9 tháng năm 2023, xuất khẩu thịt lợn Mỹ tăng 9% so với cùng kỳ năm trước lên 2,13 triệu tấn và tăng 7% về giá trị lên gần 6 tỷ USD. Xuất khẩu thịt bò Mỹ đạt 980.100 tấn, tương đương 7,49 tỷ USD, giảm 13% về khối lượng và giảm 18% về giá trị.
Xuất khẩu thịt lợn tăng
Theo số liệu của USDA và Hiệp hội xuất khẩu thịt Mỹ (USMEF), xuất khẩu thịt lợn của Mỹ trong tháng 9/2023 giảm nhẹ so với tháng 9/2022 nhưng tính chung 9 tháng đầu năm 2023 vẫn duy trì tốc độ tăng. Xuất khẩu thịt bò tiếp tục gặp khó khăn so với mức kỷ lục năm ngoái nhưng xuất khẩu sang các thị trường Tây bán cầu ngày càng tăng.
Xuất khẩu thịt lợn của Mỹ tháng 9/2023 đạt 221.140 tấn, tương đương 643,7 triệu USD, giảm gần 1% về khối lượng và giảm 4% về giá trị so với tháng 9/2022. Tính chung trong 9 tháng năm 2023, xuất khẩu thịt lợn Mỹ tăng 9% so với cùng kỳ năm trước lên 2,13 triệu tấn và tăng 7% về giá trị lên gần 6 tỷ USD.
Ông Dan Halstrom – Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành USMEF cho biết: Xuất khẩu thịt lợn Mỹ sang Mexico tháng 9/2023 tăng 200 triệu USD là điều tuyệt vời và xuất khẩu sang các khu vực Trung Mỹ, Caribe và Châu Đại Dương cũng tăng đã giúp bù đắp cho lượng xuất khẩu giảm ở Trung Quốc và Nhật Bản.
Xuất khẩu thịt lợn trong tháng 9/2023 sang Mexico vượt xa tốc độ kỷ lục của năm ngoái, tăng 17% lên 89.042 tấn. Giá trị xuất khẩu tăng 18% lên 207,6 triệu USD, đây là tháng cao thứ ba trong năm 2023. Tính chung 9 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu thịt lợn sang Mexico đã tăng 13% so với cùng kỳ năm trước lên 794.354 tấn, trị giá 1,68 tỷ USD; trong đó xuất khẩu nội tạng lợn tăng trưởng vượt trội, tăng 31% về khối lượng (117.945 tấn) và 40% về giá trị (220,4 triệu USD).
Xuất khẩu tăng trưởng mạnh mẽ ở các thị trường hàng đầu Honduras và Guatemala, xuất khẩu thịt lợn trong tháng 9/2023 sang Trung Mỹ tăng 34% so với tháng 9/2022 cả về khối lượng (9.507 tấn) và giá trị (29,6 triệu USD). Trong 9 tháng năm 2023, xuất khẩu sang khu vực này tăng 9% lên 89.061 tấn, giá trị tăng 15% lên 258,8 triệu USD. Ngoài Honduras và Guatemala, xuất khẩu sang El Salvador, Nicaragua và Costa Rica có xu hướng tăng cao.
Xuất khẩu thịt lợn sang Cộng hòa Dominica đạt tốc độ kỷ lục, với lượng xuất khẩu trong tháng 9/2023 tăng 3% so với tháng 9/2022 lên 5.785 tấn và giá trị tăng nhẹ lên 17,4 triệu USD. Tính chung 9 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu sang DR tăng 23% về lượng (72.518 tấn) và 29% về giá trị (198,7 triệu USD). Ngoài nhu cầu thịt thăn của DR giảm mạnh mẽ, xuất khẩu nội tạng lợn đã tăng 95% lên 3.143 tấn, trị giá 5,9 triệu USD (tăng 148%).
Xuất khẩu thịt lợn của Mỹ 9 tháng sang các thị trường khác:
Nhu cầu thịt lợn Mỹ đã phục hồi ấn tượng ở Châu Đại Dương, xuất khẩu 9 tháng đầu năm 2023 tăng 80% so với cùng kỳ năm trước lên 57.615 tấn, do thịt lợn Mỹ tiếp tục chiếm lại thị phần từ Liên minh châu Âu. Giá trị xuất khẩu tăng 64% lên 202 triệu USD. Do những hạn chế về tiếp cận thị trường, hầu hết hàng xuất khẩu của Mỹ sang khu vực này là nguyên liệu thô để chế biến tiếp, nhưng các sản phẩm đã qua chế biến có giá trị gia tăng từ Mỹ cũng đã trở nên phổ biến ở cả Australia và New Zealand.
Xuất khẩu thịt lợn Mỹ tháng 9/2023 sang khu vực ASEAN giảm so với tháng 9/2022, nhưng tính chung cả 9 tháng đầu năm 2023 vẫn tăng 30% so với cùng kỳ năm ngoái đạt mức 52.471 tấn, với giá trị tăng 7% lên 124,4 triệu USD. Trong đó, xuất khẩu nhiều nhất sang Philippines (42.357 tấn, tăng 22%), Malaysia vươn lên vị trí số 2 với 3.935 tấn – tăng 1.500% . Xuất khẩu cũng có xu hướng tăng sang Việt Nam (3.714 tấn, tăng 43%) và Indonesia (581 tấn, tăng 38%).
Xuất khẩu thịt lợn Mỹ sang Đài Loan tiếp tục xu hướng tăng cao trong tháng 9/2023, tăng 184% so với tháng 9/2022 lên 736 tấn. Giá trị xuất khẩu tăng gấp đôi lên 2,1 triệu USD. Tính chung 9 tháng xuất khẩu sang thị trường này đã tăng gần 400% lên 14.775 tấn, với giá trị tăng gần 500% lên 47,5 triệu USD. Tuy nhiên, thịt lợn Mỹ gần đây đã gặp phải trở ngại do sự cố dán nhãn sai dẫn đến việc tăng cường kiểm tra thịt lợn nhập khẩu. Mặc dù không có vấn đề gì về an toàn thực phẩm, nhưng những phát hiện này đã gây ra dư luận tiêu cực không mong muốn đối với thịt lợn Mỹ, có khả năng làm giảm nhu cầu trong quý IV/2023.
Xuất khẩu nội tạng lợn trong tháng 9/2023 vẫn tăng trưởng tốt, mặc dù xuất khẩu sang thị trường hàng đầu Trung Quốc giảm đáng kể. Xuất khẩu trong tháng 9/2023 đạt 46.044 tấn, chỉ giảm nhẹ so với tháng 9/2022, trong khi giá trị xuất khẩu tăng 3% lên 108,7 triệu USD. Xuất khẩu nội tạng lợn 9 tháng đầu năm 2023 đạt mức kỷ lục 438.190 tấn, tăng 15% so với cùng kỳ năm trước, trong khi giá trị xuất khẩu tăng 13% lên 1,03 tỷ USD. Ngoài sự tăng trưởng ở Mexico và Cộng hòa Dân chủ Congo, xuất khẩu cũng có xu hướng tăng cao hơn sang khu vực ASEAN, Canada, Chile, Peru, Trinidad và Tobago và Đài Loan.
Giá xuất khẩu thịt lợn giết mổ trong tháng 9/2023 tương đương 61,94 USD/con, giảm 1% so với tháng 9/2022, trong khi mức trung bình 9 tháng tăng 5% lên 63,16 USD/con. Giá trị xuất khẩu bình quân đang ở tốc độ kỷ lục và tỷ trọng sản xuất xuất khẩu đang ở mức kỷ lục trong năm 2020-21. Xuất khẩu chiếm 28,1% trong tổng sản lượng thịt lợn trong tháng 9/2023 và 24% là thịt cắt miếng, tăng lần lượt 27,4% và 23,2% so với tháng 9/2022. Tỷ lệ 9 tháng là 29,4% trong tổng sản lượng (tăng từ 27,1%) và 25,2% đối với thịt cắt miếng (tăng từ 23,5%).
Xuất khẩu thịt bò sang châu Á giảm, sang Tây bán cầu tăng
Xuất khẩu thịt bò Mỹ trong tháng 9/2023 đạt 98.757 tấn, tương đương 795,5 triệu USD, giảm 15% về khối lượng và giảm 12% về giá trị so với tháng 9/2022 và là tháng đạt thấp nhất trong năm 2023. Tính chung 9 tháng năm 2023, xuất khẩu thịt bò Mỹ đạt 980.100 tấn, tương đương 7,49 tỷ USD, giảm 13% về khối lượng và giảm 18% về giá trị. Xuất khẩu thịt bò tiếp tục gặp khó khăn tại các thị trường châu Á, trong khi đó, xuất khẩu sang Tây bán cầu tăng trưởng tốt, dẫn đầu là nhu cầu mạnh mẽ ở Mexico.
Thịt bò của Mỹ xuất khẩu sang Mexico tháng 9/2023 tiếp tục tăng 7% so với tháng 9/2022 lên 16.435 tấn, với giá trị tăng 17% lên 93,9 triệu USD. Tính chung trong ba quý đầu năm 2023, xuất khẩu thịt bò sang Mexico tăng 15% lên 152.943 tấn, trị giá 867,4 triệu USD (tăng 24%). Mexico là thị trường hàng đầu về xuất khẩu phụ phẩm bò Mỹ tăng 16% lên 79.312 tấn, trị giá 227,4 triệu USD (tăng 22%).
Sự tăng trưởng mạnh mẽ ở Guatemala, Costa Rica, El Salvador và Nicaragua đã đẩy xuất khẩu thịt bò của Mỹ tháng 9/2023 sang Trung Mỹ tăng 24% so với tháng 9/2022, lên mức 1.779 tấn, trong khi giá trị tăng 49% lên 13,9 triệu USD. Tính chung 9 tháng, xuất khẩu sang khu vực này tăng trong khoảng 1% so với cùng kỳ năm ngoái cả về khối lượng (15.040 tấn) và giá trị (105,4 triệu USD), dẫn đầu bởi sự tăng trưởng sang Guatemala, Honduras, El Salvador và Nicaragua.
Khối lượng xuất khẩu thịt bò sang Canada trong tháng 9 tăng nhẹ 2% so với tháng 9/2022 lên 8.176 tấn. Nhưng giá trị xuất khẩu lại tăng mạnh 23% lên 79,7 triệu USD. Khối lượng xuất khẩu 9 tháng sang Canada tăng 1% lên 78.951 tấn, trị giá 663,8 triệu USD (tăng 4%).
Xuất khẩu thịt bò của Mỹ 9 tháng sang các thị trường khác:
Xuất khẩu thịt bò sang Châu Phi, hầu hết là phụ phẩm bò tăng mạnh, nhờ xuất khẩu sang Nam Phi tăng gần gấp đôi, xuất khẩu 9 tháng đạt 16.978 tấn, tăng 56% so với cùng kỳ năm trước, với giá trị tăng 25 % lên tới 20,5 triệu USD. Ngoài Nam Phi, xuất khẩu có xu hướng tăng cao sang Cote D’Ivoire, Gabon và Maroc. Mặc dù xuất khẩu thịt bò sang Cộng hòa Dominica giảm trong tháng 9/2023, nhưng vẫn đạt kỷ lục trong 9 tháng năm 2023, tăng 4% lên 7.286 tấn, với giá trị tăng 10% lên 80,6 triệu USD.
Xuất khẩu thịt bò sang Nam Mỹ nhìn chung có xu hướng giảm, chỉ có Peru tăng so với cùng kỳ năm trước. Xuất khẩu sang Colombia tháng 9 tăng 80% so với tháng 9/2022 lên 1.012 tấn, giá trị xuất khẩu tăng vọt 151% lên 5,4 triệu USD – là tháng đạt mức cao nhất trong năm nay. Xuất khẩu thịt bò sang Peru trong tháng 9 giảm nhưng xuất khẩu 9 tháng vẫn tăng 18% so với cùng kỳ năm ngoái lên mức 5.842 tấn, với giá trị tăng 6% lên 23,7 triệu USD.
Xuất khẩu thịt bò trong tháng 9 sang khu vực ASEAN giảm nhưng sang thị trường dẫn đầu là Indonesia lại tăng 22% lên 1.658 tấn, giá trị tăng nhẹ lên 7,6 triệu USD. Gần 40% kim ngạch xuất khẩu sang Indonesia là phụ phẩm bò.
Ngoại trừ Hồng Kông, xuất khẩu thịt bò trong tháng 9 sang các thị trường lớn ở châu Á đều giảm, trong đó sang Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc và Đài Loan giảm mạnh. Hàn Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu thịt bò lớn nhất của Mỹ, nhưng xuất khẩu sang Hàn Quốc 9 tháng vẫn giảm 15% so với mức kỷ lục của cùng kỳ năm ngoái đạt 188.652 tấn, giá trị xuất khẩu giảm 26% xuống còn 1,57 tỷ USD. Xuất khẩu sang Nhật Bản giảm 21% xuống 186.943 tấn, với giá trị giảm 26% xuống 1,39 tỷ USD. Xuất khẩu sang Trung Quốc cũng giảm 23% về lượng (146.327 tấn) và 27% về giá trị (1,23 tỷ USD) so với mức kỷ lục năm 2022. Xuất khẩu sang Đài Loan, vốn đã lấy lại đà tăng trưởng trong những tháng mùa hè, nhưng tháng 9 vẫn giảm, tính chung 9 tháng giảm 7% so với cùng kỳ năm ngoái xuống mức 48.081 tấn, trị giá 484,8 triệu USD (giảm 20%).
Xuất khẩu thịt bò của Australia đã phục hồi mạnh mẽ, với lượng hàng xuất khẩu 10 tháng năm 2023 tăng 24% so với cùng kỳ năm ngoái. Sự tăng trưởng này chủ yếu là từ xuất khẩu thịt bò ăn cỏ, vì xuất khẩu thịt bò ăn ngũ cốc tăng khiêm tốn hơn 6%. Xuất khẩu của Australia tăng mạnh sang Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan và Indonesia nhưng tiếp tục giảm sang Nhật Bản.
Giá xuất khẩu thịt bò tính theo đầu con giết mổ tăng mạnh trong tháng 9, chỉ giảm 2% so với tháng 9/2022 xuống còn 398,73 USD/con. Giá trung bình 9 tháng là 396,03 USD/con, giảm 15% so với mức kỷ lục của cùng kỳ năm 2022. Xuất khẩu chiếm 13,4% trong tổng sản lượng thịt bò trong tháng 9 và 11,1% là thịt cắt miếng, giảm lần lượt là 14,2% và 12,2% so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ trong 9 tháng là 14,2% trong tổng sản lượng (giảm từ 15,4%) và 11,9% đối với thịt bò cắt miếng (giảm từ 13,2%).
Xuất khẩu thịt cừu giảm
Xuất khẩu thịt cừu Mỹ trong tháng 9/2023 đạt tổng cộng 245 tấn, giảm 9% so với tháng 9/2022, trong khi giá trị xuất khẩu giảm 11% xuống 1,17 triệu USD. Xuất khẩu có xu hướng tăng cao sang vùng Caribe, bao gồm Trinidad và Tobago, Bahamas, Cộng hòa Dominica và Quần đảo Leeward-Windward, nhưng lại giảm sang Mexico và Canada. Tính chung 9 tháng, xuất khẩu thịt cừu giảm 5% xuống còn 1.872 tấn, trị giá 9,5 triệu USD (giảm 10%).
Nguồn: Vinanet/VITIC/euromeatnews
- thịt bò mỹ li>
- thịt lợn mỹ li> ul>
- 529 cơ sở chăn nuôi được công nhận an toàn đối với bệnh Dịch tả heo Châu Phi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất