[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Thời gian qua, Viện Thú đã thực hiện được nhiều đề tài nghiên cứu khoa học có giá trị, nhiều kết quả các đề tài nghiên cứu đã được đưa vào sản xuất và các vắc xin đã được ứng dụng trong cả phòng chống dịch bệnh. Các sản phẩm được công nhận là tiến bộ kỹ thuật đó là:
1. Quy trình chẩn đoán phân biệt bệnh xoắn khuẩn với bệnh do nhiễm Flatoxin trong thức ăn chăn nuôi. Việc áp dụng quy trình chẩn đoán phân biệt xoắn khuẩn với việc bệnh do nhiễm độc tố Aflatoxin trong thức ăn chăn nuôi ở lợn giúp các cơ quan chuyên môn, cán bộ thú y, người chăn nuôi có định hướng chẩn đoán chính xác bệnh, giúp rút ngắn thời gian chẩn đoán, từ đó đưa ra các biện pháp can thiệp hiệu quả, kịp thời, giảm thiệt hại về chi phí trong chăn nuôi. Trong đó, việc chẩn đoán sớm, chính xác bệnh sẽ giúp cho việc điều trị bệnh xoắn khuẩn hiệu quả hơn, đỡ tốn kém chi phí thuốc men điều trị.
2. Quy trình phòng trị bệnh sán lá sinh sản ở vịt. Đây là quy trình mới, lần đầu áp dụng ở Việt Nam. Các bước thực hiện quy trình đơn giản, kèm theo hình ảnh do sán gây ra rõ rang nên người thực hiện dễ dàng nhận biết. Quy trình không cần máy móc, thiết bị hiện đại, chi phí thực hiện thấp.
3. KIT chẩn đoán nhanh đồng thời các virus gây bệnh tai xanh (PPRS, dịch tiêu chảy cấp (PED), dịch tả lợn (CSF) và bệnh còi cọc do circo virus (PCV2). KIT lần đầu tiên sản xuất tại Việt Nam để phát hiện PPRS, CSFV, PEDV và PCV2. KIT được phát hiện nhanh cùng một lúc cả 4 loại virus trong cùng một mẫu bệnh phẩm là mẫu phân hoặc mẫu swab nên giảm được chi phí, thời gian và thuận tiện cho việc lấy mẫu, xét nghiệm mẫu trong công tác giám sát dịch bệnh hàng năm tại các Chi cục Chăn nuôi và Thú y các tỉnh. KIT chẩn đoán được sử dụng đơn giản, không yêu cầu cao với các thiết bị cơ bản.
4. Quy trình phòng bệnh nhiễm trùng huyết do vi khuẩn Riemerella anatipestifer gây ra trên vịt. Bệnh nhiễm trùng huyết do vi khuẩn R. anatipestifer là bệnh mới xuất hiện trên vịt ở Việt Nam trong những năm gần đây. Bệnh gây thiệt hại lớn về kinh tế cho người chăn nuôi. Tuy nhiên, công tác phòng chống bệnh này chưa được quan tâm đầu tư đúng mức. Đến nay, vẫn chưa có hướng dẫn các biện pháp kỹ thuật phòng chống riêng cho bệnh nhiễm trùng huyết trên vịt. Vì vậy, áp dụng quy trình này vào thực tiễn chăn nuôi là hết sức cần thiết, góp phần làm giảm thiệt hại do dịch bệnh trên vịt, tăng thu nhập cho người chăn nuôi.
Hương Giang
- Viện Thú y li> ul>
- Khởi công xây dựng trạm trộn thức ăn chăn nuôi tại KCN công nghệ cao Mebi Farm
- Hợp quy TĂCN: Nặng hình thức và tốn kém!
- Nâng tầm giá trị thương hiệu sản phẩm, hàng hóa Việt Nam: Cần gỡ bỏ nút thắt
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Bình Phước: Chuẩn bị heo thịt cho thị trường tết
- Đề xuất kéo dài miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
Tin mới nhất
T4,25/12/2024
- Đồng Nai: Heo hơi tăng giá, đảm bảo nguồn cung Tết Nguyên đán 2025
- Khởi công xây dựng trạm trộn thức ăn chăn nuôi tại KCN công nghệ cao Mebi Farm
- Hợp quy TĂCN: Nặng hình thức và tốn kém!
- Nâng tầm giá trị thương hiệu sản phẩm, hàng hóa Việt Nam: Cần gỡ bỏ nút thắt
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Bình Phước: Chuẩn bị heo thịt cho thị trường tết
- Đề xuất kéo dài miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất