Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), nhu cầu thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam được dự báo sẽ tăng nhẹ, vì ngành chăn nuôi heo nội địa đang phục hồi và ngành thủy sản duy trì đà tăng trưởng.
Giá thịt heo và thịt gà có tác động lớn đối với hoạt động sản xuất thức ăn chăn nuôi địa phương tại Việt Nam, với thịt heo chiếm 75% tổng sản lượng thịt tiêu thụ và thịt gà chiếm 10%.
Báo cáo Hệ thống Thông tin Nông nghiệp Toàn cầu (GAINS) mới nhất về Việt Nam của USDA cho thấy, cả giá thịt heo và giá gia cầm đã tăng ổn dịnh kể từ tháng 11/2017, sau khi giảm xuống mức thấp trong 11 tháng đầu năm 20017.
Theo đó, chi phí sản xuất thịt heo và thịt gà dao động trong khoảng 35.000 – 40.000 đồng/kg. Trong tháng 5, giá thịt heo đã lên đến 48.000 đồng/kg, trong khi giá thịt gà đạt 40.000 đồng/kg.
USDA nhận định, nguyên nhân dẫn đến sự tăng giá là do nguồn cung thịt giảm trên thị trường.
“Các nguồn tin báo cáo, sau sự sụp đổ của ngành chưn nuôi trong năm 2017, các hộ chăn nuôi quy mô nhỏ thua lỗ nặng, dẫn tới tình trạng treo chuống hàng loạt. Chỉ những trang trại quy mô lớn với mô hình “farm to table” có thể sống sót qua cuộc khủng hoảng.
Giá thịt heo tăng đã thúc đẩy tái đầu tư trong ngành heo hơi, nhưng Cục chăn nuôi thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam cảnh báo các hộ chăn nuôi nhỏ không nên tái đàn để tránh một đợt suy thoái khác vì dư cung”, theo USDA.
Các chuyên giá phân tích dự báo thị trường có thể ổn định vào đầu năm 2019.
Nhập khẩu lúa mì
Trong năm tài chính 2017 – 2018, báo cáo điều chỉnh tăng khối lượng lùa mì nhập khẩu của Việt Nam từ 4,2 triệu tấn lên 4,5 triệu tấn, tăng 300.000 tấn so với ước tính chính thức từ USDA.Nhập khẩu lúa mì
Sự gia tăng này chủ yếu là nhờ lượng thức ăn chăn nuôi nhập khẩu tăng, và mức giá cạnh tranh từ các nguồn ở miền đông châu Âu, chủ yếu là từ Nga.
Trong khi đó, dự báo khối lượng lúa mì nhập khẩu trong năm tài chính 2018 – 2019 là không đổi so với ước tính chính thức từ USDA.
“Nhu cầu đối với lúa mì từ ngành chăn nuôi và thủy sản của Việt Nam duy trì mạnh mẽ. Nhân tố quan trong để người mua lựa chọn giữa lúa mì và các nguyên liệu thức ăn chăn nuôi khác đó là giá bán của lúa mì cạnh tranh hơn so với ngô. Gần đây, giá lúa mì đã biến động với giá ngô, và kể từ giữa năm 2016, giá lúa mì duy trì ở mức thấp và gần với giá ngô. Với mức giá tương đương, các nhà máy xay xát thích lúa mì hơn vì nhiều yếu tố, gồm thành phần protein, màu sắc và các nhân tố liên kết. Sự linh hoạt về giá đã giúp khối lượng lúa mì nhập khẩu tăng mạnh tại Việt Nam”, báo cáo cho biết.
Ngoài ra, báo cáo cũng lưu ý, gần đây, lúa mì nhập khẩu từ Australia vào Việt Nam giảm, trong khi từ Nga tăng mạnh. Trong 6 tháng đầu năm, Nga trở thành nhà cung cấp lúa mì, chủ yếu để làm thức ăn chăn nuôi, lớn nhất của Việt Nam, theo sau là Australia.
Trong năm 2018 – 2019, báo cáo GAINS dự báo khối lượng ngô nhập khẩu đạt 11 triệu tấn, tăng 1 triệu tấn so với ước tính chính thức của USDA, nhờ dự báo tăng trưởng ổn định của ngành chăn nuôi.
Nhập khẩu bã ngô (DDGS)
Mỹ tiếp tục là nhà cung cấp chính bã ngô vào thị trường Việt Nam.
Sau khi lệnh ngừng nhập khẩu DDGS có nguồn gốc từ Mỹ được gỡ bỏ vào tháng 9/2017, nhập khẩu đã tăng mạnh nhờ nhu cầu cao từ ngành thức ăn chăn nuôi nội địa.
DDGS được sử dụng cho cả nguồn cung cấp năng lượng và protein trong thức ăn chăn nuôi.
Trong năm 2017 – 2018, khối lượng DDGS nhập khẩu ước tính đạt 690.000 tấn và dự báo tăng lên 1 triệu tấn vào năm 2018 – 2019.
Lyly Cao
Nguồn: VietnamBiz
- dự báo giá heo hơi li>
- thịt trường thịt heo li>
- giá heo hơi hôm na li> ul>
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất