[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – “Ngành Chăn nuôi Việt Nam chuyển dịch sang quy mô lớn, đầu tư bài bản hơn, chuyên nghiệp hơn để ứng phó với các thách thức đang hiện hữu và tiềm ẩn của ngành. Nhân lực chất lượng cao là yếu tố then chốt”. Ông Nguyễn Văn Minh (ảnh) – Giám đốc Trung tâm Đào tạo và Tư vấn Vet24h, Nguyên giảng viên Khoa Thú y – Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã chia sẻ như vậy với Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
Có nhiều ý kiến cho rằng nhân sự cho ngành chăn nuôi và thú y đang thiếu và yếu. Ông có nhận định gì về vấn đề này?
Theo tôi, nhận định này là đúng, bởi trong vài năm trở lại đây, dịch bệnh và nhiều yếu tố khác đã làm ngành chăn nuôi thú y buộc phải thay đổi và đang tái cơ cấu rất mạnh mẽ, chuyển dịch sang quy mô lớn hơn, đầu tư bài bản hơn, chuyên nghiệp hơn cả về sản xuất và dịch vụ. Nhưng thực tế, nhân sự cho ngành chăn nuôi thú y lại đang có những bất cập giữa đào tạo, định hướng nghề nghiệp chưa theo kịp xu hướng dịch chuyển, phát triển của ngành.
Các trang trại tư nhân, hộ gia đình mạnh dạn đầu tư lớn sẵn sàng thuê đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn và tay nghề cao là các Bác sỹ thú y, Kỹ sư chăn nuôi để vận hành sản xuất của trại và trả lương cao, chia sẻ lợi nhuận nhưng vẫn thiếu trầm trọng vì không có người để tuyển, các bạn ra trường vẫn thích làm kinh doanh (sales) hơn, định hướng làm trang trại (farm) ít nên càng thiếu….
Ông Nguyễn Văn Minh trong một lần hướng dẫn mổ khám vật nuôi cho các học viên
Các công ty sản xuất TĂCN cũng chuyển đổi dần từ kênh đại lý sang tập trung bán trại lớn và phát triển hệ thống trang trại tự chăn nuôi, do đó cắt giảm nhân sự mảng thị trường (chỉ giữ lại nhân viên kinh doanh tốt mang lại sản lượng và doanh số), tăng cường tuyển dụng nhân sự làm kỹ thuật để tư vấn, hỗ trợ các trang trại của khách hàng và vận hành trại của công ty dẫn đến nhu cầu nhân sự kỹ thuật tăng lên.
Cùng với xu thế đó, các công ty thuốc và vaccine cũng phải chuyển đổi theo ngành chăn nuôi: kênh đại lý nhỏ lẻ giảm đi, kênh khách hàng trang trại, khách hàng công ty lớn tăng lên dẫn tới cắt giảm nhân sự kinh doanh thuần tuý, tăng nhân sự kỹ thuật có trình độ cao để hỗ trợ và tư vấn giải pháp cho khách hàng.
Sự thiếu hụt này là do đâu? Cách giải quyết vấn đề này như thế nào, thưa ông?
Vài năm gần đây, bên cạnh các tập đoàn, công ty lớn như CP, DABACO, GREENFEED, CJ, MAVIN… và đang đang có rất nhiều các nhân tố mới tham gia vào mảng chăn nuôi như: Thaco Agri, Tân Long, Hoàng Anh Gia Lai, Xuân Thiện, Olam International, AVG…. Do đó, nhu cầu nhân sự cho mảng kỹ thuật làm việc trong cáctrang trại của các công ty, tập đoàn là rất lớn và đòi hỏi trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cao và có kinh nghiệm vận hành sản xuất các trang trại quy mô lớn.
Đồng thời nhóm nhân sự tham gia trực tiếp và chiếm tỷ lệ >90% tại các trang trại là công nhân chăn nuôi cũng đang thiếu hụt trầm trọng, rất khó tuyển và không gắn bó lâu dài do những đặc thù của ngành như trang trại thường ở rất xa trung tâm, yêu cầu về an toàn sinh học nên ít được về nhà… mặc dù mức thu nhập tương đối tốt (từ 7 – 10tr/tháng, được hỗ trợ ăn ở).
Tất cả những điều trên dẫn tới thiếu hụt trầm trọng nhân sự các cấp: Quản lý kỹ thuật, quản lý trại, kỹ thuật trại … càng thiết hụt trầm trọng hơn các vị trí cấp trung và cấp cao như: Giám đốc kỹ thuật, giám đốc sản xuất, giám đốc sức khoẻ vật nuôi…nhóm nhân sự này ngày càng thiếu hụt và cực hiếm.
Việc đào tạo nhân lực cho ngành chăn nuôi thú y hiện nay cần phải làm gì, thưa ông?
Để có thể cải thiện chất lượng nhân sự ngành chăn nuôi thú y cần có sự vào cuộc của cả cơ sở đào tạo, người học và các công ty, doanh nghiệp như: Các cơ sở đào tạo cần tăng chất lượng đầu vào và kiểm soát chặt chẽ đầu ra; xây dựng và cải tiến chương trình đào tạo phù hợp với xu hướng phát triển của ngành; xây dựng các chương trình liên kết hợp tác với các công ty doanh nghiệp, mời họ tham gia vào quá trình thiết kế, xây dựng chương trình đào tạo hoặc tham gia vào quá trình đào tạo để bổ sung những kiến thức từ thực tiễn sản xuất cho người học…
Sinh viên Học viện Nông nghiệp Việt Nam tại sự kiện Ngày hội việc làm năm 2020
Hiện nay, mỗi năm các trường đào tạo ở miền Bắc cung cấp được khoảng 1500 nhân lực ngành chăn nuôi, thú y, thuỷ sản (trung cấp tới đại học). Trong đó, nhiều nhất là Học viện Nông nghiệp Việt Nam với khoảng >1000 sinh viên tốt nghiệp mỗi năm cho cả Chăn nuôi – Thú y và Thủy sản.
Các trường miền Trung, miền Nam ước tính cung ứng mỗi năm khoảng khoảng 800 – 1000 nhân lực (từ trung cấp tới đại học). Nhìn về mặt số lượng có thể đáp ứng phần nào nhu cầu của thị trường lao động. Nhưng thực tế có khoảng 60 – 70% sinh viên là nữ nên khó phù hợp cho các công việc như đi thị trường, kỹ thuật thị trường hoặc làm trang trại(sau một vài năm các bạn nữ thường có xu hướng chuyển đổi nghề nghiệp để phù hợp với cuộc sống gia đình).
Trong vài năm trở lại đây có khoảng 10% đi xuất khẩu lao động (Nhật, Hàn, Israel, Đan Mạch, Úc…), từ 1 – 2% mở phòng mạch thú cưng, 10 – 15% tự mở đại lý hoặc kinh doanh riêng, cùng với đó có khoảng 10 – 15% chuyển đổi làm bảo hiểm, bất động sản và bán hàng online. Lượng nhân sự còn lại làm nhân viên kinh doanh và kỹ thuật cho các trang trại, công ty. Thực tế, lực lượng tham gia trực tiếp vào chuỗi sản xuất chăn nuôi đang thiếu hụt trầm trọng.
1. Các cơ sở đào tạo cần tăng chất lượng đầu vào và kiểm soát chặt chẽ đầu ra. Hiện nay, đầu vào quá thấp ở một số trường đào tạo bác sỹ thú y và kỹ sư : chỉ cần xét học bạ hoặc tốt nghiệp cấp 3, thì khó có thể đào tạo được nguồn nhân lực chất lượng cao. Muốn đào tạo được nguồn nhân lực tốt có trình độ cần phải có đầu vào tương xứng. Đồng thời, chỉ tiêu tuyển sinh cần xây dựng cân đối dựa trên điều kiện cơ sở vật chất phục vụ đào tạo, đội ngũ cán bộ giảng viên và nhu cầu thị trường (kể cả cơ cấu về giới tính đối với ngành đào tạo).
2. Xây dựng và cải tiến chương trình đào tạo phù hợp với xu hướng phát triển của ngành (chăn nuôi quy mô lớn theo hướng công nghiệp hiện đại, quản lý sản xuất theo quy trình, theo chuỗi…). Do đó nội dung chương trình đào tạo phải cập nhật và gắn với nghề nghiệp sau này, cắt bỏ hoặc giảm tải các nội dung không cần thiết. Các chương trình đào tạo hiện này còn dàn trải, chưa có hướng chuyên sâu (hướng chuyên heo, hướng chuyên gia cầm, hướng chuyên gia súc…), thiếu những môn học đặc thù cho ngành như quản lý trang trại, quản lý vận hành sản xuất, quản lý sức khoẻ toàn đàn…Chương trình đào tạo ngành chăn nuôi, thú y còn nặng về lý thuyết, thiếu thực hành, thiếu cọ sát thực tế dẫn tới đầu ra chưa đáp ứng được yêu cầu công việc.
3. Tăng cường các hoạt động định hướng nghề nghiệp cho sinh viên từ khâu tuyển sinh. Trong suốt quá trình học để sinh viên lựa chọn và định hướng phát triển nghề nghiệp cho mình trong tương lai. Khi có định hướng phát phát triển nghề nghiệp, sinh viên sẽ có động lực và nỗ lực để học tập và rèn luyện chuẩn bị hành trang cho tương lại của mình.
4. Xây dựng các chương trình liên kết hợp tác với các công ty doanh nghiệp, mời họ tham gia vào quá trình thiết kế, xây dựng chương trình đào tạo hoặc tham gia vào quá trình đào tạo để bổ sung những kiến thức từ thực tiễn sản xuất cho người học. Hằng năm, Nhà trường và Doanh nghiệp cần ngồi lại để tổng kết, đánh giá và bổ sung, hoàn thiện chương trình, nội dung đào tạo phù hợp với thực tế sản xuất và xu hướng phát triển của ngành. Hiện nay nhiều trường đại học đã tăng cường hợp tác với các doanh nghiệp, nhưng mới chỉ dừng lại ở các hoạt động như trao học bổng, nhận sinh viên thực tập tại các trang trại, nhà máy, chưa có nhiều hoạt động liên kết trong đào tạo.
Sinh viên Trường Đại học Nông Lâm Huế dùng thử dụng cụ tiêm vắc xin không kim trong chăn nuôi heo
5. Hoạt động thực tập nghề nghiệp tại các tảng trại doanh nghiệp: Việc đưa sinh viên thực tập tại các nhà máy, trang trại cần phải có nội dung, chương trình phù hợp giữa định hướng nghề nghiệp của sinh viên với thực tiễn sản xuất, đề tài thực tập tốt nghiệp phải phản ánh được những điều sinh viên học được từ thực tế và ứng dụng nó vào trong sản xuất. Tránh việc sinh viên muốn phát triển chuyên sâu về ngành chăn nuôi heo nhưng phải đi thực tập ở trại bò, trại gà hoặc ngược lại, phải biến thời gian thực tập tốt nghiệp tại các cơ sở sản xuất là thời gian các em hoàn thiện chuyên môn, gắn với thực tế sản xuất để khi ra trường đi làm các em được làm đúng định hướng nghề nghiệp và phát huy năng lực đóng góp cho sự phát triển của ngành.
6. Các công ty, doanh nghiệp và trang trại cần tăng cường các hoạt động liên kết với các trường trong hoạt động đào tạo, tuyển dụng; chủ động phối hợp với các tổ chức của sinh viên tổ chức các hoạt động ngoại khoá giao lưu với sinh viên để chia sẻ định hướng nghề nghiệp, hỗ trợ phát triển kỹ năng, quảng bá hoạt động sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp. Thông qua đó lựa chọn cho mình những ứng viên tiềm năng phù hợp với nhu cầu và định hướng của doanh nghiệp.
7. Đối với các bạn sinh viên và các bạn Bác sĩ Thú y, Kỹ sư trẻ hiện nay
Họ đang thiếu định hướng, mục tiêu phát triển nghề nghiệp: Không biết học cái gì, học để làm gì và tương lai nghề nghiệp sẽ như thế nào; thiếu kỹ năng sống và không chủ động trong học tập – rèn luyện và thái độ hợp tác còn yếu: ngại dấn thân, ngại gian khổ….Chúng ta phải làm gì để không thất nghiệp trong môi trường tràn ngập cơ hội phát triển.
Hiện nay nhân sự có trình độ, tay nghề kỹ thuật đang khủng hoảng thiếu do phần lớn các bạn ra trường làm thích làm thị trường, thường không dùng nhiều kiến thức chuyên ngành được đào tạo, sau một thời gian chuyên môn mai một, trong khi đó nhân sự làm kỹ thuật mới ra trường còn non kinh nghiệm, thiếu thực tế. Có một thực trạng mà chúng ta phải nhìn nhận đúng đó là:
- Các bạn làm trong trang trại có thể làm tốt ở một khâu nhưng chưa chắc đã làm tốt được cả trại, các bạn làm trại nhỏ tốt nhưng trại lớn lại rất tệ do thiếu kinh nghiệm và kỹ năng.
- Các bạn có thể quản lý 1 trại được nhưng quản lý vài trại là gặp vấn đề do thiếu kỹ năng và kinh nghiệm quản lý.
- Các bạn có thể quản lý hệ thống nhỏ được nhưng hệ thống lớn lại không ổn đó thiếu trải nghiệm, thiếu kinh nghiệm và khả năng bao quát.
- Các bạn làm môi trường này tốt nhưng sáng môi trường khác lại không tốt do thiếu khả năng thích nghi và hòa hợp.
- Bên cạnh đó việc thiếu ngoại ngữ và làm việc thiếuchuyên nghiệp cũng làm giảm cơ hội phát triển cho các bạn trong tương lai.
Ông chia sẻ gì với các bạn trẻ khi xác định muốn gắn bó với ngành chăn nuôi, thú y?
Tôi vẫn hay chia sẻ với các bạn sinh viên và đồng nghiệp của tôi rằng “Yêu nghề – Nghề không phụ”. Các bạn hãy dấn thân, dành thời gian và công sức lao mình vào trại chăn nuôi, cơ sở sản xuất để làm…..làm ….làm và học từ thực tế sản xuất từ 3 – 5 năm. Phát triển dần từ công nhân kỹ thuật –> kỹ sư đứng chuồng –> phụ trách khu, quản lý trại. Các bạn sẽ có cơ hội phát triển lên các vị trí quản lý cao hơn.
Học ngoại ngữ để chủ động tìm kiếm thông tin và cập nhật kiến thức trong một thế giới phẳng không có giới hạn sẽ mang lại cho các bạn nhiều cơ hội thăng tiến và phát triển nghề nghiệp.
Không ngừng học hỏi từ những người giỏi có tâm, có chuyên môn cao vì những kiến thức và kinh nghiệm của họ sẽ giúp các bạn rút ngắn thời gian và bớt vấp ngã để trưởng thành hơn.
Kế hoạch của Vet24h để trở thành địa chỉ uy tín, tin cậy về đào tạo nhân sự ngành chăn nuôi thú y chất lượng cao?
Để chuẩn bị cho kế hoạch phát triển trong tương lai và phục vụ tốt hơn nhu cầu của khách hàng và đối tác, Vet24h tập trung vào việc tìm kiếm và xây dựng đội ngũ cán bộ đào tạo, chuyên gia, đồng thời cập nhật kiến thức chuyên môn liên tục để phục vụ và cung cấp các giải pháp phù hợp cho các đối tác.
Với hoạt động chính là đào tạo và tư vấn quy trình kỹ thuật, Vet24h mong muốn hợp tác với các công ty, doanh nghiệp nhằm nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ nhân viên, cập nhật những tiến bộ khoa học của ngành áp dụng vào sản xuất góp phần tăng năng suất và hiệu quả trong các hoat động sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp.
Để thích ứng với thời đại công nghệ số 4.0. Hiện nay, chúng tôi đang triển khai nền tảng cho đào tạo online, hoàn thiện chương trình – nội dung đào tạo phù hợp với thực tiễn sản xuất giúp cho người học và doanh nghiệp chủ động lên kế hoạch đào tạo của mình, tiếp tục chia sẻ chuyên môn và kiến thức thông qua website và fanpage của Vet24h để chia sẻ thông tin chuyên môn với cộng đồng.
Trân trọng cảm ơn ông về cuộc trò chuyện này!
HÀ NGÂN thực hiện
Hiện nay Trung tâm dịch vụ sức khoẻ động vật – VET24h tập trung triển khai các hoạt động
- Tổ chức đào tạo, tập huấn nâng cao chuyên môn về chăn nuôi, thú y cho cán bộ kỹ thuật của các trang trại, công ty, doanh nghiệp
- Tư vấn xây dựng quy trình chăn nuôi, thú y, an toàn sinh học và hiệu chỉnh các quy trình cho các hệ thống trang trại.
- Hỗ trợ xây dựng đội ngũ và tìm kiếm nhân sự cho các hệ thống
- Cung cấp các dịch vụ xét nghiệm – chẩn đoán, tư vấn giải pháp phòng chống dịch bệnh cho các trang trại.
- Hỗ trợ kết nối các dịch vụ về thuốc thú y, các chế phẩm sinh học – vaccine, các trang thiết bị và dụng cụ dùng trong chăn nuôi, thú y, thủy sản.
- Hỗ trợ triển khai nghiên cứu thử nghiệm đánh giá sản phẩm, ứng dụng, tư vấn và chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật về Chăn nuôi, thú y, thủy sản.
- vet24h li>
- nhân lực li>
- Nhân lực ngành Chăn nuôi Thú y li> ul>
1 Comment
Để lại comment của bạn
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Bình Phước: Chuẩn bị heo thịt cho thị trường tết
- Đề xuất kéo dài miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
Tin mới nhất
T3,24/12/2024
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Bình Phước: Chuẩn bị heo thịt cho thị trường tết
- Đề xuất kéo dài miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Tôi muốn được tập huấn nâng cao tay nghề, chuyên môn