[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Đó là tên hội thảo do Hiệp hội chăn nuôi gia súc lớn Việt Nam kết hợp với BTC Triển lãm ngành sữa – Vietnam Dairy 2017 tổ chức ngày 2/6/2017 tại Hà Nội.
Tới dự hội thảo có đông đảo nhà quản lý; Hội, hiệp hội ngành chăn nuôi Việt Nam; Các doanh nghiệp, các trang trại và nông hộ chăn nuôi bò sữa.
PGS TS Hoàng Kim Giao, Chủ tịch Hiệp hội chăn nuôi gia súc lớn Việt Nam phát biểu khai mạc hội thảo
Theo PGS TS Hoàng Kim Giao, Chủ tịch Hiệp hội chăn nuôi gia súc lớn Việt Nam:
Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu về sữa của người tiêu dùng ở trên thế giới và nước ta ngày càng cao vì thế giới rất sôi động về sữa tươi. Trước yêu cầu đó, Việt Nam cần và phải phát triển nhanh hơn về đàn bò sữa và sản lượng sữa. Tăng nhanh đàn bò sữa đưa đến áp lực về môi trường rất lớn. Vì vậy, người chăn nuôi, người kĩ thuật phải khai thác tối đa tiềm năng cho sữa của vật nuôi, đơn vị chăn nuôi. Trên cơ sở đó giảm số lượng vật nuôi, giảm đầu tư, chi phí chăn nuôi, giảm ô nhiễm môi trường nhưng tăng hiệu quả đầu tư, điều đó có nghĩa là tăng sản lượng sữa trên cơ sở tăng tỷ lệ bò vắt sữa, tăng năng suất của bò vắt sữa/chu kỳ sữa.
Các biện pháp kỹ thuật, các công nghệ tiên tiến, các công nghệ cao được áp dụng trong chọn lọc nhân giống, quản lý đàn, trong chế biến thức ăn, trong phòng chống dịch bệnh, nâng cao khả năng sinh sản của đàn bò và tăng năng suất của vật nuôi.
“Ngành chăn nuôi bò sữa phải hướng tới sự chuyên nghiệp hay chuyên môn hóa, quản lý theo chuỗi, các mặt hàng từ trang trại bò sữa đến bàn ăn, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và sức khỏe người tiêu dùng”, TS Hoàng Kim Giao nhấn mạnh.
Xung quanh vấn đề về ứng dụng công nghệ trong chăn nuôi, điểm chính được các chuyên gia đề cập đến là kỹ thuật thụ tinh và con giống. Theo TS.Lê Bá Quế, Trung tâm Gia súc lớn Trung ương thì cần phải tập trung vào con đực giống vì “tốt nái tốt ổ còn tốt đực tốt cả đàn”. Một con đực giống tốt có thể sản xuất được hàng trăm nghìn con con.
Công nghệ nhắc đến là thụ tinh nhân tạo (TTNT) công nghệ này yêu cầu trình độ kỹ thuật cao, trang thiết bị hiện đại và không dễ thực hiện. Hiện nay kỹ thuật TTNT đã được Trung tâm thực hiện thành công, các sản phẩm tinh lỏng, đông viên, tinh cọng rạ chất lượng cao đã được sản xuất theo quy trình hiện đại của Nhật Bản cùng các trang thiết bị nhập từ Đức và giống gia súc chất lượng cao xuất xứ Mỹ, Úc…
Tại hội thảo, các báo cáo được trình bày bao gồm:
Chăn nuôi bò sữa Việt Nam, những chính sách phát triển bò sữa của Việt Nam và một số nước khu vực của TS Tống Xuân Chinh, Phó Cục trưởng Cục chăn nuôi; Chất lượng giống và tinh đông lạnh là chìa khóa thúc đẩy chăn nuôi bò ở Việt Nam sẵn sàng hội nhập ASEAN và TPP của TS Lê Bá Quế, Giám đốc Trung tâm gia súc lớn Trung ương; Chăn nuôi bò sữa công nghệ cao – “Chìa khóa vàng” cho sự thành công của TH True Milk của ThS. Ngô Tiến Dũng, chủ nhiệm dự án TH True Milk.
Mypep Plus 65- Sản phẩm hoàn hảo cho bò sữa, tăng cường sức đề kháng – nâng cao hiệu quả thức ăn của TS Giả Tịnh công ty TNHH Thương mại và sản xuất Menon HN. Sử dụng thiết bị công nghệ cao trong chăn nuôi bò ở Việt Nam của ông Lê Sĩ Nhật, Chủ tịch HĐQT và TGĐ công ty Tân Bảo Sài Gòn. Ứng dụng kỹ thuật siêu âm để nâng cao năng suất sinh sản trên bò của TS Nguyễn Kiên Cường, giảng viên trường ĐH Nông lâm TP. Hồ Chí Minh, cố vấn công ty LD Bio – Pharmachemie.
Một số hình ảnh về hội thảo:
Bài trình bày của TS Sử Thanh Long, Trưởng Bộ môn ngoại sản Học viện Nông nghiệp Việt Nam thu hút sự chú ý của nhiều đại biểu.
Ông Lê Sỹ Nhật, Chủ tịch HĐQT và TGĐ công ty Tân Bảo Sài Gòn giới thiệu về sản phẩm cảm biến theo dõi sinh sản ở bò tới hội thảo.
TS Giả Tịnh (trái, áo đen) công ty TNHH Thương mại và sản xuất Menon HN giới thiệu về sản phẩm Mypep Plus 65
TS Lê Kiên Cường, Đại học Nông lâm TP Hồ Chí Minh báo cáo tại hội thảo.
Chủ trang trại chăn nuôi bò ở Hà Nam đặt câu hỏi với các chuyên gia.
Hà Ngân
Ngành chăn nuôi bò sữa ở Việt Nam đã có trên nửa thế kỷ. Với rất nhiều khó khăn, qua nhiều sóng gió thị trường lúc lên, lúc xuống nhưng chăn nuôi bò sữa ở Việt Nam vẫn phát triển theo hướng tích cực. Từ chỗ không có bò sữa, đến nay Việt Nam đã có trên 24.000 trang trại và hộ nông dân nuôi bò sữa với tổng đàn gần 283.000 con, sản lượng sữa tươi đạt trên 800.000 tấn, đáp ứng khoảng 40% nhu cầu tiêu thụ sữa tươi cho người tiêu dùng, còn lại là trên 60% phải nhập khẩu từ nước ngoài. Mỗi năm nước ta phải bỏ ra khoảng 1 tỷ USD để nhập khẩu sữa từ bên ngoài.
- chăn nuôi gia súc li>
- ngành sữa việt nam li>
- chăn nuôi bò sữa li> ul>
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
- Từ 16/12, thuế suất hàng khô dầu đậu tương dùng làm thức ăn chăn nuôi được giảm xuống còn 1%
- Nghiên cứu axit amin chỉ ra tiềm năng cho chế độ ăn ít protein hơn
- Chuyển hướng nuôi bò nhốt chuồng vì hiệu quả cao
- Thị trường nhập khẩu ngô 10 tháng đầu năm 2024
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 19/11/2024
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
- Từ 16/12, thuế suất hàng khô dầu đậu tương dùng làm thức ăn chăn nuôi được giảm xuống còn 1%
- Nghiên cứu axit amin chỉ ra tiềm năng cho chế độ ăn ít protein hơn
- Chuyển hướng nuôi bò nhốt chuồng vì hiệu quả cao
- Thị trường nhập khẩu ngô 10 tháng đầu năm 2024
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 19/11/2024
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất