[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Bệnh Marek (MD) là một bệnh tăng sinh bạch huyết gây ra một mối đe dọa nghiêm trọng trong chăn nuôi gia cầm. Các chủng virus gây bệnh Marek (MDVs) liên tục tái xuất hiện, gây thiệt hại lớn về kinh tế cho ngành chăn nuôi gia cầm trên toàn thế giới, bất chấp chính sách quản lý hạn chế và tiêm phòng tập trung được áp dụng
Mệnh Marek gây thiệt hại 1-2 tỷ USD mỗi năm trên toàn thế giới
Nhìn lại một chặng đường dài chứng kiến những tiến bộ trong hiểu biết của chúng ta về MD và virusgây bệnh. Bất chấp sự tiến bộ vượt bậc này, MD vẫn tiếp tục đặt ra những thách thức lớn cho ngành chăn nuôi gia cầm trên toàn thế giới. Sự gia tăng độc lực liên tục và sự xuất hiện của các MDVs mới có khả năng gây ra bệnh tiêu bào cấp tính và tử vong sớm, chủ yếu thông qua các đặc tính hướng thần kinh của chúng, và đây có lẽ vẫn là một thách thức lớn trong tương lai.
Bất chấp việc tiêm chủng tích cực, các ổ dịch vẫn được phát hiệnở các khu vực khác nhau trên thế giới. Tại Ấn Độ thời gian vừa qua vẫn ghi nhận những vụ dịch MD được báo cáo từ các vùng trên cả nước, gây thiệt hại về mặt kinh tế. Mặc dù được cho là đã áp dụng tốt các biện pháp tiêm phòng, nhưng tỷ lệ chết của những đàn gà mắc MD vẫn lên tới 10-40%. Hầu hết các ổ dịch được phát hiện đều đã thực hiện tiêm phòng đầy đủ trong trại giống. Các virusthực địa được phân lập tại Ấn Độ chia làm 2 kiểu độc lực (vMDV) và độc lực cao (vvMDV) dựa trên trình tự gen cụ thể của huyết thanh và các in vivo gây bệnh. Sự xuất hiện của độc lực trong MDV được cho là do an ninh sinh học bị tổn thương, các bệnh ức chế miễn dịch đồng thời và sự thất bại trong tiêm chủng.
Dịch bệnh MD bùng phát tại các đàn đã được tiêm chủng tại Ấn Độ được thống kê gây thiệt hại khoảng 40 triệu rupe mỗi năm. Bởi vậy, việc xem xét lại chiến lược tiêm chủng hiện tại và sự cần thiết của việc đưa ra một loại vaccine mới có khả năng bảo vệ tốt chống lại các chủng có độc lực cao rất cần được coi trọng.
Ảnh: Các khối u, phù gan, gà liệt chân cho bệnh Marek gây ra.
Marek tại Việt Nam
Ở Việt Nam, hầu hết các đàn gà đều tuân thủ nghiêm ngặt việc tiêm phòng Marek từ trong trại giống. Tuy nhiên, vẫn có những ghi nhận về các ổ dịch trong các năm qua.
Năm 2007, Chi cục Thú y tỉnh Tiền Giang đã tiến hành tiêu hủy hơn 30.000 con gà mắc bệnh Marek. Đây là đàn gà có quy mô hơn 50.000 con, được nuôi khoảng 3 tháng tuổi. Thời điểm phát hiện bệnh, mỗi ngày đàn gà chết từ khoảng 300 -400 con, gây thiệt hại nặng nề về mặt kinh tế. Được biết tại thời điểm đó, chỉ riêng 3 xã nhỏ của huyện Chợ Gạo (Tiền Giang) đã ghi nhận khoảng 120.000 con gà mắc bệnh Marek.
Năm 2017, tại Hoài Đức, Hà Nội cũng đã ghi nhận 2.200 con gà được xét nghiệm cho kết quả dương tính với Marek và tiêu hủy khẩn cấp.
Đáng nói là ở cả 2 trường hợp này đều đã được tiêm phòng vaccineđầy đủ. Điều này làm dấy lên lo ngại về sự tăng trưởng độc lực của MDV ngoài môi trường cũng như công tác phòng bệnh cùng chất lượng vaccinehiện nay.
Thực trạng của vắc xin Marek hiện nay
Hiện nay, chưa có loại vắc xin nào làm sạch được hệ miễn dịch, các đàn gà ngừa vắc xin vẫn có thể bị nhiễm MDV độc lực cao và virus có thể nhân lên, tồn tại và bài thải từ biểu mô nang lông (FFE) lây nhiễm cho gia cầm khác góp phần làm gia tăng độc lực của các chủng virus thực địa, mức an toàn sinh học cao luôn luôn được duy trì để phòng phơi nhiễm sớm của gà đối với MDV. Các vắc xin Marek đa giá đang được sử dụng hiện nay như CVI988+ HVT cũng đang cung cấp sự bảo hộ cho trang trại, tuy nhiên virus thực địa ngày càng gia
tăng độc lực nên cần các vắc xin Marek cho hiệu quả và an toàn hơn đối với những khu vực có áp lực về Marek độc lực cao hay các đàn gà nuôi dài ngày, gà đẻ thương phẩm và gà giống có tỷ lệ mắc bệnh và biểu hiện lâm sàng khi đẻ đỉnh hay giữa giai đoạn đẻ.
Sau hơn 40 năm từ khi vắc xin Marek dòng cổ điển ra đời nhằm kiểm soát những thiệt hại về kinh tế do MDV gây ra nhưng không có loại vắc xin nào loại bỏ được virus gây bệnh khỏi hệ miễn dịch do đó virus vẫn lây truyền cho chăn nuôi gia cầm trên khắp thế giới và độc lực của virus càng ngày càng tăng độc lực. Một vắc xin hiệu quả cao và một chương trình thực hành an toàn sinh học tốt sẽ giúp trì hoãn sự phát triển của các chủng virus có độc lực cao hơn chính là giải pháp mà người chăn nuôi đang tìm kiếm.
RPEVEXXION RN – Giải pháp trong tương lai
Để đáp ứng nhu cầu của thị trường về một loại vaccine đảm bảo được cả 2 yếu tố an toàn và hiệu quả, vắc xin Prevexxion của tập đoàn thương hiệu Boehringer Ingelheim là dòng vắc xin công nghệ sinh học biến đổi gen với những ưu điểm nổi trội so với các dòng vắc xin từ trước gồm bảo hộ các chủng virus Marek độc lực rất cao.
Prevexxion là công nghệ đột phá của vắc xin Marek, không chỉ là Rispen, SB1 hay HVT.Prvexxion là 1 virus lai tạo ra từ 83% của CVI988 nguyên bản kết hợp với gen Marek dòng độc lực Md5 và RM1 được ổn định với việc chèn vào LRT. Gia cầm đã được chủng ngừa với Prevexxion Rn cho thấy không gây bệnh tích, không có dấu hiệu lâm sàng và cho kết quả an toàn, giảm sự bài thải và không gây suy giảm miễn dịch. Prevexxion Rn duy trì tính an toàn, ổn định và không phục hồi độc lực sau 5 lần cấy chuyển trên gà SPF.
Nghiên cứu lâm sàng đã được thực hiện để chứng minh hiệu quả của Prevexxion Rn:
- Bảo hộ khi công cường độc
- Miễn dịch bắt đầu có từ 4 ngày tuổi
- Miễn dịch kéo dài tương tự như vaccine serotype 1 cổ điển ngay cả đối với gia cầm nuôi dài ngày
- Hiệu quả cho gà khi tiêm trong trứng
Kết quả lâm sàng của Prevexxion Rn trên gà SPF
Liệu trình |
Tỷ lệ chết |
Trọng lượng cơ thể ở ngày 120 sau tiêm chủng |
|
0-14 ngày |
14-120 ngày |
||
Prevexxion Rn (Liều gấp 10 lần) |
0/48 |
0/48 |
1728 g* |
Đối chứng với vaccine giả định |
0/50 |
0/50 |
1751 g* |
Đối chứng vaccine giả định tiếp xúc với đàn gà chủng ngừa vaccine |
0/49 |
0/49 |
1749 g* |
*Không có sự khác biệt lớn (α <0,05)
Các nghiên cứu đã chứng minh Prevexxion cho bảo hộ vượt trội bệnh Markek so với hầu hết các vắc xin CVI 988 trên thị trường.
Phạm Huệ
Thông tin sản phẩm
Vắc xin PREVEXXION RN phòng bệnh Marek được phân phối bởi công ty TNHH Việt Pháp Quốc Tế (VIPHAVET)
Địa chỉ: Số 24, đường 26, KCN Sóng Thần 2, Dĩ An, Bình Dương.
Điện thoại: (0274) 3728 636 – Fax: (0274) 3728 638
Email: info@viphavet.com – Website: http://viphavet.com
- bệnh marek li>
- Vắc xin Marek li> ul>
8 Comments
Để lại comment của bạn
- Công ty TNHH Việt Nhật (Vinamilk) tuyển dụng nhiều vị trí nhân sự cấp cao
- Tập đoàn Hùng Nhơn và Tập đoàn Olmix (Pháp): Hợp tác chiến lược sản xuất sản phẩm chăn nuôi theo tiêu chuẩn Halal để xuất khẩu
- Giảm protein thô trong chăn nuôi lợn: Giải bài toán phát thải khí nhà kính trong chăn nuôi
- Seven Hills tìm kiếm các nhà đầu tư đối tác, đại lý, trang trại khu vực Miền Tây Mekong Delta
- Lý do quy mô chăn nuôi bò thịt giảm?
- Nghiên cứu đầu tiên về vi khuẩn nước bọt lợn cho thấy sự biến đổi cao
- Mỹ phát hiện ca nhiễm virus cúm gia cầm đầu tiên ở lợn
- Cargill đạt giải thưởng kép tại Vietstock Awards 2024
- Xuất khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu 9 tháng đầu năm đạt 753,14 triệu USD, giảm 15,8%
- Phát triển chăn nuôi hàng hóa, an toàn sinh học
Tin mới nhất
T3,05/11/2024
- Công ty TNHH Việt Nhật (Vinamilk) tuyển dụng nhiều vị trí nhân sự cấp cao
- Đồng Nai: Phát triển công nghiệp giết mổ sản phẩm chăn nuôi hiện đại
- Tập đoàn Hùng Nhơn và Tập đoàn Olmix (Pháp): Hợp tác chiến lược sản xuất sản phẩm chăn nuôi theo tiêu chuẩn Halal để xuất khẩu
- Giảm protein thô trong chăn nuôi lợn: Giải bài toán phát thải khí nhà kính trong chăn nuôi
- Seven Hills tìm kiếm các nhà đầu tư đối tác, đại lý, trang trại khu vực Miền Tây Mekong Delta
- Lý do quy mô chăn nuôi bò thịt giảm?
- Nghiên cứu đầu tiên về vi khuẩn nước bọt lợn cho thấy sự biến đổi cao
- Mỹ phát hiện ca nhiễm virus cúm gia cầm đầu tiên ở lợn
- Cargill đạt giải thưởng kép tại Vietstock Awards 2024
- Xuất khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu 9 tháng đầu năm đạt 753,14 triệu USD, giảm 15,8%
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Vắc xin marek 100 liều/lọ có bán không?
E cần mua vaccin marek ạ
Tôi muốn mua vaccin marek loại 100 liều có k ạ
Hiện tại cty có phân phối vacxin marek cho các đại lý tại cần Thơ không.
Tôi muốn mua vacxin này ở bình dương có không
Mua vaccine ở đâu ạ
Tôi muốn mua vacxin n này ở đâu?
Mình có liều 200, hay 500 không ạ, xuân lộc đồng nai mình có nhà phân phối chưa ạ?