nuôi thỏ thương phẩm của gia đình ông đã lên tới hơn 1.000 con. Trong đó, đàn thỏ mẹ luôn duy trì khoảng hơn 200 con và gần 800 con thỏ thương phẩm.
Với số thỏ đang nuôi này, trung bình mỗi tháng gia đình ông Phạm Văn Huy xuất bán ra thị trường hơn 300kg thỏ thương phẩm. Với giá bán dao động từ 75.000- 80.000 đồng/1kg, sau khi trừ hết chi phí ông Huy lãi khoảng 15 triệu/tháng.
Nhờ nuôi thỏ mà mỗi tháng gia đình ông đều đặn bỏ túi hơn 15 triệu đồng.
Ngồi trò chuyện với Dân Việt, ông Huy tâm sự, để có được thành công như ngày hôm nay thì ông phải trải qua rất nhiều khó khăn. Những năm đầu mới nuôi, đầu ra khó khăn lắm, phải đi bán lẻ từng con, sau dần dần thương lái họ biết thì mới có đầu ra ổn định.
“Cách đây 4 năm, đàn thỏ 800 con nhà tôi bị dịch chết hàng loạt không còn một con, năm đó tôi bị thiệt hại hàng trăm triệu đồng. Từ một nhà nuôi thỏ nhiều mà cuối cùng lại phải đi mua giống về nuôi lại từ đầu.” ông Huy chia sẻ.
Cũng theo ông Huy, thỏ New Zealand là một giống thỏ có nhiều ưu điểm như khả năng sinh trưởng và phát triển nhanh, sinh sản nhiều, thịt thơm ngon, hấp dẫn… Trung bình một con thỏ mẹ một năm đẻ được từ 7-8 lứa, mỗi lứa khoảng 6-8 con và thỏ con, nuôi khoảng hơn 4 tháng đạt trọng lượng 2,3kg là có thể xuất bán được.
Ông Phạm Đức Huy chia sẻ, thỏ ngoài cho ăn cám còn được bổ sung các loại thức ăn tinh khác như lúa, ngô và rau xanh nên thịt thỏ của gia đình ông thơm ngon và được thị trường ưa chuộng, có bao nhiêu bán cũng hết.
“Nuôi con thỏ này nhàn hơn so với các loại vật nuôi khác nhưng lại cho hiệu quả kinh tế cao nên người già cũng có thể nuôi, để vừa có thể kiếm thêm thu nhập mà lại có thể thay cho tập thể dục hàng ngày. ” ông Huy tâm sự.
“Để tăng dinh dưỡng và đề phòng bệnh cho thỏ, cần tiêm vắc xin cho thỏ mẹ 6 tháng/lần, thỏ con từ 1,5 tháng tuổi sẽ tiêm một lần cho tới khi xuất bán. Ngoài ra, thỉnh thoảng còn pha các loại vitamin vào nước hoặc thức ăn, để thỏ ăn nhiều, nhanh lớn…”, ông Huy cho biết thêm.
Chia sẻ về kỹ thuật nuôi thỏ, kinh nghiệm nuôi thỏ, ông Huy cho biết, nuôi con gì cũng vậy người nuôi cần phải làm sao tạo điều kiện tốt nhất cho nó phát triển thì con thỏ này cũng vậy. Chuồng trại luôn thoáng mát và vệ sinh thường xuyên, thức ăn phải đảm bảo nhất là rau xanh. Ngoài ra, cần chú ý đến dịch bệnh nên phải thường xuyên khử trùng chuồng nuôi và phòng bệnh cho thỏ.
Phạm Anh
Nguồn: Báo Dân Việt
- nuôi thỏ New Zealand li>
- giống thỏ New Zealand li>
- kinh nghiệm nuôi thỏ li>
- kỹ thuật nuôi thỏ li>
- nuôi thỏ li>
- u 80 nuôi thỏ li>
- tập thể dục hàng ngày li>
- bỏ túi 15 triệu li> ul>
- Thiết lập và tăng cường lá chắn miễn dịch cho lợn
- Nuôi bò thịt tuần hoàn, giảm ô nhiễm môi trường, lợi nhuận tăng 29%
- 6 thành phần giàu chất xơ và lợi ích của chúng đối với người chăn nuôi gia cầm
- Thịt nuôi cấy có thể trở thành thực phẩm sử dụng rộng rãi trên thế giới
- Bình Thuận: Toàn tỉnh hiện có trên 220 cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung
- FAO: Sản lượng ngũ cốc thế giới năm 2024 dự đoán sẽ giảm nhẹ 0,4%
- Lựa chọn chế độ ăn có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của gà thịt giống
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 12/11/2024
- Pháp: Nâng mức nguy cơ dịch Cúm gia cầm từ trung bình lên cao
- Liên minh Đổi mới ngành công nghiệp thịt heo Trung Quốc-ASEAN chính thức ra mắt
Tin mới nhất
T6,15/11/2024
- Thiết lập và tăng cường lá chắn miễn dịch cho lợn
- Nuôi bò thịt tuần hoàn, giảm ô nhiễm môi trường, lợi nhuận tăng 29%
- 6 thành phần giàu chất xơ và lợi ích của chúng đối với người chăn nuôi gia cầm
- Thịt nuôi cấy có thể trở thành thực phẩm sử dụng rộng rãi trên thế giới
- Bình Thuận: Toàn tỉnh hiện có trên 220 cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung
- FAO: Sản lượng ngũ cốc thế giới năm 2024 dự đoán sẽ giảm nhẹ 0,4%
- Lựa chọn chế độ ăn có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của gà thịt giống
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 12/11/2024
- Pháp: Nâng mức nguy cơ dịch Cúm gia cầm từ trung bình lên cao
- Liên minh Đổi mới ngành công nghiệp thịt heo Trung Quốc-ASEAN chính thức ra mắt
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất