[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Vắc xin thương mại NAVET-ASFVAC do công ty Cổ phần thuốc thú y trung ương Navetco (Navetco) sản xuất dự kiến có giá từ 34.000 – 36.000 đồng/ liều.
Ngày 3/6/2022, tại Hà Nội, Bộ NN&PTNT tổ chức Lễ công bố kết quả nghiên cứu, sản xuất thành công vắc xin phòng bệnh Dịch tả lợn châu Phi, vắc xin thương mại NAVET-ASFVAC do Navetco sản xuất. Sản phẩm là kết quả chuyển giao công nghệ giữa Trung tâm bệnh gia súc Plum Island (PIADC) – ARS – Mỹ và Công ty Navetco Việt Nam.
Sự kiện đánh dấu một dấu mốc quan trọng trong kỹ năng làm chủ công nghệ, nghiên cứu, sản xuất vắc xin, góp phần quan trọng trong công tác phòng chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi, tạo điều kiện cho ngành chăn nuôi phát triển và đảm bảo nguồn cung thực phẩm cho người dân.
NAVET-ASFVAC là vắc xin sống nhược độc, sản xuất từ virus Dịch tả lợn châu Phi được cắt bỏ gen do Hoa Kỳ chuyển giao
Ngay từ khi Dịch tả lợn châu Phi xuất hiện, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ NN&PTNT đã chỉ đạo triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống. Tổ chức nghiên cứu, sản xuất vắc xin.
Bộ NN&PTNT đã chỉ đạo Cục Thú y và các doanh nghiệp có tiềm năng, nguồn lực, kinh nghiệm như: Công ty Cổ phần thuốc thú y Trung ương Navetco, Công ty TNHH MTV AVAC, Công ty Cổ phần tập đoàn Dabaco phối hợp với các nhà khoa học của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ tiếp nhận giống virus vắc xin, công nghệ và nghiên cứu, sản xuất, đăng ký lưu hành vắc xin Dịch tả lợn châu Phi.
Việc nghiên cứu sản xuất vắc xin Dịch tả lợn châu Phi dựa trên quy định pháp luật Việt Nam, quy chuẩn thuốc thú y thế giới trong sản xuất vắc xin một cách tỉ mỉ, chắc chắn và thận trọng qua 3 giai đoạn. Giai đoạn 1: Nghiên cứu chọn tạo giống virus vắc xin được triển khai tại Hoa Kỳ; giai đoạn 2: Hợp tác, tiếp nhận chuyển giao giống virus Dịch tả lợn châu Phi để nghiên cứu, sản xuất vắc xin; giai đoạn 3: Kiểm nghiệm, khảo nghiệm và đăng ký lưu hành vắc xin.
Ngay sau khi tiếp nhận chủng virus Delta I 177 L vào tháng 9/2020, công ty Navetco đã khẩn trương triển khai nghiên cứu, trải qua 5 lần lặp lại trong phòng thí nghiệm và khảo nghiệm. Kết quả vắc xin 100% bảo hộ số lợn được công cường độc trong phòng thí nghiệm. Trong điều kiện sản xuất, vaccine bảo hộ trên 80% số lợn. Độ dài miễn dịch đạt 6 tháng đối với lợn thịt từ 8-10 tuần tuổi.
Tính đến thời điểm hiện tại, đã có 10.000 con lợn tiêm thử nghiệm. Đây là điểm khác biệt trong nghiên cứu, đánh giá chất lượng vắc xin Dịch tả lợn châu Phi so với các loại vắc xin thú y thông thường khác.
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến trao giấy chứng nhận lưu hành vắc xin dịch tả lợn châu Phi cho Công ty Cổ phần thuốc thú y Navetco
Phát biểu tại buổi Lễ công bố, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến cho biết, vắc xin Dịch tả lợn châu Phi NAVET-ASFVAC đáp ứng được các yêu cầu chuyên môn kỹ thuật, bảo đảm vô trùng, an toàn và hiệu lực, độ dài miễn dịch kéo dài 6 tháng. Từ đó, góp phần bảo vệ an toàn cho chăn nuôi, sản xuất lợn thịt.
“Đây là lần đầu tiên, Việt Nam sản xuất thành công vắc xin thương mại phòng dịch tả lợn Châu Phi. Kết quả thử nghiệm cho thấy tác dụng phòng bệnh của vắc xin rất tốt”, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nhấn mạnh.
Bên cạnh đó, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cũng cho rằng, tiềm năng xuất khẩu vắc xin Dịch tả lợn châu Phi của Việt Nam là rất cao, nhiều quốc gia đang quan tâm tới sản phẩm này. Dư địa xuất khẩu vắc xin phòng dịch tả lợn châu Phi được sản xuất tại Việt Nam sang các nước là rất lớn.
Theo Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, ông Marc E. Knapper, sự hợp tác, phối hợp giữa Hoa Kỳ và Việt Nam đã đem lại kết quả đáng mừng và mang ảnh hưởng lớn, qua đó tái khẳng định tầm quan trọng của mối quan hệ giữa hai nước khi chúng ta chung tay giải quyết vấn đề toàn cầu, như Dịch tả lợn châu Phi.
“Để đạt được thành tựu này là không dễ dàng. Các nhà khoa học đã dành hàng thập kỷ để nghiên cứu vắc xin Dịch tả lợn châu Phi. Việc chế tạo được vắc xin an toàn và hiệu quả là vô cùng phức tạp và đòi hỏi nhiều công sức của các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu và nhân lực trong lĩnh vực này và điều này cần được ghi nhận. Cống hiến của các Việt Nam với nền thú y và an toàn thực phẩm toàn cầu sẽ còn được biết tới trong nhiều năm nữa”, Đại sứ E. Knapper cho hay.
Cũng tại buổi Lễ công bố, TS. Trần Xuân Hạnh, Phó Tổng giám đốc Công ty Navetco chia sẻ: “Chúng tôi rất vui mừng về thành công này. Tổng kết lại toàn bộ quá trình thực hiện dự án, với sự tham gia của nhiều đơn vị thuộc ngành thú y, chúng tôi có thể tự hào nói rằng, thành công này là thành tựu của toàn ngành thú y. Nhìn rộng ra hơn nữa, đây còn là thành tựu của tất cả những người làm công tác trong lĩnh vực nông nghiệp Việt Nam. Thành quả này cũng là minh chứng chứng minh tính đúng đắn trong định hướng của Lãnh đạo Bộ NN&PTNT”.
Hiện nay, Navetco đã chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất cũng như kỹ thuật, con người để có thể sản xuất thành công vắc xin Dịch tả lợn châu Phi ngay khi nhận được giấy phép lưu hành của Cục Thú y. Với công suất hiện nay, một năm Navetco có thể sản xuất từ 40-50 triệu liều vắc xin Dịch tả lợn châu Phi cung cấp ra thị trường.
Sau khi được cấp phép sản xuất thương mại, số lượng, giá mỗi liều vắc xin khi tới tay người chăn nuôi là những yếu tố cần được tính toán thận trọng, sao cho phù hợp với mặt bằng giá vắc xin thú y tại Việt Nam, mà không làm khó cho người chăn nuôi trong bối cảnh giá thành sản xuất mỗi con lợn đang ngày một tăng, kèm theo đó là giá thức ăn chăn nuôi, vật tư đầu vào tăng.
Với việc cấp giấy chứng nhận lưu hành vắc xin Dịch tả lợn châu Phi thời điểm này, Việt Nam đang là quốc gia đầu tiên trên thế giới nghiên cứu, sản xuất và cấp phép lưu hành thương mại vắc xin Dịch tả lợn châu Phi.
Phạm Huệ
Vắc xin nhược độc đông khô, sản xuất dùng chủng virus Dịch tả lợn châu Phi nhược độc ký hiệu: ASFV-G-Delta-I 177L. Vắc xin được chế bằng cách nuôi cấy chủng virus G-Delta-I 177L trên môi trường tế bào PBMC. Vaccine an toàn có khả năng tạo miễn dịch tốt chống virus Dịch tả lợn châu Phi gây bệnh thuộc genotype II.
Thành phần:
-Virus Dịch tả lợn châu Phi nhược độc chủng ASFV-G-Delta-I 177L, chứa ít nhất 102,6 HAD50/ liều
– Chất ổn định: Sữa không kem
Cách dùng – Liều dùng:
- Cách pha vắc xin: Khi dùng, vắc xin được pha với dung dịch pha vaccine vô trùng đã làm lạnh, sao cho 1 ml vaccine (hoặc 2ml vaccine) chứa 1 liều v vắc xin đạt hiệu giá virus ít nhất 102,6 HAD50
- Đường tiêm: Tiêm bắp thịt
- Đối tượng tiêm: Heo con 8-10 tuần tuổi
- Quy trình tiêm: Tiêm 2 mũi. Tiêm lần đầu 1 liều vắc xin / con/ tiêm bắp thịt. Tiêm nhắc lại cùng liều sau mũi một từ 21-30 ngày.
Quy cách đóng gói: Chai 10 liều, 20 liều, 25 liều, 50 liều, 100 liều, 200 liều, 250 liều, 500 liều.
- Dịch tả lợn Châu Phi li>
- vắc xin dịch tả lợn Châu Phi li>
- NAVETCO li> ul>
1 Comment
Để lại comment của bạn
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
Tin mới nhất
T2,23/12/2024
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Cảm ơn các nhà khoa học đã cho người chăn nuôi lợn được yên tâm hơn khi tái đàn. Và giờ đây, tôi muốn mua thuốc thì mua ở đâu để hàng hóa chuẩn ngồn gốc? Thanks.