[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Phát biểu sau khi thăm các cảng Odesa và Pivdenny ở miền Nam Ucraina, Bộ trưởng Cơ sở hạ tầng Oleksandr Kubrakov cho biết thêm về mặt chiến lược, Ucraina không chỉ cần đạt được mục tiêu đẩy nhanh quá trình kiểm tra ở Eo biển Bosphorus mà cả tại các cảng ở Mykolaiv, đồng thời kéo dài thỏa thuận xuất khẩu ngũ cốc thêm ít nhất 1 năm.
Theo ông, hiện tại có 77 tàu chở thực phẩm từ Ucraina đang chờ kiểm tra tại Thổ Nhĩ Kỳ.
Bộ trưởng Kubrakov đánh giá Ucraina có tiềm năng đẩy mạnh hơn nữa việc xuất khẩu ngũ cốc theo thỏa thuận trên vì hiện nay 3 cảng của Ucraina đang chỉ hoạt động với 50% công suất.
Trước đó, tại thành phố Istanbul của Thổ Nhĩ Kỳ, các quan chức Nga và Ucraina đã ký các thỏa thuận riêng rẽ với Liên Hợp Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ nhằm giải quyết vấn đề cung cấp lương thực và phân bón ra thị trường toàn cầu.
Thỏa thuận xuất khẩu ngũ cốc của Ucraina qua Biển Đen có hiệu lực trong vòng 120 ngày, và được kéo dài thêm 120 ngày nữa ngay trước khi hết hạn vào ngày 19/11/2022 .
Trong khuôn khổ thỏa thuận này, Nga, Ucraina, Thổ Nhĩ Kỳ và Liên Hợp Quốc đã nhất trí thành lập Trung tâm Điều phối chung (JCC) để giám sát các tàu chở ngũ cốc.
Kể từ khi thỏa thuận xuất khẩu ngũ cốc có hiệu lực vào ngày 01/8/2022, Ucraina đã xuất khẩu hơn 12 triệu tấn ngũ cốc và các loại thực phẩm khác sang các nước ở châu Á, châu Âu và châu Phi.
Ucraina huy động được ít nhất 150 triệu USD cho sáng kiến ngũ cốc:
Tại hội nghị ngày 26/11/2022, Ucraina đã huy động được ít nhất 150 triệu USD từ EU và hơn 20 quốc gia khác để xuất khẩu ngũ cốc sang các nước như Ethiopia, Sudan, Nam Sudan, Somalia và Yemen.
Theo kế hoạch, Ucraina sẽ điều ít nhất 60 tàu từ các cảng của nước này đến các quốc gia đang đối mặt với nạn đói và hạn hán cho đến cuối mùa Xuân tới.
Theo tuyên bố chung được đưa ra sau hội nghị, lượng nông sản xuất khẩu trên thế giới trong thời gian từ khi xung đột Nga- Ucraina nổ ra cuối tháng 2/2022 đến nay đã giảm 10 triệu tấn so với cùng kỳ năm 2021.
Tuyên bố nhấn mạnh, điều này cho thấy an ninh lương thực của hàng triệu người trên thế giới đang bị đe dọa nghiêm trọng. Cũng theo tuyên bố, các nước tham gia hội nghị sẽ cùng chung tay khắc phục hậu quả của cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu đối với kinh tế và vấn đề nhân đạo do xung đột Nga- Ucraina gây ra
Tham dự hội nghị có Thủ tướng các nước Bỉ, Ba Lan, Litva và Tổng thống Hungary. Trong khi đó, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen có bài phát biểu qua video. Chương trình nghị sự tập trung thảo luận về vấn đề an ninh lương thực và xuất khẩu nông sản.
Trước đó, ông Zelensky đã đưa ra sáng kiến “Ngũ cốc từ Ucraina” trong bài phát biểu trực tuyến trong Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) tại Indonesia.
Các quốc gia ủng hộ sáng kiến này sẽ mua sản phẩm nông nghiệp trực tiếp từ các nhà sản xuất Ucraina và sau đó chuyển cho các quốc gia đang trên bờ vực nạn đói.
M.V
- Cơ chế tích lũy nạc ở lợn và gà thịt: Vai trò của dinh dưỡng và chiến lược phối trộn thức ăn
- Việt Nam chi hơn 1 tỉ USD nhập khẩu thịt, sữa ngoại trong 3 tháng
- Tiêu hủy hàng nghìn con vịt dương tính virus cúm gia cầm
- Bảo đảm chăn nuôi ổn định sản xuất, bình ổn giá thịt lợn
- Kinh phí cho nghiên cứu thú y còn ‘nhỏ giọt’
- Nhập khẩu thịt bò của Nhật Bản tháng 2/2025 giảm xuống mức thấp nhất trong 9 năm
- Tổng Thống Trump áp thuế Trung Quốc 125%, hoãn áp thuế 90 ngày hơn 75 nước
- Tân Sao Á: 20 năm chinh phục thị trường
- Cục Thống kê: Nguồn cung thịt lợn sẽ đáp ứng tiêu dùng
- Cải thiện chất lượng bò thịt tại Việt Nam theo tiêu chuẩn Pháp
Tin mới nhất
CN,13/04/2025
- Hệ thống công ty Avet – Apharma – Abio: Ghi dấu chặng đường đồng hành và hợp tác
- Cơ chế tích lũy nạc ở lợn và gà thịt: Vai trò của dinh dưỡng và chiến lược phối trộn thức ăn
- Việt Nam chi hơn 1 tỉ USD nhập khẩu thịt, sữa ngoại trong 3 tháng
- Thanh Hóa: Tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ các dự án chăn nuôi quy mô lớn
- Tiêu hủy hàng nghìn con vịt dương tính virus cúm gia cầm
- Bảo đảm chăn nuôi ổn định sản xuất, bình ổn giá thịt lợn
- Kinh phí cho nghiên cứu thú y còn ‘nhỏ giọt’
- Nhập khẩu thịt bò của Nhật Bản tháng 2/2025 giảm xuống mức thấp nhất trong 9 năm
- Tổng Thống Trump áp thuế Trung Quốc 125%, hoãn áp thuế 90 ngày hơn 75 nước
- Tân Sao Á: 20 năm chinh phục thị trường
- Chẩn đoán sức khỏe đường ruột nhanh chóng với công nghệ tiên tiến từ Orffa & Florates
- VIV ASIA 2025: Giao thoa công nghệ và cơ hội đưa ngành chăn nuôi Việt Nam vươn tầm quốc tế
- Tannin thủy phân: Giải pháp hoàn hảo cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
Bình luận mới nhất