[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Ngày 28/10/2017, tại Hà Nội, Viện Chăn nuôi tổ chức lễ kỷ niệm 65 ngày thành lập (1952-2017).
Viện Chăn nuôi được thành lập năm 1952, trải qua nhiều lần thay đổi tổ chức. Sau hơn nửa thế kỷ hoạt động, Viện Chăn nuôi trở thành một cơ sở chọn tạo giống vật nuôi hàng đầu của nước ta. Cùng với các phương pháp chọn tạo giống truyền thống, Viện đã làm chủ được các công nghệ chọn tạo giống hiện đại. Nhờ đó Viện đã chọn lọc, lai tạo được hàng chục loại vật nuôi khác nhau với nhiều chủng loại dòng, giống, tổ hợp lai có năng suất và chất lượng cao đáp ứng được nhu cầu đa dạng của sản xuất.
Cho đến nay, Viện đã trở thành một địa chỉ tin cậy cung cấp các giống vật nuôi tốt nhất đối với các doanh nghiệp, chủ trang trại và bà con nông dân trong cả nước. Mỗi năm Viện cung cấp từ hàng trăm ngàn đến hàng chục triệu con giống lợn, gia cầm, dê, cừu, thỏ có khả năng sinh trưởng và sinh sản cao, cùng với đó là hàng triệu liều tinh trâu bò đông lạnh cọng rạ được chuyển giao cho các tỉnh thành phố, chiếm 65-70% thị phần tinh bò thịt, bò sữa của cả nước.
Nhiều nghiên cứu về giống, dinh dưỡng, quy trình chăn nuôi của Viện Chăn nuôi được ứng dụng thực tiễn, góp phần đưa ngành chăn nuôi Việt Nam phát triển
Trong 5 năm gần đây (2012-2017) Viện đã có 41 tiến bộ kỹ thuật được Bộ NNPTNT công nhận, trong đó có 5 dòng, giống lợn mới, 12 dòng gà, 6 dòng ngan, 8 dòng vịt mới, 4 tổ hợp lai đà điểu, 5 tổ hợp bò lai hướng thịt đã được ứng dụng vào thực tiễn sản xuất với quy mô lớn và có hiệu quả kinh tế cao.
Cùng với việc đầu tư nghiên cứu chọn tạo các giống mới, trong những năm qua, Viện đã triển khai thành công việc bảo tồn hơn 70 nguồn gen vật nuôi bản địa, các giống động vật quý hiếm, nhờ đó mà hơn 40 giống bản địa đã tránh được sự tuyệt chủng và đã được khai thác, phát triển trong sản xuất. Đồng thời với sự thành công trong lĩnh vực di truyền giống, lĩnh vực nghiên cứu về dinh dưỡng và thức ăn chăn nuôi, lĩnh vực nghiên cứu cơ bản, cũng đạt nhiều kết quả to lớn.
Trong những năm qua, Viện đã có khoảng 30 dự án hợp tác với trên 26 nước và 15 tổ chức quốc tế như Mỹ, Nga, Pháp, Bungaria, Hungary, Trung Quốc, Séc, Nauy, Thụy Điển, Đan Mạch, Anh, Pháp, Nhật, Hàn Quốc, Argentina, Estonia…, cùng nhiều hợp tác với các trường Đại học Wagenigen (Hà lan), Liege và Gembloux (Bỉ), Gottingen (Đức), New England (Úc), Trung tâm Hợp tác quốc tế về nghiên cứu nông nghiệp vì sự phát triển (CIRAD, Pháp), Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA), Viện Chăn nuôi quốc tế (ILRI)…
Hợp tác quốc tế đã góp phần quan trọng nâng cao năng lực khoa học công nghệ trong toàn viện; tạo điều kiện cho các cán bộ khoa học trong nước có điều kiện tiếp cận nhanh với công nghệ mới.
Thông qua con đường hợp tác quốc tế, nhiều cán bộ khoa học của Viện đã được đào tạo, nhiều giống vật nuôi mới được du nhập vào Việt Nam, không chỉ làm phong phú thêm nguồn tài nguyên di truyền mà còn trực tiếp cung cấp vật liệu di truyền cho quá trình chọn tạo giống mới. Trong những năm tới, việc hợp tác sẽ được tập trung vào các lĩnh vực nghiên cứu mũi nhọn, có nhu cầu lớn như công nghệ sinh học, di truyền giống, môi trường, bảo tồn và phát huy đa dạng sinh học.
Không chỉ là nơi đầu ngành của cả nước về di truyền, chọn tạo giống vật nuôi, Viện Chăn nuôi còn được biết đến là cái nôi uy tín đào tạo cán bộ trình độ cao cho cả nước. Tính đến nay, Viện có đội ngũ cán bộ khoa học có trình độ cao, trong đó có trên 60 tiến sĩ, Giáo sư, PGS và gần 250 thạc sỹ c ùng với các cán bộ chuyên môn, kỹ thuật khác.
