[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo Cục Thú y, hiện nay Việt Nam có 12.501 sản phẩm thuốc thú y sản xuất trong nước và nhập khẩu; Thuốc thú y thủy sản là 1.592 sản phẩm sản xuất trong nước và nhập khẩu.
Đến nay, nhờ có những nghiên cứu thành công của ngành Thú y đã đưa tổng số sản phẩm thuốc thú y đăng ký lưu hành tại Việt Nam là 12.501 sản phẩm thuốc thú y sản xuất trong nước và nhập khẩu. Thuốc thú y thủy sản là 1.592 sản phẩm sản xuất trong nước và nhập khẩu, đáp ứng trên 80% nhu cầu thuốc thú y phòng, chống dịch bệnh trong nước.
Hiện đã có trên 1.145 loại thuốc thú y của Việt Nam được xuất khẩu đến trên 40 quốc gia, vùng lãnh thổ, với giá trị xuất khẩu trung bình hằng năm trên 22 triệu USD. Điều này khẳng định được uy tín cũng như chất lượng của thuốc thú y sản xuất trong nước.
Nếu như năm 2015, toàn quốc có 56 cơ sở sản xuất thuốc thú y đạt điều kiện thực hành quản lý tốt thuốc thú y (GMP), thì đến nay, đã có 75 cơ sở sản xuất thuốc thú y và 100% cơ sở sản xuất dược phẩm, vắc xin thú y đạt GMP.
Trong nhiều năm qua, ngành Thú y đã có hàng trăm công trình nghiên cứu khoa học nhằm sản xuất các loại vắc xin thế hệ mới. Trong đó, nhiều đề tài nghiên cứu nổi bật phải kể đến như:
Chế tạo thành công giống gốc để sản xuất vắc xin phòng bệnh lở mồm long móng (LMLM) cho gia súc và chế tạo vắc xin vô hoạt nhũ dầu phòng bệnh LMLM type O cho gia súc. Đây là lần đầu tiên Việt Nam sản xuất thành công vắc xin phòng bệnh LMLM type O, giúp phòng bệnh cho khoảng 20.000 gia súc mỗi năm, giảm hàng trăm tỷ đồng nhập khẩu vắc xin hằng năm.
Sản xuất vắc xin phòng hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản ở lợn (PRRS) do Học viện Nông nghiệp Việt Nam chủ trì đã tạo ra 209.340 liều vắc xin nhược độc, với quy trình sản xuất vắc xin ổn định.
Từng bước nghiên cứu Dịch tễ học theo chiều sâu một số bệnh chủ yếu như: Dịch tả lợn cổ điển, Dịch tả lợn Châu Phi, Cúm gia cầm, PRRS, LMLM…, tạo cơ sở khoa học chắc chắn, xây dựng biện pháp phòng, chống dịch bệnh hiệu quả.
Khống chế tốt một số bệnh: Dịch tả lợn cổ điển, Newcastle, Gumboro, Marek, Đậu… đã gây thiệt hại nặng cho ngành chăn nuôi.
Ngoài những thành công trong nghiên cứu, sản xuất vắc xin cho động vật trên cạn, nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực thủy sản đã từng bước làm chủ các khâu trong chuỗi sản xuất thủy sản từ khâu nuôi trồng, thức ăn, mô hình nuôi và chế biến.
Kim Thư
Những năm 90, ngành sản xuất thuốc thú y của Việt Nam chỉ có 14 cơ sở nhỏ, sản xuất 155 loại thuốc dược phẩm thông thường, chỉ đáp ứng được khoảng 5% nhu cầu cho công tác phòng chống dịch bệnh. Vắc xin và chế phẩm sinh học dùng trong thú y cũng chỉ có 3 đơn vị sản xuất 34 loại, chủ yếu là các loại vắc xin đơn giá, sử dụng giống gốc và quy trình sản xuất cũ.
Trung tâm Chính sách và Chiến lược nông nghiệp nông thôn miền Nam (SCAP) công bố năm 2015: Tổng giá trị thị trường thuốc thú y Việt Nam (bao gồm thuốc vắcxin, các loại hóa chất, chế phẩm sinh học…) sử dụng trong chăn nuôi vào khoảng 3.280 tỷ đồng, trong đó thuốc thú y cho gia cầm khoảng 920 tỷ, cho lợn khoảng 2.140 tỷ và cho bò khoảng 220 tỷ.
- thuốc thú y đăng ký lưu hành li>
- thuốc thú y li> ul>
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
- Từ 16/12, thuế suất hàng khô dầu đậu tương dùng làm thức ăn chăn nuôi được giảm xuống còn 1%
- Nghiên cứu axit amin chỉ ra tiềm năng cho chế độ ăn ít protein hơn
- Chuyển hướng nuôi bò nhốt chuồng vì hiệu quả cao
- Thị trường nhập khẩu ngô 10 tháng đầu năm 2024
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 19/11/2024
Tin mới nhất
T5,21/11/2024
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
- Từ 16/12, thuế suất hàng khô dầu đậu tương dùng làm thức ăn chăn nuôi được giảm xuống còn 1%
- Nghiên cứu axit amin chỉ ra tiềm năng cho chế độ ăn ít protein hơn
- Chuyển hướng nuôi bò nhốt chuồng vì hiệu quả cao
- Thị trường nhập khẩu ngô 10 tháng đầu năm 2024
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 19/11/2024
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất