Chiều 25/4 (giờ địa phương), tại Trụ sở Bộ Ngoại giao, Ngoại thương và Tôn giáo Argentina ở thủ đô Buenos Aires, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Argentina, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã tham dự Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam – Argentina.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ dự Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam – Argentina
Đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam, đại diện các bộ, ngành, doanh nghiệp Việt Nam đã tham dự diễn đàn. Về phía Argentina có Quốc vụ khanh phụ trách các vấn đề kinh tế, quốc tế của Bộ Ngoại giao, Ngoại thương và Tôn giáo Argentina, bà Cecilia Todesca Bocco; lãnh đạo Bộ Kinh tế, các bộ, ban, ngành, lãnh đạo các hiệp hội, Phòng thương mại và doanh nghiệp, doanh nghiệp Argentina.
Phát biểu tại diễn đàn, Quốc vụ khanh Cecilia Todesca Bocco chia sẻ, trao đổi thương mại và sự bổ trợ của nền kinh tế hai nước đã đóng góp cho việc tăng cường quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại song phương trong thời gian qua. Trong 5 năm qua, trao đổi kim ngạch thương mại hai nước đã tăng trưởng 54%. Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ 6 của Argentina với xuất khẩu đạt 3,2 tỷ USD và nhập khẩu từ Việt Nam 1,24 tỷ USD.
Về cơ cấu của thương mại, xuất khẩu của Argentina sang Việt Nam tập trung vào mặt hàng đỗ, ngô; nhập khẩu từ Việt Nam chủ yếu là các sản phẩm công nghiệp, giày dép, cao su, máy móc…
Còn nhiều dư địa hợp tác
Bà Cecilia Todesca Bocco đánh giá hai nước còn nhiều dư địa hợp tác. Argentina có thể bổ sung rất nhiều những mặt hàng xuất khẩu sang Việt Nam để mở rộng và đa dạng hóa hơn quan hệ kinh tế, thương mại. Do đó, hai nước cần phải thúc đẩy hợp tác giữa các tỉnh, thành, các bộ, ngành.
Về phía Argentina đã tổ chức nhiều đoàn sang Việt Nam, trong đó có đoàn 32 doanh nghiệp đại diện trong các lĩnh vực sản xuất thịt, hoa quả có múi và thực phẩm.
Bà Cecilia Todesca Bocco cho rằng Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam – Argentina là nỗ lực hợp tác mà các cơ quan chức năng đã thúc đẩy trong nhiều năm qua mà còn là nơi để hai bên cùng định hướng cho quan hệ hợp tác trong 50 năm tới. Bà cho biết tham dự diễn đàn có các doanh nghiệp Argentina trong ngành công nghiệp thực phẩm, thép carbon, mỏ, phân bón, dược phẩm…
Argentina đang tiên phong trong lĩnh vực công nghiệp thực phẩm và có thể hỗ trợ Việt Nam trong về máy móc nông nghiệp. Các sản phẩm thịt đã có mặt tại Việt Nam nhưng còn khiêm tốn do Việt Nam tập trung chủ yếu tiêu dùng thịt lợn. Vì vậy, việc thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực này có lợi cho cả hai bên.
Đề cập cơ chế Khối Thị trường chung Nam Mỹ (MERCOSUR), bà Cecilia Todesca Bocco cho biết Argentina đang là Chủ tịch luân phiên cơ chế này và đang thúc đẩy trao đổi thông tin với Việt Nam.
Việt Nam – Argentina có nhiều tiềm năng trở thành điểm trung chuyển hàng hóa
Phát biểu tại diễn đàn, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương cho biết, kể từ khi thiết lập quan hệ đối tác toàn diện vào năm 2010, quan hệ Việt Nam – Argentina đã có những bước phát triển ấn tượng, lĩnh vực kinh tế – thương mại trở thành điểm sáng trong quan hệ song phương.
Về thương mại, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước liên tục gia tăng qua từng năm, từ 378 triệu USD năm 2007 lên 4,88 tỷ USD năm 2022, đưa Argentina trở thành đối tác thương mại lớn thứ 5 của Việt Nam tại châu Mỹ và ngược lại, Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ 6 của Argentina trên phạm vi toàn cầu.
Đặc biệt, Argentina đang là một trong những nhà cung cấp ngô và thức ăn chăn nuôi hàng đầu cho Việt Nam. Về đầu tư, hiện nay Argentina có 5 dự án, đứng thứ 122 trên 140 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư vào Việt Nam.
Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương nhấn mạnh, Việt Nam – Argentina mặc dù xa cách về mặt địa lý, nhưng lại có nhiều điểm tương đồng và có nhiều tiềm năng trở thành điểm trung chuyển hàng hóa, dòng vốn đầu tư kết nối với các nước trong khu vực cũng như trên thế giới.
Argentina, với vai trò là thành viên tích cực của MERCOSUR, sẽ là cửa ngõ để hàng hóa Việt Nam thâm nhập thị trường Nam Mỹ. Trong khi đó, Việt Nam sẽ luôn là cầu nối vững chắc để Argentina vào thị trường Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) cũng như châu Á – Thái Bình Dương.
Tuy nhiên, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương cũng cho rằng cộng đồng doanh nghiệp hai bên vẫn gặp phải những trở ngại do khoảng cách địa lý xa xôi, chưa có tuyến vận tải hàng hóa và hành khách trực tiếp dẫn đến thời gian vận tải và đi lại kéo dài, chi phí cao, cùng sự khác biệt về ngôn ngữ, tập quán kinh doanh…
Để tăng cường hơn nữa quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư giữa Việt Nam và Argentina và tận dụng cơ hội trong bối cảnh mới, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương đề nghị hai bên cùng trao đổi, quan tâm thúc đẩy đa dạng hóa các mặt hàng xuất nhập khẩu đã có truyền thống nhằm nâng cao kim ngạch và từng bước cân bằng cán cân thương mại song phương.
Cụ thể, Việt Nam mong muốn thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng thế mạnh, có chất lượng cao, phù hợp với nhu cầu thị trường Argentina như sản phẩm dệt may, da giày, nông thủy sản, đồ gỗ và nội thất, vật liệu xây dựng… Ở chiều ngược lại, Argentina tiếp tục xuất khẩu các mặt hàng ngô, đậu tương… với nguồn cung và giá thành ổn định vào Việt Nam.
Bên cạnh hợp tác thương mại, các cơ quan liên quan và doanh nghiệp hai nước xem xét, mở rộng hợp tác kỹ thuật và hợp tác đầu tư trong các lĩnh vực tiềm năng như nông nghiệp kỹ thuật cao, khai khoáng và sản xuất lithium, chế biến nông sản, công nghệ sản xuất khí hydro xanh nông nghiệp công nghệ cao, chế biến nông sản, công nghệ sinh học, y tế, năng lượng xanh, công nghệ AI phục vụ chuyển đổi số của mỗi nước để tạo sự hợp tác toàn diện, gắn kết lâu dài.
Việt Nam luôn hoan nghênh và sẵn sàng tiếp đón, tạo điều kiện cho cộng đồng doanh nghiệp Argentina vào tìm hiểu cơ hội kinh doanh và đầu tư tại Việt Nam, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương nêu rõ và mong muốn Việt Nam – Argentina thúc đẩy khởi động đàm phán Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và khối MERCOSUR. Thỏa thuận này sẽ tạo bước đột phá quan trọng để các doanh nghiệp của hai nước có được lợi thế cạnh tranh trong việc tiếp cận thị trường của nhau.
BT
Nguồn: Báo Chính Phủ
- Argentina li> ul>
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Bình Phước: Chuẩn bị heo thịt cho thị trường tết
- Đề xuất kéo dài miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
Tin mới nhất
T2,23/12/2024
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Bình Phước: Chuẩn bị heo thịt cho thị trường tết
- Đề xuất kéo dài miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất