Những ngày áp Tết, chúng tôi có dịp về xã Dương Thành – một trong bốn xã vừa hoàn thành các tiêu chí xây dựng xã nông thôn mới nâng cao của huyện Phú Bình (Thái Nguyên). Những con đường rộng, đẹp, nhiều ngôi nhà mới khang trang mọc lên san sát như tô thêm “bức tranh” tươi sáng của vùng quê này trước mùa Xuân mới. Đóng góp vào sự đổi thay đó là sự năng động trong phát triển kinh tế của người dân nơi đây, đặc biệt là việc duy trì và phát triển Hợp tác xã (HTX) Chăn nuôi ngựa bạch xóm Phẩm.
Chăn nuôi ngựa bạch ở xóm Phẩm. Ảnh tư liệu
Trăm năm ngựa bạch đến làng
Đã ngoài 80 tuổi, ông Dương Văn Ban, ở xóm Phẩm 2, xã Dương Thành, vẫn khỏe mạnh và tinh anh. Ông cho biết: Từ khi còn nhỏ, tôi đã thấy làng có ngựa rồi. Ngựa được chăn nuôi chủ yếu lấy sức kéo, thồ hàng, chở người đi giao dịch công việc. Mãi sau này, người dân mới biết thêm lợi ích của việc nấu cao, tăng thu nhập.
Ông Ban là một trong những người có thâm niên trong nghề buôn bán ngựa ở xã Dương Thành. Trên 20 năm, bước chân ông đã qua không biết bao nhiêu đường đèo, đồi núi để lựa chọn những con ngựa tốt nhất mang về bán cho người dân trong vùng.
Lúc bấy giờ, tại bãi đất rộng của làng hình thành chợ ngựa theo từng phiên. Chợ ngựa hoạt động vào các ngày 5 và 10 Âm lịch, nhân dân tập trung khá đồng đúc. Đến những năm 2000 thì chợ giải tán. Năm 2013, HTX Chăn nuôi ngựa bạch xóm Phẩm được thành lập với 45 thành viên. Một năm sau đó, làng Phẩm được đón bằng công nhận Làng nghề chăn nuôi và chế biến các sản phẩm từ ngựa.
Đến nay, HTX có 54 thành viên, nuôi gần một nghìn con ngựa. Từ khi thành lập HTX và được công nhận Làng nghề, làng Phẩm đã đi vào hoạt động chuyên nghiệp theo hướng chuỗi giá trị. Nhờ công nghệ phát triển, người dân còn chiết xuất được các loại thực phẩm chức năng như viên nén cao ngựa bạch, sirô mật ong phổi ngựa bạch…
Ông Dương Văn Xuân, Trưởng xóm Phẩm 2, cho biết: Xóm hiện có 165 hộ thì có trên 50% số hộ chăn nuôi ngựa. Thu nhập bình quân của người dân năm 2022 đạt gần 70 triệu đồng/người/năm, chỉ còn 2 hộ nghèo.
Rộn ràng làng nghề đón Tết
Làng nghề chăn nuôi và chế biến các sản phẩm từ ngựa hoạt động quanh năm nhưng dịp cuối năm thường tất bật hơn cả. Tới Làng nghề vào dịp áp Tết mới thấy hết không khí nhộn nhịp của nghề thịt ngựa, quay giò, nấu cao. Mùi vị đặc trưng của những mẻ cao ngựa tỏa ra ngào ngạt từ các gia đình.
Anh Dương Văn Huyên, Giám đốc HTX Chăn nuôi ngựa bạch xóm Phẩm, chia sẻ: Quá trình chế biến được một mẻ cao trước đây theo kiểu nấu truyền thống phải mất 4-5 ngày. Hiện nay, áp dụng phương pháp mới, nấu bằng nồi áp suất nên nhanh hơn, chỉ khoảng 2 ngày là được mẻ cao. Mỗi con ngựa nặng khoảng 200kg thì chế biến được khoảng 4-5kg cao, tương đương 40-50 triệu đồng.
Cùng với tập trung phát triển kinh tế, người dân trong làng Phẩm còn tích cực tham gia các phong trào chung, đặc biệt là xây dựng nông thôn mới. Là một trong những hộ có số lượng ngựa bạch lớn, gia đình anh Dương Văn Năng ở xóm Giàn vừa đầu tư trên 400 triệu đồng để mở rộng quy mô chuồng trại chặn nuôi.
Anh Năng cho biết: Để thuận lợi cho khách đến mua ngựa, gia đình tôi đã tự nguyện hiến trên 300m2 đất, mở rộng tuyến đường liên xóm, nhờ vậy việc phát triển chăn nuôi ngựa của gia đình tôi cũng như các hộ dân trong xóm phát triển hơn.
Ông Dương Văn Toàn, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy xã Dương Thành, cho biết làng Phẩm hiện có khoảng 400 hộ dân sinh sống. Trong đó, những hộ làm nghề chăn nuôi, chế biến sản phẩm từ ngựa bạch có thu nhập từ 100-120 triệu đồng/năm, đóng góp đáng kể vào sự phát triển chung của xã. Đặc biệt, sản phẩm cao ngựa bạch Trường Nguyên của HTX Chăn nuôi ngựa bạch xóm Phẩm đã đạt tiêu chuẩn OCOP 4 sao.
Văn Mưu (Phú Bình)
Nguồn tin: Báo Thái Nguyên
- ngựa bạch li> ul>
1 Comment
Để lại comment của bạn
- 529 cơ sở chăn nuôi được công nhận an toàn đối với bệnh Dịch tả heo Châu Phi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Ủa vậy hả._.