[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Giá nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi (TACN) tăng cao trực tiếp tác động đến giá TACN thành phẩm, ảnh hưởng không nhỏ tới người chăn nuôi, giải pháp “hạ nhiệt” giá TACN lúc này đang là vấn đề được người chăn nuôi mong chờ nhất.
Tại Hội nghị trực tuyến bàn giải pháp thúc đẩy phát triển chăn nuôi lợn và tăng cường công tác quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi, do Bộ NN&PTNT tổ chức, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến chủ trì Hội nghị, diễn ra sáng ngày 18/3, các đơn vị có mặt đã cùng thảo luận, đưa ra những giải pháp gỡ khó cho ngành TACN.
Bộ NN&PTNT họp bàn giải pháp thúc đẩy phát triển chăn nuôi lợn và tăng cường công tác hoạt động sản xuất, kinh doanh TACN – Ảnh: Phạm Huệ
Giá nguyên liệu đầu vào tăng kỷ lục
Giai đoạn từ năm 2015 đến 2020, giá nguyên liệu TACN trong nước tương đối ổn định, thậm chí có thời điểm giảm dần, tuy nhiên giá bắt đầu tăng và tăng liên tục từ tháng 10/2020 đến nay do ảnh hưởng của dịch Covid-19, đặc biệt tăng mạnh trong đầu năm 2022, do hạn chế nguồn cung.
Theo Ông Tống Xuân Chinh, Cục Phó Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT), việc giá nguyên liệu TACN của thị trường quốc tế tăng giá kỷ lục là do tăng giá năng lượng, mà chủ yếu là do hậu quả của xung đột giữa Nga – Ukraine đã gây khó khăn và thách thức lớn cho ngành chăn nuôi nói chung, chăn nuôi lợn nói riêng.
So với cùng kỳ tháng 3/2021, giá nguyên liệu TACN tháng 3/2022 đều tăng, trong đó tăng mạnh nhất là nhóm ngũ cốc: Ngô hạt 10.200 đ/kg (tăng 29,3%), khô dầu đậu tương 16.500 đ/kg (tăng 33,4%), DDGS (bã ngô) 10.300đ/kg (tăng 23,1%), lúa mì 9.850 đ/kg (tăng 49,5%). Dự kiến giá nguyên liệu vẫn duy trì và tăng đến hết năm 2022
Giá chào hàng nguyên liệu nhập khẩu về Việt Nam giao hàng sau tháng 8: ngô khoảng 11.000 đ/kg, Khô dầu đậu tương trên 17.000 đ/kg.
Do giá nguyên liệu TACN tăng mạnh nên giá TACN công nghiệp (TACN thành phẩm) trong nước cũng tăng theo. So với cùng kỳ năm 2021, giá thức ăn cho lợn thịt xuất chuồng 12.500 đ/kg (tăng 18,4%); thức ăn cho gà thịt lông màu 13.400 đ/kg (tăng 24,5%); thức ăn cho gà thịt lông trắng 14.100đ/kg (tăng 29,8%).
Việt Nam không có lợi thế cạnh tranh trong sản xuất nguyên liệu ngũ cốc dùng trong chăn nuôi
Lĩnh vực sản xuất TACN trong nước phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu, do đó chịu ảnh hưởng trực tiếp từ biến động giá nguyên liệu TACN trên thế giới. Do nguồn nguyên liệu thức ăn tinh trong nước hạn chế, nên hàng năm Việt Nam phải nhập khẩu số lượng lớn nguyên liệu để sản xuất TACN công nghiệp.
Theo ông Phan Ngọc Ấn, Chủ tịch HĐQT kiêm Phó Tổng Giám đốc BaF Việt Nam, chất lượng nguồn nguyên liệu sản xuất TACN vẫn chưa được đảm bảo. Chúng ta chưa thực sự chú trọng tới vấn đề xử lý sau thu hoạch. Điều này dẫn tới việc các doanh nghiệp sản xuất TACN e ngại sử dụng nguồn nguyên liệu sẵn có trong nước.
Năm 2021, nước ta nhập khẩu 22.267 nghìn tấn nguyên liệu sản xuất TACN các loại, trị giá 9,07 tỷ USD. Cụ thể, cả nước cần trên 33 triệu tấn nguyên liệu thức ăn tinh, trong đó trong nước cung cấp được khoảng 13 triệu tấn (chiếm khoảng 40%), số còn lại từ nguồn nhập khẩu (22,3 triệu tấn), bao gồm cả nguyên liệu dùng cho thủy sản. Nhóm nguyên liệu cung cấp năng lượng (các loại hạt cốc: ngô, lúa mì, cám, tấm, sắn…) chiếm tỷ trọng trên 65%, tương đương 21 triệu tấn; nhóm nguyên liệu cung cấp đạm, gồm: đạm thực vật (khô dầu các loại, DDGS), đạm động vật (bột thịt xương, bột gia cầm, bột huyết, bột cá…) chiếm trên 27% tương đương 8,5 triệu tấn.
Để đáp ứng mục tiêu phát triển chăn nuôi tại Chiến lược phát triển ngành chăn nuôi giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 tại Quyết định 1520/QĐ-TTg ngày 6/10/2020 của Thủ tướng Chính phủ, đến năm 2025 và 2030 nhu cầu thức ăn tinh của cả nước sẽ là khoảng 37 và 44 triệu tấn. Như vậy, nguồn nguyên liệu thức ăn tinh trong nước sẽ vẫn tiếp tục phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu trong giai đoan 2021-2025 và các năm tiếp theo.
Giải pháp “cứu cánh” trong bối cảnh hiện nay
Theo báo cáo của Viện Chăn nuôi, tại Việt Nam chi phí thức ăn chiếm khoảng 80-85% giá thành chăn nuôi. Nếu áp dụng khoa học công nghệ để nâng cao chất lượng thức ăn, chỉ cần giảm được 3% chi phí về thức ăn cũng đã giảm được 2% giá thành sản phẩm chăn nuôi. Bên cạnh đó, giải pháp sử dụng nguồn thức ăn sẵn có tại địa phương và tối ưu khẩu phần ăn cho vật nuôi là cần thiết trong bối cảnh hiện nay để giảm chi phí đầu vào, nâng cao hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi.
Ông Phạm Công Thiếu, Viện trưởng Viện Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT) cho biết: “Phương pháp tự phối trộn được xem là giải pháp tình thế phù hợp với tình hình thị trường chăn nuôi hiện nay. Tùy theo nguồn nguyên liệu, phế phụ phẩm sẵn có tại từng địa phương, chúng tôi đưa ra những khẩu phần riêng cho từng vùng để bà con nông dân áp dụng, tự phối trộn TACN, lấy công làm lãi. Áp dụng biện pháp này, người nuôi vẫn có thể phát triển đàn lợn tốt mà vẫn đảm bảo được kinh tế. Đặc biệt, với việc tự phối trộn TACN, chúng ta hoàn toàn có thể kiểm soát được chất lượng thức ăn, nâng cao chất lượng thịt”, ông Thiếu chia sẻ.
Bên cạnh đó, theo nghiên cứu của Viện Chăn nuôi, việc sử dụng thóc, gạo lật (loại gạo chỉ xay bỏ vỏ trấu, chưa được xát bỏ lớp cám gạo) có thể thay thế được từ 40 – 60% tỷ lệ ngô trong khẩu phần ăn gia súc, gia cầm. Đây cũng là yếu tố góp phần hạ nhiệt giá thành trong bối cảnh giá ngô tăng cao như hiện nay, tối thiểu từ 400 – 1.000 đồng/kg.
Giải pháp giảm protein trong khẩu phần ăn cho lợn và gia cầm trên cơ sở cân đối các axit amin thiết yếu làm giảm chi phí thức ăn mà không làm giảm thành tích chăn nuôi, ngoài ra còn làm giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Kết hợp giải pháp giảm protein trên cơ sở cân đối các axit amin thiết yếu trong khẩu phần với giải pháp thay thế ngô bằng thóc nghiền sẽ giảm đáng kể giá thành thức ăn trong bối cảnh hiện nay, khi mà giá nguyên liệu ngô và đậu tương ngày càng tăng cao.
Tại một số mô hình chăn nuôi lợn thịt tại Tiền Giang, Lào Cai… việc áp dụng phương pháp sử dụng nguồn thức ăn sẵn có tại địa phương như cám dừa, cám gạo đã giúp người chăn nuôi giảm giá thành sản phẩm từ 3.000 – 5.000 đồng/kg tăng trọng. Mô hình chăn nuôi lợn bản địa áp dụng công thức tự phối trộn thức ăn từ nguyên liệu tự có ở Nghệ An, Thừa Thiên Huế đã giúp giảm chi phí thức ăn từ 10 – 15%/ nái/ năm so với thức ăn hỗn hợp thương mại.
Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến đặc biệt quan tâm tới kết quả nghiên cứu của Viện Chăn nuôi. Đây là biện pháp góp phần hạ giá thành sản phẩm từ 400 – 1.000đ/kg, được xây dựng thành công thức cụ thể cho từng nhóm vật nuôi như lợn thịt, lợn nái, gà đẻ lông màu.
Bên cạnh đó, Thứ trưởng cũng lưu ý người dân hợp tác xã và địa phương về khẩu phần thức ăn cho lợn giai đoạn mang thai nhằm giúp lợn nái đạt tỷ lệ sinh sản từ 26 – 30 con/năm. Nhiều mô hình phối trộn thức ăn cho lợn đen bản địa, lợn cỏ, lợn mẹo đã có hiệu quả và cần được nhân rộng trong thời gian tới.
Phạm Huệ
Khuyến cáo một số công thức tự phối trộn thức ăn chăn nuôi sử dụng các nguyên liệu sẵn có tại địa phương nhằm đảm bảo dinh dưỡng cho vật nuôi và hạ giá thành sản phẩm của Viện Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT).
- viện chăn nuôi li>
- tacn li> ul>
1 Comment
Để lại comment của bạn
- Sử dụng vắc xin AVAC ASF LIVE, chủ đại lý bán gần 1.000 tấn cám/tháng an tâm nuôi lợn
- Vỏ yến mạch đang ngày càng phổ biến trong dinh dưỡng gia cầm
- Ứng dụng chế phẩm vi sinh để xử lý bã dong riềng làm phân bón hữu cơ và thức ăn chăn nuôi
- Hải Dương sẽ thực hiện cấm chăn nuôi tại 270 khu dân cư ở các phường, thị trấn
- Giá trâu bò thấp, người chăn nuôi gặp khó
- Bà Rịa – Vũng Tàu: Tập huấn phòng, chống dịch bệnh động vật năm 2024
- Mavin nhận giải thưởng danh giá về Trách nhiệm xã hội
- Thiết lập và tăng cường lá chắn miễn dịch cho lợn
- Nuôi bò thịt tuần hoàn, giảm ô nhiễm môi trường, lợi nhuận tăng 29%
- 6 thành phần giàu chất xơ và lợi ích của chúng đối với người chăn nuôi gia cầm
Tin mới nhất
CN,17/11/2024
- Sử dụng vắc xin AVAC ASF LIVE, chủ đại lý bán gần 1.000 tấn cám/tháng an tâm nuôi lợn
- Vỏ yến mạch đang ngày càng phổ biến trong dinh dưỡng gia cầm
- Ứng dụng chế phẩm vi sinh để xử lý bã dong riềng làm phân bón hữu cơ và thức ăn chăn nuôi
- Hải Dương sẽ thực hiện cấm chăn nuôi tại 270 khu dân cư ở các phường, thị trấn
- Giá trâu bò thấp, người chăn nuôi gặp khó
- Bà Rịa – Vũng Tàu: Tập huấn phòng, chống dịch bệnh động vật năm 2024
- Mavin nhận giải thưởng danh giá về Trách nhiệm xã hội
- Thiết lập và tăng cường lá chắn miễn dịch cho lợn
- Nuôi bò thịt tuần hoàn, giảm ô nhiễm môi trường, lợi nhuận tăng 29%
- 6 thành phần giàu chất xơ và lợi ích của chúng đối với người chăn nuôi gia cầm
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Việt Nam ta có nhiều lúa gạo xuất khẩu sắn cũng khá dân ta.Các nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi cần tập trung SỬ DỤNG NGUỒN NGUYÊN LIỆU SẴN CÓ NÀY ĐỠ PHỤ THUỘC VÀO NƯỚC NGOÀI NHÁ.