[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Hiện nay, những quy định về quản lý giống trên thế giới rất chặt chẽ, được quy định theo Luật chăn nuôi hoặc Luật giống vật nuôi, được phân cấp quản lý cụ thể với những nguyên tắc nhất định. Giống không được quản lý tốt, an toàn thực phẩm khó thực hiện, do việc truy xuất nguồn gốc không thể làm được.
Nguyên tắc quản lý giống
Giống vật nuôi được quản lý thông qua tiêu chuẩn chất lượng (do Hội/Hiệp hội quy định hoặc theo tiêu chuẩn của Bang/Liên bang). Mỗi con giống đều được định danh thông qua các mã số (quốc gia, vùng, trang trại) để truy xuất nguồn gốc.
Tại Canada, Úc, Đức, việc quản lý nhận diện và truy xuất nguồn gốc gia súc tuân theo những yêu cầu sau: Tất cả bò và cừu phải được xác định bằng một thẻ chuẩn trước khi ra khỏi trang trại nơi chúng sinh ra: một con vật được sinh ra tại một trang trại, có thể được chuyển đến một trang trại khác để được xác định bằng thẻ chuẩn. Các mã số in trên thẻ chuẩn là duy nhất và tương ứng với một loài, không được áp dụng cho loài khác. Thẻ chuẩn phải được áp dụng trên con vật tại các trang trại mà mã số thẻ được phát hành, các nhà sản xuất không được mua thẻ chuẩn để bán hoặc cung cấp cho các trang trại khác.
Không ai được làm, bán/cung cấp thẻ số mà giống với thẻ chuẩn tránh gây nhầm lẫn. Gia súc và bò rừng có thể được di chuyển đến một trang trại gắn thẻ chuẩn để có thể được xác định một cách an toàn với thẻ đã được phê duyệt. Nghiêm cấm gửi, vận chuyển hoặc nhận con vật không mang thẻ chuẩn hoặc thẻ nhận dạng theo yêu cầu của Quy chế. Chỉ các nhà khai thác của cơ sở giết mổ mới được gỡ bỏ thẻ đeo hoặc thu hồi thẻ đeo từ một con vật giết mổ. Thẻ chuẩn hoặc thẻ đã duyệt có thể được gỡ bỏ khỏi thân thịt bán. Trong trường hợp con vật mất thẻ, người chăm sóc hoặc kiểm tra con vật đó phải thay thế nó bằng một thẻ đã được phê duyệt và ghi mới và nếu biết, ghi trùng số với thẻ trước. Trong trường hợp thẻ duyệt mới được áp dụng cho con vật hay thân thịt mang thẻ bị thu hồi, mã số của thẻ mới và các thẻ bị thu hồi phải được báo cáo cho người quản lý.
Mã số của thẻ đeo cho thân thịt gia súc, bò rừng bizon hay cừu cần phải được thông báo cho người quản trị trong vòng 30 ngày kể từ ngày bán thịt. Việc nhập khẩu gia súc, bò rừng bizon và cừu phải được báo cáo cho người quản trị trong thời hạn 30 ngày đối với gia súc, 60 ngày đối với bò rừng và bảy ngày cho cừu và heo. Gia súc nhập khẩu, bò rừng bizon và cừu phải được xác định với thẻ chuẩn của Canada trước hoặc ngay sau khi nhập khẩu trừ khi (a) chúng được nhập khẩu để giết mổ ngay lập tức hoặc (b) chúng đã mang một thẻ coi là tương đương với một thẻ duyệt của Canada. Xuất khẩu gia súc và bò rừng phải được báo cáo cho người quản trị trong vòng 30 ngày; trong thời hạn bảy ngày cho heo.
Một doanh nghiệp Đan Mạch giới thiệu mô hình lợn giống tại Việt Nam
Hiện nay, một số nước phát triển như Nhật, Úc, Mỹ, Canada, Đức,… họ đã và đang phát triển mạnh mẽ hệ thống theo dõi và quản lý đàn gia súc bằng gắn chip điện tử cho không chỉ đàn vật nuôi giống mà cho toàn bộ đàn gia súc, gia cầm. Lợi ích chính của việc gắn thẻ điện tử cho đàn gia súc (EID):
Nhận dạng gia súc có cả lợi ích trực quan và quản lý. Bằng cách xác định gia súc của từng cá thể với các thẻ tai gia súc, bạn (và những người khác) có thể dễ dàng xác định phân biệt giữa con vật này với con khác. Ngoài ra, có thể theo dõi lịch sử và năng suất của con vật sẽ giúp bạn xác định những con đang đạt năng suất tốt.
Sự cần thiết phải liên tục cải tiến phương thức quản lý và sản xuất góp phần vào việc sử dụng ngày càng phổ biến của thẻ điện tử ID/RFID trong ngành chăn nuôi. Thẻ EID nhỏ “giống như cúc áo” được đặt trong tai. Mỗi thẻ EID có 15 chữ số duy nhất được in trên đó và số cũng có thể được đọc bằng cách quét thẻ với đầu đọc EID. Những thẻ này được thiết kế đến hết đời con vật.
Sử dụng thẻ ID điện tử có nhiều lợi thế như cung cấp một hình thức xác định cho mỗi con vật. Đôi khi thẻ nhìn bị mất, do bị va chạm, v.v.., trong khi EID thẻ nhỏ và được thiết kế cho tỷ lệ duy trì cao.
Con vật có thể dễ dàng được xác định (bằng cách quét thẻ với một đầu đọc) thay vì phải nhìn số tai và hình xăm. Thẻ quét EID ngoài viết số EID là một lợi ích to lớn trong việc tiết kiệm thời gian và giảm thiểu sai sót. Khi gia súc đang được làm việc hoặc được dồn vào xe, thẻ EID của chúng có thể được quét trong khi chúng đang di chuyển.
Ở các quốc gia phát triển (Canada, Nhật Bản, Úc, Đức, …), tất cả các gia súc và gia cầm được quản lý theo một hệ thống đánh số độc nhất của từng cá thể trên toàn quốc, các số cá thể đó có mã số cụ thể cho từng con vật và từng trang trại để dễ dàng truy xuất nguồn gốc và được cấp chứng nhận và quản lý bởi ngân hàng dữ liệu quốc gia. Các con vật được quản lý bằng gắn thẻ điện tử. Tất cả các dữ liệu theo dõi sẽ được chuyển về các hiệp hội kiểm tra chất lượng và năng suất. Các hiệp hội này sẽ đánh giá và quản lý các chỉ số về di truyền của từng cá thể.
Công tác quản lý hành chính của các cơ quan nhà nước
Ở Anh, công tác quản lý vật nuôi được giao cho Cục Sự vụ Môi trường, Nông thôn và Thực phẩm. Họ có những quy định rất nghiêm khắc kiểm soát số nhận dạng, truy xuất nguồn gốc ngay cả khi chỉ nuôi 1 con vật cũng phải phải đăng ký với Cục. Trong khối liên minh Châu Âu-EU có hệ thống riêng của khối. Khối EU quy định về đánh số nhận dạng vật nuôi mục đích để kiểm soát các bệnh truyền nhiễm, truy xuất nguồn gốc thịt và các căn cứ về sức khỏe chung, quản lý và giám sát tiền đóng bảo hiểm vật nuôi.
Ở Úc, quản lý vật nuôi do Cục Nông nghiệp và Tài nguyên nước phụ trách. Tuy nhiên, mỗi tiểu bang lại có văn phòng riêng quy định phù hợp với điều kiện của tiểu bang đó. Công tác quản lý đàn vật nuôi luôn quan tâm đến các yếu tố biến đổi mùa vụ, dao động của thị trường và suy giảm kỳ hạn thương mại. Công tác đánh giá chất lượng giống vật nuôi được giao cho các văn phòng phụ trách và công bố rộng rãi định kỳ trên thông tin đại chúng (Thường theo Quý).
Quản lý giống vật nuôi và đánh giá chất lượng giống vật nuôi ở Mỹ được giao cho Cục Nông nghiệp Liên Bang (USDA). Trong Cục này có Trung tâm Luật Nông nghiệp Quốc gia, tất cả các công việc và hoạt động về nông nghiệp đều tuân theo luật. Công tác quản lý chất lượng giống vật nuôi do Văn phòng Cải tiến và Bộ gen động vật phụ trách, họ định kỳ đánh giá và công bố trên phương tiện thông tin đại chúng.
PGS.TS. Nguyễn Văn Đức
- giống lợn li>
- quản lý giống li> ul>
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Tập đoàn Nhật Sojitz khai trương nhà máy chế biến thịt bò mát 10.000 tấn tại Tam Đảo
Tin mới nhất
CN,22/12/2024
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất