[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Việc áp dụng công nghệ “xanh” trong chăn nuôi đang trở thành xu hướng được nhiều chủ trang trại chú trọng và triển khai rộng rãi, đặc biệt khi các tiêu chuẩn về chất lượng và môi trường cho ngành chăn nuôi, cũng như cho từng trang trại, ngày càng được nâng cao.
Ông Lê Trần Thái Anh (phải), TS. BS Thú y của công ty Vetstar tư vấn giải pháp kiểm soát côn trùng của Envu tại trại chăn nuôi gà
Mối nguy hại từ côn trùng, đặc biệt côn trùng kháng thuốc
Côn trùng không chỉ là những sinh vật nhỏ bé mà còn là mối đe dọa lớn đối với sức khỏe của đàn vật nuôi. Chúng là vật chủ trung gian truyền nhiều loại bệnh nguy hiểm, gây ra những hậu quả nghiêm trọng về kinh tế cho người chăn nuôi. Ve, muỗi, ruồi, bọ đậu đen và mạt là những thủ phạm tiêu biểu. Chúng có khả năng truyền nhiễm nhiều bệnh như bệnh lyme, sốt xuất huyết, viêm não Nhật Bản, sốt rét, bệnh than, lở mồm long móng, ghẻ, viêm da và nhiều căn bệnh khác do vi khuẩn, virus và giun sán gây ra. Những bệnh này không chỉ làm giảm năng suất của vật nuôi mà còn có thể dẫn đến tử vong, gây thiệt hại kinh tế lớn cho người chăn nuôi, với các bệnh phổ biến như sau:
- Bệnh viêm phế quản truyền nhiễm: Gà bị yếu do nhiễm bọ mạt có thể dễ mắc
bệnh viêm phế quản do virus, gây viêm đường hô hấp. - Bệnh viêm phổi do Mycoplasma: Triệu chứng ho, chảy nước mũi, khó thở, và
giảm sản lượng trứng. Do ruồi mang mầm bệnh từ con bệnh sang con khỏe. - Bệnh viêm ruột: Triệu chứng tiêu chảy nặng, sụt cân, và tỷ lệ tử vong cao. Ruồi có thể truyền vi khuẩn từ thức ăn hoặc phân sang gà khỏe.
- Bệnh tụ huyết trùng: Muỗi là vật trung gian truyền bệnh, thường gây ra tình trạng nhiễm trùng cấp tính ở gia súc.
- Bệnh giun sán: Côn trùng như ruồi có thể là trung gian truyền bệnh, gây ra các bệnh đường ruột.
- Bệnh Leptospirosis: Nguyên nhân bệnh do tiếp xúc với nước tiểu của động vật
bị nhiễm bệnh qua muỗi hoặc ruồi, có thể gây viêm ruột, sẩy thai. - Bệnh do virus hoạt huyết: Muỗi là vật trung gian truyền bệnh, ảnh hưởng chủ
yếu đến gia súc nhai lại như cừu, bò, có thể khiến gia súc, gia cầm tử vong.
Nhìn chung, bệnh có nguồn gốc từ côn trùng thường gây ra những cảm giác khó chịu như ngứa ngáy, đau đớn, khiến vật nuôi luôn trong trạng thái căng thẳng, mệt mỏi. Điều này dẫn đến việc vật nuôi biếng ăn, giảm năng suất, thậm chí có thể gây ra các bệnh nhiễm trùng khác. Những vết cắn, đốt của côn trùng không chỉ gây khó chịu mà còn là cửa ngõ cho nhiều loại vi khuẩn, virus xâm nhập vào cơ thể vật nuôi, gây ra các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của từng cá thể mà còn gây thiệt hại kinh tế lớn cho người chăn nuôi.
Song song với đó, tình trạng côn trùng kháng thuốc ngày càng trở nên nghiêm trọng. Điều này khiến các biện pháp phòng trừ truyền thống trở nên kém hiệu quả. Theo ghi nhận từ các chủ trang trại và chuyên gia kiểm soát côn trùng, một chủ trang trại gà cho biết: “Mặc dù chúng tôi đã tiến hành sát trùng chuồng trại rất kỹ lưỡng và thử nghiệm nhiều loại thuốc khác nhau, nhưng vẫn không thể xử lý triệt để côn trùng. Kết quả là chuồng trại vẫn còn ám mùi hóa chất nồng nặc và hiệu quả không như mong đợi”.
“Qua thời gian dài tư vấn các giải pháp kiểm soát côn trùng cho các trang trại chăn nuôi, tôi nhận thấy tình trạng kháng thuốc đang gia tăng đáng kể, xuất hiện ở nhiều khu vực và ngày càng trở nên khó kiểm soát hơn”, ông Lê Trần Thái Anh, TS. BS Thú y kiểm soát côn trùng của Công ty TNHH Vetstar chia sẻ.
Thách thức đến từ tiêu chuẩn môi trường cộng đồng
Các hoạt động sản xuất trong chăn nuôi tạo ra một lượng lớn khí thải, đây là một trong những nguyên do gây khủng hoảng về khí hậu và hiệu ứng nhà kính. Các chất thải trong chăn nuôi thường chứa lượng lớn mầm mống dịch bệnh nếu không được xử lý đúng cách. Bên cạnh đó, dưới áp lực gắt gao về tiêu chuẩn, chất lượng môi trường của ngành chăn nuôi cũng dần khiến nhiều chủ trang trại cân nhắc và chọn lọc hơn về giải pháp kiểm soát côn trùng. Hiện nay, các chuẩn mực ESG (Environmental (Môi trường); Social (Xã hội) và Governance (Quản trị doanh nghiệp)) đang được xem là một bộ tiêu chuẩn để đo lường các yếu tố liên quan đến phát triển bền vững và ảnh hưởng, tác động của doanh nghiệp đến cộng đồng. Nhiều doanh nghiệp đang chủ động tích hợp ESG vào trong hoạt động của mình.
Ứng dụng giải pháp “xanh”để kiểm soát côn trùng – Xu hướng tất yếu trong chăn nuôi
Để kiểm soát côn trùng cũng như mong muốn thu được nhiều lợi ích hơn từ đó, nhiều chủ trang trại đã chủ động ứng dụng giải pháp “xanh” vào trang trại của mình. Một trong những giải pháp “xanh”, tiên tiến của Envu là bộ ba giải pháp phun tồn lưu Suspend Flexx Insecticide, giải pháp phun không gian Aqua Resigen 10.4EW và Fludora Co-Max Insecticide, đem đến hiệu quả kiểm soát côn trùng rất rõ rệt, kể cả khi gặp các loài côn trùng kháng thuốc.
“Với các trang trại chăn nuôi, chủ trang trại luôn quan tâm về tính hiệu quả kiểm soát côn trùng và sự bền vững, vì thế, tôi thường tư vấn ứng dụng bộ giải pháp của Envu gồm Suspend Flexx Insecticide, Aqua Resigen 10.4EW và Fludora Co-Max Insecticide, bộ ba này là sự kết hợp hoàn hảo giữa giải pháp phun tồn lưu và phun không gian, giúp kiểm soát côn trùng một cách toàn diện”, anh Lê Trần Thái Anh chia sẻ thêm kinh nghiệm trong việc kiểm soát côn trùng trong các trang trại chăn nuôi. Theo ghi nhận từ các chủ trang trại, giải pháp từ Envu giúp họ tối ưu chi phí vì có liều pha thấp và dung môi là nước.
Những sản phẩm đã được kiểm định chất lượng, được các tổ chức uy tín khuyến cáo như Tổ chức Thú y thế giới, Bộ Y tế, hay các chứng chỉ HACCP, HALAL,… cũng thường được các chủ trang trại ưu tiên lựa chọn vì sự an tâm về sức khỏe của vật nuôi cũng như đóng góp thêm giá trị cho môi trường sống.
Chia sẻ từ chủ các trang trại
❖ Anh Nguyễn Ngọc Thắng, quản lý trang trại gà công nghiệp Ngọc Linh cho biết: “Trước đây, mặc dù đã sát trùng chuồng gà rất kỹ, chúng tôi vẫn phát hiện ruồi, muỗi và côn trùng gây hại, tôi đã ứng dụng nhiều phương pháp khác nhau, tuy nhiên, vẫn chưa xử lý được triệt để, vẫn còn tồn đọng mùi hóa chất trong chuồng. Sau đó, tôi được giới thiệu và ứng dụng giải pháp kiểm soát côn trùng của Envu theo hình thức phun tồn lưu và phun không gian. Tôi thấy được hiệu quả rõ rệt như không còn côn trùng bay, không tồn đọng mùi hoá chất và giúp tiết kiệm được chi phí bởi pha với nước thay vì mua dầu, hạn chế được rủi ro cháy nổ”.
❖ Anh Nguyễn Thành Trì, chủ trại gà đẻ tại tỉnh Tây Ninh chia sẻ: “Tôi sử dụng Suspend Flexx Insecticide của Envu để phun tồn lưu xử lý côn trùng trước khi cho gà vào chuồng, đàn gà của tôi phát triển tốt, cho ra chất lượng trứng cao và chi phí đầu tư hợp lý vì liều dùng của thuốc thấp. Tôi được biết sản phẩm đã nhận được chứng nhận Quốc tế HACCP, vì vậy tôi rất tin dùng sản phẩm cho trang trại của tôi”.
- Chăn nuôi xanh li>
- Vetstar li> ul>
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Tập đoàn Nhật Sojitz khai trương nhà máy chế biến thịt bò mát 10.000 tấn tại Tam Đảo
Tin mới nhất
T2,23/12/2024
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất