Vài nét về ngành chăn nuôi bò sữa của tỉnh Lâm Đồng - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 66.000 - 67.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 67.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Yên Bái 66.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 64.000 - 66.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 65.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 66.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Ninh Thuận 64.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 63.000 - 65.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 65.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Bến Tre 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Bạc Liêu 64.000 đ/kg
    •  
  • Vài nét về ngành chăn nuôi bò sữa của tỉnh Lâm Đồng

    [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Lâm Đồng là tỉnh có điều kiện tự nhiên, thời tiết, khí hậu và đất đai, thổ những rất thuận lợi để phát triển chăn nuôi nói chung và chăn nuôi bò sữa nói riêng. Ngành chăn nuôi bò sữa ở Lâm Đồng được hình thành từ rất sớm.

    Trang trại nuôi bò sữa của Vinamilk tại tỉnh Lâm Đồng (Ảnh: Internet)

    Sự hình thành và phát triển chăn nuôi bò sữa

     Năm 1975, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành lập Trung tâm giống bò sữa Lâm Đồng với diện tích 2.800 ha tại xã Tu Tra, huyện Đơn Dương và đến năm 1983 đổi tên thành Nông trường bò sữa Lâm Đồng.

    Ngày 22/6/1978, Nông trưởng Bò sữa Lâm Đồng nhập 254 con bò sữa giống Holstein Friesian gốc Cu Ba và ngành chăn nuôi bò sữa được hình thành và phát triển đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi.

     Các chủ trương, chính sách tác động đến phát triển chăn nuôi bò sữa

    Thời gian qua, tỉnh Lâm Đồng đã ban hành những chủ trương, chính sách phù hợp giúp ngành chăn nuôi bò sữa phát triển, như: Chương trình phát triển chăn nuôi bò sữa, bò thịt và trâu thịt giai đoạn 2007-2010 theo Quyết định số 509/UBND ngày 30/01/2007; Quyết định số 237/2004/QĐ-UB ngày 22/12/2004 về quy hoạch một số điểm thu hút đầu tư phát triển trang trại sản xuất nông lâm kết hợp gắn với chăn nuôi bò sữa, bò thịt chất lượng cao giai đoạn 2004-2010; Chương trình chuyển đổi cơ cấu và chất lượng giống cây trồng, vật nuôi giai đoạn 2006-2010 theo Quyết định số 129/2005/QĐ-UBND ngày 21/6/2005, Chương trình nông nghiệp công nghệ cao theo

    Quyết định 1691/QĐ-UBND ngày 08/8/2011 về việc triển khai thực hiện Nghị quyết 05-NQ/TU về đẩy mạnh phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao giai đoạn 2011-2015. Thực hiện Nghị định số 58/2018/NĐ-CP ngày 18/4/2018 của Chính phủ, Lâm Đồng triển khai thí điểm bảo hiểm đối với bò sữa do Công ty Cổ phần Bảo hiểm

    Ngân hành Nông nghiệp (ABIC) thực hiện nhằm giúp cho người chăn nuôi hạn chế bớt những rủi ro, kịp thời khắc phục thiệt hại và nhanh chóng phục hồi chăn nuôi.

    Ngày 30/6/2016, UBND tỉnh Lâm Đồng ban hành Quyết định số 1422/QĐ- UBND về việc phê duyệt Đề án phát triển chăn nuôi bò sữa trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2016-2020; theo đó, Đề án đã hỗ trợ xây dựng mô hình chăn nuôi bò sữa, hỗ trợ công tác lai tạo giống bò sữa, công tác đào tạo tập huấn, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; bên cạnh đó, tỉnh Lâm Đồng đã ký thỏa thuận khung với Công ty Cổ phần sữa Việt Nam (Công ty Vinamilk), theo đó Công ty cam kết tiêu thụ trên 90% sản lượng sữa tươi cho nông dân; đây là cơ sở để nâng cao hiệu quả trong chăn nuôi bò sữa và phát triển bền vững.

    Thực trạng ngành chăn nuôi bò sữa tỉnh Lâm Đồng

    Về số lượng, cơ cấu đàn bò sữa: Tính đến tháng 3/2021, tổng đàn bò sữa trên địa bàn tỉnh đạt 24.231 con tại các huyện Đơn Dương, Đức Trọng, Lâm Hà, Di Linh, Bảo Lâm và thành phố Bảo Lộc. Hiện có khoảng 1.215 hộ, trang trại và 04 doanh nghiệp chăn nuôi bò sữa, đó là: Công ty Vinamilk, Công ty cổ phần sữa Đà Lạt, Công ty TNHH bò sữa Lâm Đồng, Công ty TNHH bò Kobe Việt Nam. Trong đó, chăn nuôi quy mô lớn là 04 trang trại (> 300 con), 81 trang trại chăn nuôi qui mô vừa (từ 30- 299 con), 754 trang trại qui mô nhỏ (từ 10-29 con) và 380 hộ chăn nuôi (>9 con); số hộ chăn nuôi với quy mô đàn dưới 5 con/hộ còn rất ít, do quy định của các đơn vị thu mua.

    – Về giống bò sữa: Thời gian qua, nhờ có nhiều chương trình, đề án, chính sách hỗ trợ mà công tác giống bò sữa đã được cải thiện rõ rệt, như: sử dụng tinh phân biệt giới tính, tinh cao sản để phối giống cho bò sữa nhằm đẩy nhanh đàn bò sữa nền và nâng cao năng suất, chất lượng sữa. Hiện nay, giống bò HF thuần chủng chiếm trên 90% tổng đàn và đã được nuôi thích nghi với điều kiện thời tiết, khí hậu và chăm sóc nuôi dưỡng của nông dân.

    Về nguồn thức ăn: Lâm Đồng là tỉnh có ngành sản xuất nông nghiệp phát triển với nhiều loại cây trồng khác nhau mà sản phẩm phụ có thể dùng làm nguyên liệu sản xuất thức ăn cho chăn nuôi bò. Các doanh nghiệp, trang trại và hộ chăn nuôi với số lượng lớn đã sử dụng máy liên hợp, phối trộn khẩu phần thức ăn hoàn chỉnh theo phương pháp TMR (Total mixing rotation) nhằm đảm bảo dinh dưỡng để tăng năng suất, chất lượng sữa.

    – Về ứng dụng công nghệ thông minh trong chăn nuôi bò sữa: Nghề chăn nuôi bò sữa trên địa bàn tỉnh đã được chú trọng và từng bước thay đổi phương thức chăm sóc, nuôi dưỡng, đầu tư cải tiến chuồng trại, cơ giới hóa trong chăn nuôi bò sữa và chuyển hướng chăn nuôi tập trung, đầu tư đồng bộ.

    Tại các doanh nghiệp, như: Công ty Vinamilk, Công ty Dalalmilk, Công ty Cổ phần bò Kobe Việt Nam, đã ứng dụng công nghệ vào sản xuất chăn nuôi, như: chuồng trại được đầu tư xây dựng theo công nghệ hiện đại, hệ thống mái được áp dụng công nghệ chống nóng bằng tôn lạnh với lớp nguyên liệu cách nhiệt, hệ thống máng uống tự động; hệ thống quạt tự động dựa vào cảm ứng nhiệt độ và độ ẩm chuồng nuôi để làm mát trong chuồng tạo tiểu khí hậu chuồng nuôi phù hợp với điều kiện phát triển chăn nuôi bò sữa, sử dụng hệ thống cào phân tự động, công nghệ xử lý phân, nước thải tiên tiến); sử dụng robot đẩy thức ăn tự động tại trại chăn nuôi bò sữa; mỗi con bò được gắn chíp điện tử gắn với máy tính và điện thoại để theo dõi tình trạng ăn uống, nghỉ ngơi của con vật; theo dõi tình hình sức khỏe, bệnh tật; theo dõi phát hiện động dục và sản lượng sữa để kịp thời điều chỉnh chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng, quản lý phù hợp; theo dõi phát hiện động dục và sản lượng sữa của bò; hệ thống massa tự động, nghe nhạc để kích thích tăng năng suất sữa.

    Về chăn nuôi hữu cơ: Chăn nuôi hữu cơ trên địa bàn tỉnh đã hình thành với có 02 trang trại chăn nuôi bò sữa của Công ty Cổ phần sữa Việt Nam; đó là: Trại chăn nuôi bò sữa Oganic tại Thị trấn Di Linh, huyện Di Linh với số lượng khoảng 300 con bò sữa và Trang trại Organic tại xã Tu Tra, huyện Đơn Dương với số lượng 718 con bò sữa.

    Sản lượng sữa và hệ thống tiêu thụ sữa tươi nguyên liệu

    Năng suất sữa bình quân đạt từ 20-22 lít/con/ngày, (6-7 tấn/chu kỳ), sản lượng sữa tươi khoảng 260 tấn/ngày; sản lượng sữa đạt 94.500 tấn/năm. Có trên 95% hộ chăn nuôi sử dụng máy vắt sữa nhằm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, tiết kiệm thời gian, nâng cao hiệu quả trong chăn nuôi bò sữa.

    Về liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm: Trên địa bàn toàn tỉnh có 03 chuỗi liên kết sản xuất chăn nuôi bò sữa gắn với tiêu thụ sản phẩm với 1.215 hộ dân và 4 doanh nghiệp, gồm: Công ty Cổ phần sữa Việt Nam (Vinamilk), Công ty TNHH TH Milk và Công ty Cô gái  Hà lan. Trong đó, Công ty Vinamilk thu mua khoảng 70%, Công ty FrieslandCampina VietNam (cô gái Hà Lan) thu mua khoảng 15% tổng sản lượng sữa và Công ty cổ phần sữa Đà Lạt (Dalatmilk) thu mua khoảng 10% tổng sản lượng sữa để chế biến sữa thanh trùng với quy mô nhỏ; 5% lượng sữa tiêu thụ tại chỗ trong dân chế biến sữa chua, với 15 trạm thu mua sữa tươi; có 01 Hợp tác xã và 02 tổ hợp tác thu mua sữa cung cấp cho công ty, gồm: Hợp tác xã bò sữa Đơn Dương (huyện Đơn Dương) , Tổ hợp tác Cao Nguyên (huyện Đức Trọng) và Tổ hợp tác Hà Lan (huyện Đức Trọng). Nhìn chung công tác tổ chức thu mua, tiêu thụ sản phẩm sữa tươi hoạt động có hiệu quả, các doanh nghiệp đã thu mua hết sản lượng sữa tươi sản xuất ra hàng năm cho người chăn nuôi.

    TÂM AN

    Đến năm 2025, nâng quy mô tổng đàn bò sữa đạt 30.000-35.000 con

    Xác định chăn nuôi bò sữa vẫn là một trong vật nuôi chủ lực để từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi; tiếp tục chọn lọc nâng cao chất lượng con giống và sản lượng sữa tươi, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm; phát triển chăn nuôi gắn với công tác liên kết, tiêu thụ sản phẩm nhằm nâng cao sức cạnh tranh; tăng thu nhập cho người chăn nuôi, bảo vệ môi trường sinh thái. Mục tiêu đến năm 2025, Lâm Đồng nâng quy mô tổng đàn bò sữa đạt 30.000-35.000 con; sản lượng sữa tươi đạt 130.000-135.000 tấn, chất lượng sữa tươi nguyên liệu đạt tiêu chuẩn an toàn theo quy định. Trên 95% sản lượng sữa tươi do nông dân sản xuất được các doanh nghiệp ký kết hợp đồng tiêu thụ. Thu hút đầu tư xây dựng mới 01 nhà máy chế biến sữa.

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.