USDA: Xuất khẩu thịt bò Mỹ, thịt lợn, thịt cừu của Mỹ 6 tháng đầu năm 2024 - Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 67.000 - 69.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội 69.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Yên Bái 68.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lào Cai 67.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 64.000 - 68.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 67.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Ninh Thuận 66.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 63.000 - 67.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 67.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Cần Thơ 66.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Trà Vinh 63.000 đ/kg
    •  
  • USDA: Xuất khẩu thịt bò Mỹ, thịt lợn, thịt cừu của Mỹ 6 tháng đầu năm 2024

    Theo số liệu của USDA và Liên đoàn xuất khẩu thịt Mỹ (USMEF), trong tháng 6/2024 xuất khẩu thịt bò Mỹ đạt giá trị cao nhất trong gần hai năm.

     

    Trong khi xuất khẩu thịt lợn giảm so với cùng kỳ năm trước, nhưng xuất khẩu trong nửa đầu năm 2024 vẫn vượt mức kỷ lục của 6 tháng đầu năm 2023.

    Xuất khẩu thịt bò

     

    Xuất khẩu thịt bò trong tháng 6/2024 đạt 110.155 tấn, giảm 4% so với tháng 6/2023 nhưng đây là mức lớn thứ hai tính theo tháng trong năm 2024. Giá trị xuất khẩu đạt 938,3 triệu USD, tăng 3% so với cùng kỳ năm ngoái và là mức cao nhất kể từ tháng 8/2022. Tính chung 6 tháng đầu năm 2026, giá trị xuất khẩu thịt bò tăng 5% so với cùng kỳ năm trước lên 5,22 tỷ USD, mặc dù khối lượng giảm 4% (đạt 643.733 tấn).

     

    Ông Dan Halstrom – Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành USMEF cho biết: “Xuất khẩu thịt bò tháng 6/2024 sang Nhật Bản tăng trưởng mạnh, đó là tín hiệu tốt khi thịt bò Mỹ phải đối mặt với nhiều trở ngại trong năm nay”. Giá trị xuất khẩu cũng tăng trưởng tốt ở Hàn Quốc, Đài Loan và Canada. Giá bò xuất khẩu trong tháng 6/2024 trung bình đạt gần 460 USD/con.”

     

    Xuất khẩu thịt lợn của Mỹ trong tháng 6/2024 đạt 224.392 tấn, giảm 9% so với tháng 6/2023 và là mức thấp nhất kể từ tháng 9/2023, trong khi giá trị xuất khẩu giảm 5% xuống 659,7 triệu USD. Tuy nhiên, khối lượng 6 tháng đầu năm 2024 vẫn đạt 1,52 triệu tấn, tăng 3% so với nửa đầu năm 2023 và giá trị xuất khẩu tăng 5% lên 4,26 tỷ USD.

     

    Ông Halstrom cho biết: Tháng 6/2024 xuất khẩu giảm ở một số thị trường chính bao gồm Mexico và Colombia. Tuy nhiên, xuất khẩu tăng mạnh ở một số thị trường như Hàn Quốc có thể đạt mức kỷ lục trong năm nay và xu hướng tăng cao ở Trung Mỹ và Canada, giá lợn xuất khẩu giữ vững ở mức 66 USD/con.

     

    Nhật Bản, Đài Loan, Canada dẫn đầu tăng trưởng mạnh về giá trị

     

    Bất chấp tình hình kinh tế khó khăn, Nhật Bản đã lấy lại vị thế là thị trường tiêu thụ nhiều nhất nhất thịt bò Mỹ 6 tháng đầu năm 2024. Xuất khẩu tháng 6/2024 tăng 8% so với tháng 6/2023 lên 22.308 tấn – mức lớn nhất kể từ tháng 3/2023. Giá trị xuất khẩu đạt 181,5 triệu USD, tăng 9% và cao nhất kể từ tháng 8/2022. Tính chung nửa đầu năm 2024, xuất khẩu sang Nhật Bản vẫn giảm 2% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt mức 127.020 tấn, nhưng giá trị xuất khẩu đã tăng 6% lên 978,2 triệu USD.

     

    Trong khi thịt bò Mỹ duy trì bán lẻ tăng mạnh ở Nhật Bản, nhu cầu dịch vụ ăn uống lại được hưởng lợi từ sự tăng vọt của du lịch, khi số lượng du khách nước ngoài đến Nhật Bản trong năm nay dự kiến sẽ lên mức kỷ lục 35 triệu khách. Dự trữ thịt bò nhập khẩu của Nhật Bản vào cuối tháng 6/2024 giảm gần 9% so với cùng kỳ năm trước, cho thấy nhu cầu nhập khẩu sẽ tiếp tục tăng trong nửa cuối năm 2024.

     

    Xuất khẩu thịt bò tháng 6/2024 sang Đài Loan đạt 7.318 tấn, chỉ tăng nhẹ so với tháng 6/2023 nhưng là mức cao nhất kể từ tháng 4/2022 và là mức lớn thứ ba từ trước đến nay. Giá trị xuất khẩu tăng 18% lên 80,1 triệu USD – cũng là mức cao thứ ba từ trước đến nay. Tính chung xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2024 sang Đài Loan vẫn giảm 9% so với cùng kỳ năm ngoái xuống mức 30.710 tấn, giá trị xuất khẩu tăng 2% lên 334,8 triệu USD.

     

    Xuất khẩu thịt bò sang Canada đạt mức tăng ấn tượng trong tháng 6/2024, với giá trị đạt mức cao nhất trong 10 năm là 116,5 triệu USD – tăng 29% so với tháng 6/2023. Khối lượng tháng 6/2024 tăng 17% lên 11.854 – mức cao nhất trong gần 9 năm. Tính chung xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2024 sang Canada giảm nhẹ về khối lượng (51.438 tấn, giảm 1%) nhưng tăng 12% về giá trị lên 469 triệu USD.

     

    Xuất khẩu thịt bò của Mỹ 6 tháng đầu năm 2024

     

    Xuất khẩu thịt bò tháng 6/2024 sang Hàn Quốc đạt tổng cộng 19.378 tấn, giảm 9% so với tháng 6/2023, nhưng giá trị xuất khẩu đã phục hồi lên 190,4 triệu USD – tăng 2% so với tháng 6/2023 và tăng 13% so với tháng 5/2024. Hàn Quốc là thị trường xuất khẩu lớn nhất của thịt bò Mỹ trong 6 tháng đầu năm 2024, với giá trị xuất khẩu tăng nhẹ so với cùng kỳ năm trước lên 1,1 tỷ USD, mặc dù khối lượng giảm 13% (116.338 tấn).

     

    Mặc dù xuất khẩu thịt bò tháng 6/2024 sang Mexico giảm về khối lượng so với tháng 6/2023 (đạt 17.150 tấn, giảm 5%), nhưng giá trị vẫn tăng 1% lên 98,8 triệu USD. Xuất khẩu thịt bò tháng 6 giảm ở nhiều loại thịt, nhưng khối lượng thịt cắt miếng vẫn tăng 4% lên 8.293 tấn. Nhu cầu đối với thịt bò Mỹ của Mexico tăng vọt trong nửa đầu năm nay, với khối lượng thịt bò và phụ phẩm bò tăng 13% lên 113.473 tấn, trong khi giá trị xuất khẩu tăng 19% lên 662,8 triệu USD. Xuất khẩu thịt bò Mỹ sang Mexico tăng bởi đồng peso mạnh lên trong nửa đầu năm; Tuy nhiên, sức mua gần đây sụt giảm và tình trạng bất ổn kinh tế gia tăng có thể ảnh hưởng đến thị trường trong những tháng tới, nhưng nguồn cung thịt bò ở Mexico vẫn khan hiếm do hạn hán nghiêm trọng.

     

    Xuất khẩu thịt bò sang Trung Đông đã hồi phục ấn tượng vào năm 2024 và xu hướng này tiếp tục diễn ra trong tháng 6/2024 với khối lượng xuất khẩu đạt 4.270 tấn, tăng 22% so với tháng 6/2023, giá trị xuất khẩu tăng 25% lên 20,8 triệu USD do xuất khẩu phụ phẩm bò sang Ai Cập tăng và nhu cầu thịt bò bắp tăng mạnh ở Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, Kuwait, Qatar, Bahrain và Oman, tính chung xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2024 sang khu vực này tăng 31% về lượng (28.195 tấn) và 33% về giá trị (127 triệu USD) so với cùng kỳ năm trước.

     

    Do nhu cầu tăng mạnh ở Cộng hòa Dominica và Cuba, nên xuất khẩu thịt bò Mỹ tháng 6/2024 sang khu vực Caribe đạt tổng cộng 2.711 tấn, tăng 35% so với cùng kỳ năm trước và giá trị tăng 19% lên 22 triệu USD. Xuất khẩu nửa đầu năm sang khu vực này cũng được hỗ trợ bởi xuất khẩu phụ phẩm bò đạt kỷ lục sang Trinidad và Tobago và nhu cầu mạnh ở Jamaica, tăng 28% so với cùng kỳ năm trước về khối lượng (17.485 tấn) và 14% về giá trị (143,8 triệu USD).

     

    Lệnh cấm nhập khẩu thịt bò Mỹ của Colombia có nguồn gốc từ các bang có trường hợp mắc bệnh cúm độc lực cao (HPAI) ở bò sữa tiếp tục làm giảm mạnh về khối lượng xuất khẩu, xuất khẩu trong tháng 6/2024 giảm 77% so với tháng 6/2023 xuống chỉ còn 91 tấn. Xuất khẩu sang Colombia tăng mạnh trong quý I/2024 nhưng đã giảm từ tháng 4/2024, do đó xuất khẩu nửa đầu năm giảm 22% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt mức 2.224 tấn và giá trị xuất khẩu giảm 13% xuống 13,4 triệu USD. Colombia là đối tác thương mại duy nhất áp đặt các hạn chế liên quan đến HPAI đối với thịt bò Mỹ.

     

    Giá xuất khẩu thịt bò tương đương 459,21 USD/con giết mổ trong tháng 6/2024, tăng 13% so với tháng 6/2023. Giá trung bình trong 6 tháng đầu năm 2024 là 418,37 USD/con, tăng 6% so với nửa đầu năm 2023. Xuất khẩu thịt bò tháng 6/2024 chiếm 15% trong tổng sản lượng thịt bò và 12,8% là thịt bò cắt miếng, tăng lần lượt từ 14,3% và 12% so với tháng 6/2023. Tính chung trong 6 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thịt bò chiếm 14,1% trong tổng sản lượng (giảm từ 14,4% trong cùng kỳ năm trước) và 11,8% là thịt bò cắt miếng (giảm từ 12,2%).

     

    Xuất khẩu thịt lợn

     

    Xuất khẩu thịt lợn Mỹ sang thị trường hàng đầu Mexico trong tháng 6/2024 giảm nhẹ, với khối lượng giảm 3% so với tháng 6/2023 xuống còn 83.007 tấn. Nhưng giá trị xuất khẩu vẫn tăng 4% lên 187,4 triệu USD. Xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2024 sang Mexico vẫn vượt xa tốc độ kỷ lục của năm ngoái, tăng 6% về lượng (563.200 tấn) và tăng 13% về giá trị lên 1,2 tỷ USD. Giá lợn nội địa của Mexico đã tăng mạnh trong tháng 6/2024 và dữ liệu xuất khẩu hàng tuần cho thấy xuất khẩu thịt lợn của Mỹ sang Mexico cũng tăng nhanh trong tháng 7/2024.

     

    Mexico đã ra lệnh ngừng nhập khẩu tất cả gia cầm Brazil vào giữa tháng 7/2024 sau khi phát hiện virus Newcastle, nguyên nhân khiến giá gia cầm và gà tây trên thị trường tăng cao. Đầu tháng 8/2024, Mexico nối lại nhập khẩu gia cầm Brazil từ tất cả các bang ngoại trừ Rio Grande do Sul.

     

    Nhu cầu của Hàn Quốc đối với thịt lợn Mỹ trong tháng 6/2024 vẫn tăng mạnh, với xuất khẩu tăng 20% so với tháng 6/2023 lên 17.327 tấn, trong khi giá trị xuất khẩu tăng 30% lên 64,2 triệu USD. Tính chung xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2024 sang Hàn Quốc tăng 33% so với cùng kỳ năm ngoái đạt mức 135.419 tấn và giá trị tăng 38% lên mức 459,6 triệu USD (tăng so với giá trị xuất khẩu thịt lợn sang Hàn Quốc đạt đỉnh trong 6 tháng đầu năm 2018 là 386,5 triệu USD). Thị phần của Mỹ trên thị trường thịt lợn nhập khẩu của Hàn Quốc đã tăng từ 26% trong nửa đầu năm 2022 lên 38% trong 6 tháng đầu năm nay.

     

    Do xuất khẩu sang Honduras, Costa Rica và Guatemala tăng nên xuất khẩu thịt lợn trong tháng 6/2024 sang khu vực Trung Mỹ đạt 10.371 tấn, tăng 2% so với tháng 6/2023 và giá trị xuất khẩu tăng 14% lên 34,3 triệu USD. Tính chung trong nửa đầu năm 2024, xuất khẩu sang khu vực này tăng 21% so với cùng kỳ năm trước lên 74.532 tấn, trong khi giá trị tăng 31% lên 231,1 triệu USD. Xuất khẩu nửa đầu năm tăng so với cùng kỳ năm trước tới tất cả các thị trường Trung Mỹ và xuất khẩu đến Honduras, Guatemala, Costa Rica, El Salvador và Nicaragua đạt tốc độ kỷ lục.

     

    Xuất khẩu thịt lợn của Mỹ 6 tháng đầu năm 2024

     

    Xuất khẩu thịt lợn của Mỹ tháng 6/2024 sang Caribe tăng 14% so với tháng 6/2023 lên 8.408 tấn, và giá trị tăng 19% lên 25,8 triệu USD. Bất chấp sự cạnh tranh ngày càng tăng từ thịt lợn Brazil, xuất khẩu tháng 6/2024 sang Cộng hòa Dominica vẫn tăng 11% so với tháng 6/2023 lên 6.280 tấn, trị giá 18,4 triệu USD (tăng 17%), trong khi xuất khẩu sang Cuba tăng gần gấp bốn lần lên 824 tấn. Trong tháng 6, xuất khẩu sang Caribe giảm 3% so với tốc độ kỷ lục của năm ngoái là 63.691 tấn, với giá trị ổn định ở mức 183,4 triệu USD.

     

    Sau vài tháng tăng mạnh, xuất khẩu thịt lợn sang Colombia trong tháng 6/2024 đã giảm 17% so với tháng 6/2023 xuống còn 7.612 tấn và giá trị giảm 7% xuống 22,2 triệu USD. Nhưng xuất khẩu sang Colombia 6 tháng đầu năm 2024 vẫn đạt tốc độ kỷ lục, tăng 33% so với cùng kỳ năm ngoái về lượng (56.927 tấn) và tăng 44% về giá trị (157,5 triệu USD). Dữ liệu xuất khẩu hàng tuần cũng cho thấy xuất khẩu tăng trở lại trong tháng 7/2024, sau khi giảm trong tháng 6/2024 một phần do khả năng tiếp cận thị trường không chắc chắn liên quan đến việc ghi nhãn điều kiện bảo quản.

     

    Xuất khẩu thịt lợn sang Canada tháng 6/2024 đạt 17.226 tấn, tăng 3% so với tháng 6/2023 và giá trị tăng 9% lên 72,7 triệu USD, đẩy khối lượng xuất khẩu trong nửa đầu năm 2024 lên mức 102.702 tấn và giá trị tăng nhẹ lên 410,4 triệu USD.

     

    Malaysia tiếp tục nổi lên như một thị trường xuất khẩu đầy hứa hẹn cho thịt lợn Mỹ, với xuất khẩu tháng 6/2024 tăng 24% so với tháng 6/2023 lên 576 tấn, trị giá 1,8 triệu USD (tăng 18%). Xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2024 sang Malaysia tăng 50% lên mức kỷ lục 4.065 tấn và giá trị tăng 43% lên 12,6 triệu USD. Ngành công nghiệp thịt lợn Mỹ đã nhận được tin tốt vào tháng 6/2024 khi có thêm một nhà máy thịt lợn của Mỹ được chấp thuận xuất khẩu sang Malaysia mà không cần kiểm tra tại chỗ, điều này có thể dọn đường cho sự hiện diện ngày càng tăng của Mỹ trên thị trường thế giới.

     

    Với việc đồng Yen suy yếu liên tục khiến Nhật Bản trở thành thị trường nhạy cảm hơn về giá, xuất khẩu thịt lợn Mỹ sang Nhật Bản trong tháng 6/2024 đã giảm 12% so với tháng 6/2023 xuống còn 28.498 tấn, trong khi giá trị giảm 10% xuống còn 118,7 triệu USD. Tính chung xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2024 sang Nhật Bản giảm nhẹ so với cùng kỳ năm trước, giảm 3% về lượng (181.550 tấn) và 2% về giá trị (737 triệu USD). Việc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản tăng lãi suất gần đây và các tín hiệu về việc Mỹ có thể cắt giảm lãi suất trong những tuần tới đã tạo ra một số chuyển động tích cực cho đồng Yen, đồng Yen đã tăng mạnh từ mức 160 đổi một đô la Mỹ vào giữa tháng 7/2024 lên khoảng 145 trong tuần đầu tháng 8/2024. Dự trữ thịt lợn nhập khẩu vào cuối tháng 6/2024 đã giảm 14% so với cùng kỳ năm ngoái, báo hiệu tiềm năng nhập khẩu lớn hơn trong nửa cuối năm.

     

    Giá xuất khẩu lợn tháng 6/2024 tương đương 66,53 USD/con giết mổ, tăng nhẹ so với tháng 6/2023. Mức trung bình 6 tháng đầu năm 2024 là 66,54 USD/con, tăng 4% so với nửa đầu năm 2023. Xuất khẩu thịt lợn trong tháng 6/2024 chiếm 29,4% trong tổng sản lượng thịt lợn và 25,4% là thịt lợn cắt miếng, giảm so với tỷ lệ rất cao của năm trước là 31% và 26,6% tương ứng. Tính chung 6 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu chiếm 30,5% trong tổng sản lượng (tăng từ 29,9% trong cùng kỳ năm trước) và 26,3% là thịt cắt miếng (tăng từ 25,6%).

     

    Xuất khẩu thịt cừu

     

    Xuất khẩu thịt cừu của Mỹ trong tháng 6/2024 đạt tổng cộng 191 tấn, tăng 26% so với tháng 6/2023, mặc dù giá trị giảm 16% xuống còn 827.000 USD. Xuất khẩu trong tháng 6 sang Mexico, Bahamas và Philippines tăng và sang Nhật Bản ổn định. Tính chung, trong nửa đầu năm 2024, xuất khẩu thịt cừu tăng 12% về lượng (1.485 tấn) và 19% về giá trị (8 triệu USD), với xu hướng tăng cao sang Caribe, Mexico, khu vực ASEAN, Canada và Đài Loan, trong khi xuất khẩu sang Nhật Bản ổn định.

     

    Nguồn: Vinanet/VITIC/usmef.org

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.