TS Nguyễn Thanh Sơn nhấn mạnh, Viện chăn nuôi có sự trường tồn và vươn lên như vậy là do có sự đùm bọc của nhân dân; sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước; có sự dẫn dắt của các thế hệ lãnh đạo, cùng với đó là sự cống hiến của nhiều nhà khoa học như BS Phan Đình Đỗ, BS Tô Luận, PGS TS Trần Thế Thông, GS TS Nguyễn Văn Thưởng, PGS TS Nguyễn Thiện… những thế hệ mà tri thức và nhân cách trong sáng của họ cả đời bồi đắp cho những giá trị khoa học đến hôm nay. Chúng ta mãi mãi tri ân và biết ơn họ. Thế hệ hôm nay hiểu rằng không có viên gạch đầu tiên thì không có những bức tường vững chắc, không có bước chân mở đường thì không có đường đi…
Phát huy những thành tích đã đạt được, trong giai đoạn tiếp theo, Viện Chăn nuôi quốc gia sẽ tiếp tục đổi mới, sáng tạo, nâng cao hơn nữa chất lượng hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ. Các nghiên cứu phải thiết thực, gắn với thực tiễn quản lý của ngành, giải quyết các vấn đề mà ngành và địa phương đang đặt ra; đi đầu trong việc nghiên cứu, phổ biến, ứng dụng các công nghệ hiện đại, công nghệ 4.0 trong lĩnh vực chăn nuôi, nhằm góp phần cải tiến, tăng năng suất và hiệu quả kinh tế chăn nuôi.
Cùng với đó, viện sẽ tích cực tham gia phản biện và đóng góp xây dựng phát triển ngành chăn nuôi, phục vụ có hiệu quả chương trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Đẩy mạnh các hoạt động hợp tác quốc tế trong nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực; nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ khoa học của Viện.
Ông Vũ Văn Tám, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT khẳng định Viện Chăn nuôi, đã đạt được những thành tích đáng tự hào góp phần sự phát triển Nông nghiệp nói chung và chăn nuôi nói riêng. Vai trò là đơn vị đầu ngành nghiên cứu về chăn nuôi, qua nhiều thời kỳ, các kết quả nghiên cứu về giống, dinh dưỡng, các giải pháp quy trình chăn nuôi của Viện đã được áp dụng vào thực tiễn chăn nuôi, góp phần đưa ngành chăn nuôi phát triển như hiện tại. Thời gian tới, trước các thách thức về biến đổi khí hậu và dịch bệnh gia tăng, Viện chăn nuôi càng phải nỗ lực giải quyết những vấn đề của ngành, đi đầu trong cải tiến sản xuất và là cầu nối thiết thực giữa nhà quản lý, nhà khoa học và doanh nghiệp.
Ông Phan Xuân Dũng, Chủ nhiệm ủy ban các vấn đề Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội khẳng định, thế giới đang ngày càng có nhiều sự khác biệt do Khoa học công nghệ tạo nên. Viện Chăn nuôi đã làm được nhiều điều không tưởng thành hiện thực. Từ một quốc gia chúng ta phải đi nhập các con vật nuôi thì giờ chúng ta đã tự sản xuất được và còn xuất khẩu. Chúng ta chúc mừng các thế hệ nhà khoa học với tình yêu và tri thức của mình đã biến những điều không tưởng thành hiện thực.
TS Nguyễn Thanh Sơn, Viện trưởng Viện Chăn nuôi nhận cờ thi đua đơn vị xuất sắc của Bộ NN&PTNT.
Nhiều tập thể, cá nhân của Viện được tặng bằng khen vì có thành tích cao trong nghiên cứu khoa học.
Với sự nỗ lực phấn đấu không ngừng và những thành quả đã đạt được, trong suốt chặng đường 65 năm, Viện Chăn nuôi đã được Đảng, Nhà nước, Quốc tế tặng nhiều danh hiệu cao quý như Huân chương Độc lập hạng Nhất, Hai, Ba; Huân chương Lao động hạng Nhất, Hai, Ba; Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng cấp Nhà nước và hàng chục giải thưởng Bông lúa Vàng, Giải thưởng quốc tế cho các sản phẩm KHCN của Viện.
Cũng trong lễ kỷ niệm 65 năm thành lập, Viện chăn nuôi vinh dự được nhận cờ thi đua xuất sắc của Bộ NN&PTNT.
P.V
- viện chăn nuôi li>
- tin tức trong ngành li>
- ngành chăn nuôi việt nam li> ul>
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Tập đoàn Nhật Sojitz khai trương nhà máy chế biến thịt bò mát 10.000 tấn tại Tam Đảo
- Ảnh hưởng của nguồn cung cấp natri không chứa clo
- Lượng ngô nhập khẩu 11 tháng năm 2024 tăng gần 33%
- Nuôi lợn đen bản địa ở Nà Mu
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 17/12/2024
- Roadshow giới thiệu triển lãm Petfair Vietnam 2025
- Toàn Thắng Corp: Mãnh liệt tinh thần, khát vọng Việt
Tin mới nhất
T5,19/12/2024
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Tập đoàn Nhật Sojitz khai trương nhà máy chế biến thịt bò mát 10.000 tấn tại Tam Đảo
- Ảnh hưởng của nguồn cung cấp natri không chứa clo
- Lượng ngô nhập khẩu 11 tháng năm 2024 tăng gần 33%
- Nuôi lợn đen bản địa ở Nà Mu
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 17/12/2024
- Tăng cường giám sát dịch bệnh động vật, mở rộng vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh
- Toàn Thắng Corp: Mãnh liệt tinh thần, khát vọng Việt
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất