Trả lời phỏng vấn báo chí ngày 12/11, Bộ trưởng Chăn nuôi, Nông nghiệp và Thủy sản Uruguay Enzo Raúl Benech Bounous, đã bày tỏ mong muốn những sản phẩm nông nghiệp là niềm tự hào của Uruguay như thịt bò và các loại hoa quả có múi sẽ sớm góp mặt trên thị trường Việt Nam.
Bộ trưởng Chăn nuôi, Nông nghiệp và Thủy sản Uruguay Enzo Raúl Benech Bounous tại cuộc họp báo ngày 12/11. Ảnh: P.Y
Trong chuyến thăm đầu tiên của mình tới Việt Nam, Bộ trưởng Chăn nuôi, Nông nghiệp và Thủy sản Uruguay đã bày tỏ những thiện cảm dành cho Việt Nam. Ông chia sẻ, trước đây đã được biết tới Việt Nam qua những trang lịch sử hào hùng 4.000 năm của đất nước, và nhiều năm nay luôn dành sự ngưỡng mộ, trân trọng đặc biệt đối với những thành quả Việt Nam đã đạt được trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Trong chuyến thăm Việt Nam từ ngày 9-12/11, Bộ trưởng Bounous đã có các buổi làm việc với Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, Ban Kinh tế Trung Ương, gặp gỡ doanh nghiệp (tập đoàn Vingroup), viếng và đặt vòng hoa tại Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Trao đổi với báo chí vào ngày 12/11 tại Đại sứ quán Uruguay, ông phát biểu: “Tôi luôn mong muốn có cơ hội được thể hiện những tình cảm đó với người dân Việt Nam”, và bày tỏ hy vọng sẽ đóng góp vào việc thúc đẩy quan hệ Việt Nam – Uruguay, làm sâu sắc hơn tình cảm giữa nhân dân hai nước.
Tại cuộc họp báo, ông Bounous đã giới thiệu về nền nông nghiệp Uruguay với những thông tin ấn tượng như sản lượng nông sản gấp 10 lần nhu cầu tiêu thụ của người dân. Bình quân số bò được chăn nuôi là 4 con/đầu người… Bên cạnh những ưu đãi do thiên nhiên ban tặng như nguồn tài nguyên đất đai màu mỡ, nguồn nước, gió dồi dào… thì ứng dụng công nghệ cao và ý thức gìn giữ môi trường, sản xuất bền vững đã làm nên những thành quả trong nông nghiệp, Bộ trưởng Bounous khẳng định.
Uruguay tự hào về ngành chăn nuôi bò phát triển. Ảnh: https://uruguayanmeats.uy/
“Bò ở Uruguay được nuôi dưỡng rất tự nhiên trên những cánh đồng cỏ rộng lớn, đồng thời được truy xuất nguồn gốc rõ ràng, được gắn chip theo dõi sức khỏe, sự tăng trưởng từ khi sinh ra cho tới khi vào lò mổ, để đảm bảo chất lượng thịt tốt nhất”, ông Bounousnhấn mạnh.
“Thịt bò của Uruguay đã được xuất khẩu sang nhiều thị trường “khó tính” như Mỹ, các nước châu Âu, Nhật Bản… Bởi vậy, chúng tôi rất hi vọng và tin tưởng vào khả năng chinh phục thị trường Việt Nam của sản phẩm này.” Bộ trưởng Bounous cũng cho biết: Uruguay đang đẩy mạnh việc hoàn thiện các thủ tục cần thiết theo yêu cầu của Việt Nam, để sớm đưa mặt hàng này đến với người tiêu dùng Việt Nam.
Bên thịt bò, Uruguay cũng tự hào về sản lượng dồi dào và chất lượng của các nông sản như các loại hạt (ngô, đậu), hoa quả có múi (cam, chanh…), da thuộc và lâm sản (gỗ, bột giấy…).Tuy nhiên, hiện tại, trên thị trường Việt Nam mới chỉ có các sản phẩm từ sữa là đại diện duy nhất của Uruguay. Trong tương lai, Bộ trưởng Chăn nuôi, Nông nghiệp và Thủy sản Uruguay mong muốn có thể mở lối cho nhiều mặt hàng của Uruguay sang Việt Nam.
Bên cạnh chia sẻ thông tin về các thế mạnh xuất khẩu của Uruguay, Bộ trưởng Bounous cũng bày tỏ sự quan tâm tới các mặt hàng Việt Nam xuất khẩu sang Uruguay như may mặc, thiết bị truyền thông, máy tính, điện thoại… và đánh giá cao chất lượng của các sản phẩm Made in Vietnam này. Bộ trưởng Bounous cũng thể hiện thiện chí của Uruguay trong việc hướng tới sự cân bằng của cán cân thương mại, đảm bảo giao lưu, hợp tác mang lại lợi ích cho cả hai bên.
Phi Yến
- nhập khẩu thịt bò li>
- thịt bò li>
- Uruguay li> ul>
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất